tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Thị trường xuất khẩu hạt tiêu 4 tháng đầu năm 2016

  • Cập nhật : 11/06/2016

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2016 cả nước xuất khẩu được gần 68.556 tấn hạt tiêu, đạt kim ngạch gần 556 triệu USD, tăng 25% về lượng và tăng 10,2% về kim ngạch so với cùng kỳ 2015. Giá tiêu đen xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm đạt 7.680 USD/tấn, giảm 1.100 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước; tiêu trắng 11.500 USD/tấn, giảm 1.084 USD/tấn.

thi truong xuat khau hat tieu 4 thang dau nam 2016

Thị trường xuất khẩu hạt tiêu 4 tháng đầu năm 2016

Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất tiêu thụ các loại hạt tiêu của Việt Nam, chiếm 24,92% trong tổng kim ngạch xuất  khẩu hạt tiêu của cả nước, đạt 138,55 triệu USD trong 4 tháng, tăng 18,73% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng sau thị trường chủ đạo Hoa Kỳ, là các thị trường sau: Ấn Độ đạt 39,48 triệu USD (tăng 18,66%); U.A.E đạt 38 triệu USD (giảm 7,62%); Đức 30,78 triệu USD (tăng 63%); Pakistan 25,07 triệu USD (tăng 179,7%); Ai Cập 22,2 triệu USD (tăng 12,64%); Hà Lan 19,81 triệu USD (giảm 25,18%); Philippines đạt 18,9 triệu USD (tăng 153,78%). 

Trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hạt tiêu tăng trưởng tốt cả về lượng lẫn giá trị. Dự báo năm nay nhiều khả năng xuất khẩu hạt tiêu lại đạt kỷ lục mới. Thế nhưng trong ngành hồ tiêu đang có những chuyện khó lý giải, đó là: lượng bán ra nhiều mà giá vẫn tăng và trồng tốt mà vẫn nhiễm Carbendazim.

Giá hạt tiêu trong nước đang liên tục tăng, trong khi thị trường trong nước và thế giới có những vấn đề không thích hợp cho việc tăng giá. Cụ thể, cách đây gần 2 tháng, giá tiêu đen ở Chư Sê – Gia Lai giảm xuống còn 130.000 đ/kg, nhưng sau đó liên tục tăng và hiện ở mức gần 180.000 đ/kg.

Giá tiêu liên tục tăng mạnh trong thời gian qua là rất khó lý giải, khi mà 2 thị trường lớn tiêu thụ nhiều hạt tiêu của Việt Nam là Singapore và Dubai đều đã sụp đổ, vỡ nợ. Giá tiêu XK thì giảm xuống (tháng 2 và tháng 3). Bên cạnh đó, trong tháng 4, các doanh nghiệp xuất khẩu rất nhiều hạt tiêu (trên 20.000 tấn), đồng nghĩa với việc nông dân bán ra nhiều, vậy mà giá vẫn liên tục tăng mạnh. Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) thử đưa ra một số giả thuyết để lý giải cho sự tăng giá tiêu nội địa: El Nino làm giảm sản lượng hạt tiêu ở nhiều nước; nhiều nước chưa vào vụ thu hoạch mới; hồi đầu vụ, nhiều hộ nông dân Việt Nam do cần tiền nên đã bán ra nhiều, khiến giá giảm chỉ còn 130.000 đ/kg, sau đợt đó chỉ còn những hộ có tiềm năng kinh tế tốt, vẫn trữ hạt tiêu và bán ra từ từ khiến cho giá tăng liên tục.

Đây chính là sự điều tiết chủ động của nông dân, nhất là những hộ đã có nhiều kinh nghiệm, có khả năng phân tích, dự báo thị trường và có cơ sở kinh tế vững vàng. Vì thế, giá hạt tiêu trong những năm tới khó giảm, kể cả khi sản lượng tăng nhiều do tăng diện tích ở nhiều địa phương (nhưng việc tăng mạnh diện tích về lâu dài sẽ gây ra những bất ổn khó lường).

Đến hết năm 2015, theo thống kê của 7 tỉnh sản xuất hồ tiêu lớn nhất (Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai và Quảng Trị), diện tích tiêu ở các tỉnh này đã là 86.216 ha. Giá tiêu XK dù có giảm so với hồi đầu năm và so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn ở mức cao. Dự báo của Hiệp hội Gia vị Mỹ (ASTA) cho hay giá tiêu trên thế giới sẽ tăng lên trong thời gian tới do hạn chế về nguồn cung.

Riêng trong năm 2016 này, nguồn cung hạt tiêu trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi El Nino, gây thiệt hại sản lượng ở nhiều nước, trong khi sản lượng tiêu Việt Nam không có biến động lớn. Những yếu tố này cũng sẽ hỗ trợ giá tiêu trong nước thời gian tới.

Chuyện khó lý giải khác là nhiều lô hàng bị các thị trường khó tính trả lại bởi phát hiện nhiễm dư lượng Carbendazim, đến nay vẫn chưa biết từ đâu. Vì vậy, các cơ quan chức năng, các nhà khoa học cần vào cuộc để tìm ra nguyên nhân thực sự gây ra tồn dư Carbendazim trong hồ tiêu hiện nay.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam - VPA dự báo, năm nay tiếp tục sẽ là một năm ngành Hồ tiêu gặp nhiều thuận lợi cả về giá và sản lượng. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng hiện nay ngành Hồ tiêu có thể gặp khó khăn về dài hạn do tăng trưởng nóng, mất kiểm soát.

Theo VPA, ngành Hồ tiêu đang trong giai đoạn tăng trưởng nóng. Diện tích trồng hồ tiêu của Việt Nam không ngừng được mở rộng, trung bình 10 – 20%/năm, dẫn đến nhiều rủi ro về giống, kỹ thuật, điều kiện tự nhiên…, bên cạnh đó giá hạt tiêu đang duy trì ở mức cao từ năm 2014 đến nay làm cho nông dân càng lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong việc chăm sóc nhằm tăng năng xuất. Chính vì vậy mà chất lượng hồ tiêu Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính.

Hiện nay Việt Nam chiếm 32% thị phần hồ tiêu thế giới; xếp thứ 2 là Ấn Độ chỉ khoảng 18% (đặc điểm tiêu dùng nội địa là chính); tiếp theo là Indonesia 16%. Tuy nhiên Việt Nam vẫn phải nhập hồ tiêu chất lượng cao để xuất vào thị trường Nhật, mặt khác sản phẩm của Việt Nam vào châu Âu cũng rất ít so với các nước khác. Thậm chí, các Hiệp hội Gia vị châu Âu, Mỹ, Canada đã nhiều lần cảnh báo về dư lượng thuốc BVTV trong hồ tiêu Việt Nam ngày một tăng. Hồ tiêu đang đứng trước nguy cơ lớn, cần được ngành Nông nghiệp quyết liệt xử lý, nếu không thời gian tới ngành Hồ tiêu sẽ không thể phát triển.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ xuất khẩu hạt tiêu 4 tháng đầu năm 2016

ĐVT: USD

Thị trường

4T/2016

4T/2015

+/- (%) 4T/2016 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

555.994.429

512.840.830

+8,41

Hoa Kỳ

138.550.082

116.689.012

+18,73

Ấn Độ

39.484.770

33.276.592

+18,66

Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

37.996.891

41.131.927

-7,62

Đức

30.775.431

18.869.950

+63,09

Pakistan

25.066.046

8.960.853

+179,73

Ai Cập

22.204.432

19.712.218

+12,64

Hà Lan

19.809.000

26.474.480

-25,18

Philippines

18.895.189

7.445.516

+153,78

Hàn Quốc

15.521.488

12.027.942

+29,05

Thái Lan

11.823.263

10.955.712

+7,92

Tây Ban Nha

11.101.148

16.761.010

-33,77

Nga

10.640.715

3.666.504

+190,21

Anh

10.118.787

9.235.376

+9,57

Nhật Bản

9.210.235

10.789.081

-14,63

Nam Phi

8.217.334

6.510.550

+26,22

Pháp

6.916.626

6.608.145

+4,67

Australia

6.358.844

5.740.206

+10,78

Thổ Nhĩ Kỳ

5.747.618

6.496.998

-11,53

Canada

5.677.504

4.320.713

+31,40

Malaysia

5.014.132

4.045.509

+23,94

Ba Lan

4.111.199

4.820.607

-14,72

Italia

4.065.354

3.532.327

+15,09

Singapore

3.769.288

57.981.876

-93,50

Ucraina

3.524.294

3.912.803

-9,93

Bỉ

2.187.501

2.613.499

-16,30

Cô Oét

1.295.753

1.645.757

-21,27



Theo Vinanet
Trở về

Bài cùng chuyên mục