Mặc dù tháng 9/2018 xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu suy giảm, nhưng nếu tính chung 9 tháng đầu năm 2018 thì kim ngạch nhóm hàng này đều tăng cả lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng mạnh trong những năm gần đây
- Cập nhật : 01/11/2018
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho thấy, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhựa liên tục tăng mạnh những năm gần đây từ 1,5% năm 2015 lên 14% năm 2017, đạt 2,5 tỷ USD và 9 tháng đầu năm 2018 đạt 2,2 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tính riêng tháng 9/2018, kim ngạch đạt 240,4 triệu USD, giảm 12,9% so với tháng 8/2018.
9 tháng đầu năm nay có 4 thị trường đạt kim ngạch trên 100 triệu USD là Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Hà Lan trong đó Nhật Bản là thị trường chiếm tỷ trọng lớn hơn cả tới 22% đạt 484,8 triệu USD, tăng 17,49% so với cùng kỳ, riêng tháng 9/2018 đạt 54,2 triệu USD, giảm 10,81% so với tháng 8/2018 nhưng tăng 16,87% so với tháng 9/2017. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là túi nhựa, nhựa gia dụng, đồ dùng trong văn phòng, trường học và vải bạt. Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nhựa của Nhật Bản hàng năm khoảng trên 10 tỷ USD. Do đó, đây sẽ là thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa tiềm năng nhất của Việt Nam.
Đứng thứ hai là thị trường Mỹ, chiếm 15,7% tỷ trọng đạt 348,7 triệu USD, tăng 24,86% so với cùng kỳ, riêng tháng 9/2018 kim ngạch xuất sang thị trường này chỉ có 35,7 triệu USD, giảm 21,82% so với tháng 8/2018 nhưng tăng 18,87% so với tháng 9/2017. Sản phẩm xuất sang thị trường này là nhựa dùng trong vận chuyển, đóng gói và nhựa gia dụng, túi nhựa và vải bạt.
Kế đến là thị trường Hàn Quốc và Hà Lan đều có tốc độ tăng trưởng trên 18%, đạt tương ứng 119,5 triệu USD và 114,4 triệu USD.
Nhìn chung, 9 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu sản phẩm nhựa đều tăng trưởng ở hầu hết các thị trường, đặc biệt hai thị trường Hongkong (TQ) và Ấn Độ tăng mạnh nhập khẩu sản phẩm nhựa từ Việt Nam. Cụ thể, Hongkong (TQ) tuy chỉ nhập 45,8 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 2,5 lần (tức tăng 150,36%), riêng tháng 9/2018 kim ngạch đạt 5,9 triệu USD, tăng 5% so với tháng 8/2018 và tăng gấp 2 lần (tức tăng 102,78%) so với tháng 9/2017. Thị trường Ấn Độ có tốc độ tăng gấp 2,4 lần (tức tăng 139,55) tuy chỉ đạt 31,3 triệu USD, riêng tháng 9/2018 đạt trên 5 triệu USD, tăng 17,61% so với tháng 8/2018 và tăng gấp 2,2 lần (tức tăng 116,81%) so với tháng 9/2017.
Ở chiều ngược lại, thị trường Thụy Sỹ lại giảm mạnh 29,14% tương ứng với 997,7 nghìn USD, riêng tháng 9/2018 thì kim ngạch cũng sụt giảm 45,23% so với tháng 8/2018 và giảm 56,26% so với tháng 9/2017.
Việc Việt Nam ký kết được các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng nhựa bao bì. Các đối tác đang chuyển dần đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận dụng chi phí sản xuất rẻ; thuế xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản và Châu Âu...được hưởng nhiều ưu đãi.
Nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nhựa tại thị trường châu Âu (EU), Nhật Bản vẫn ở mức cao, ngày càng ưa thích sản phẩm nhựa Việt Nam, nhất là sản phẩm ống nhựa và túi nhựa. Đây cũng là thị trường truyền thống, doanh nghiệp có khả năng thâm nhập tốt.
Đặc biệt, tại thị trường EU, sản phẩm nhựa Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá từ 8-30% như các nước. Doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa tăng cường mở rộng thị phần xuất khẩu sang thị trường châu Âu nhờ được hưởng lợi kép về giá thành và ưu đãi mức thuế nhập khẩu.
Dù có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng ngành nhựa Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ được biết đến như là một ngành kinh tế - kỹ thuật về gia công chất dẻo. Bên cạnh đó, ngành nhựa hiện nay mới chỉ chủ động được khoảng 20-25% nguyên liệu và hóa chất phụ gia đầu vào, còn lại phải nhập khẩu khiến hoạt động sản xuất bị phụ thuộc nhiều vào nước ngoài và doanh nghiệp khó tận dụng được ưu đãi thuế do quy định xuất xứ hàng hóa.
Việc phát triển thị trường xuất khẩu cũng gặp nhiều trở ngại. Hiệp định CPTPP không có sự tham gia của Mỹ khiến việc xuất khẩu vào thị trường này phải chịu thuế chống bán phá giá, khó cạnh tranh với sản phẩm nội địa.
Nhật Bản tuy là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành nhựa Việt Nam nhưng lại có những yêu cầu khắt khe về chất lượng hàng hóa mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có khả năng đáp ứng được do thiếu thông tin và kinh nghiệm. Nhiều nước trên thế giới bao gồm Mỹ, EU cũng đã thông qua lệnh cấm với những sản phẩm nhựa bảo quản thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường.
Thị trường xuất khẩu sản phẩm từ chất dẻo 9 tháng năm 2018
Thị trường | T9/2018 (USD) | +/- so với T8/2018 (%)* | 9T/2018 (USD) | +/- so với cùng kỳ 2017 (%)* |
Nhật Bản | 54.299.753 | -10,81 | 484.892.088 | 17,49 |
Mỹ | 35.769.697 | -21,82 | 348.706.444 | 24,86 |
Hàn Quốc | 14.840.343 | -4,86 | 119.556.665 | 18,6 |
Hà Lan | 11.469.421 | -14,52 | 114.476.477 | 18,83 |
Đức | 8.429.870 | -21,71 | 90.846.946 | 5,08 |
Campuchia | 10.162.755 | -0,36 | 86.773.207 | 12,2 |
Trung Quốc | 9.903.835 | -20,05 | 81.807.507 | 85,65 |
Anh | 8.874.838 | -16,25 | 80.931.810 | 8,73 |
Indonesia | 8.830.934 | -7,01 | 77.574.516 | 8,02 |
Thái Lan | 5.084.156 | -4,07 | 49.081.098 | 26,02 |
Hồng Kông (TQ) | 5.971.575 | 5 | 45.859.118 | 150,36 |
Australia | 5.498.605 | -15,13 | 44.325.796 | 25,3 |
Philippines | 4.911.240 | 22,23 | 39.796.977 | -23,47 |
Pháp | 3.916.678 | -16,52 | 38.371.203 | -5,15 |
Đài Loan (TQ) | 4.292.656 | -12,5 | 38.054.922 | 7,35 |
Malaysia | 3.291.930 | -35,09 | 36.600.385 | 29,91 |
Canada | 3.616.403 | -24,33 | 32.213.389 | 26,96 |
Ấn Độ | 5.051.087 | 17,61 | 31.323.819 | 139,55 |
Ba Lan | 3.443.962 | -9,68 | 30.147.862 | 33,23 |
Myanmar | 2.264.809 | -19,18 | 27.469.605 | 5,2 |
Bỉ | 2.686.006 | -12,59 | 27.405.007 | 19,15 |
Italy | 1.075.508 | -30,34 | 16.321.495 | 1,52 |
Thụy Điển | 1.590.665 | -32,61 | 15.429.529 | -10,75 |
Tây Ban Nha | 1.745.179 | 4,17 | 15.143.637 | -19,58 |
Singapore | 2.066.748 | 45,32 | 13.977.504 | -4,26 |
Nga | 1.302.514 | -41,28 | 13.878.538 | 56,36 |
Đan Mạch | 1.582.975 | 1,42 | 12.241.982 | 27,36 |
Mexico | 1.851.917 | 44,39 | 11.544.857 | 15,42 |
Bangladesh | 304.900 | -19,91 | 9.106.748 | 44,82 |
New Zealand | 1.023.058 | -31,19 | 8.792.276 | 12,06 |
Lào | 1.201.741 | 76,84 | 8.634.345 | -28,16 |
UAE | 481.440 | -15,11 | 6.886.783 | -24,71 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 404.620 | -38,67 | 5.893.118 | 88,6 |
Phần Lan | 561.865 | 17,9 | 5.445.812 | 6,43 |
Ukraine | 368.116 | -42,3 | 3.926.780 | 71,81 |
Na Uy | 164.185 | -55,81 | 2.465.871 | 28,74 |
Thụy Sỹ | 72.665 | -45,23 | 997.754 | -29,14 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn