Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Úc thông báo qui định mới của Úc về việc tăng cường tần suất kiểm tra hàng thuỷ sản nhập khẩu vào nước này.
Xuất khẩu xơ sợi đóng góp vào kim ngạch trên 300 triệu USD
- Cập nhật : 01/11/2018
Sau khi xuất khẩu tăng ở tháng 8/2018 thì nay sang tháng 9/2018 xơ sợi xuất khẩu giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 8,7% và 10,4% chỉ đạt 114,9 nghìn tấn, trị giá 311 triệu USD.
Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 9/2018 xuất khẩu xơ sợi thu về 2,9 tỷ USD, đạt trên 1 triệu tấn, tăng 10,4% về lượng và 14% trị giá so với cùng kỳ 2017.
Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường chủ lực xuất khẩu xơ, sợi dệt của Việt Nam, chiếm 63,8% tổng lượng nhóm hàng, trong đó Trung Quốc có lượng xuất cao nhất 574,8 nghìn tấn, trị giá 1,6 tỷ USD, tăng 6,86% về lượng và 10,36% trị giá so với cùng kỳ. Riêng tháng 9/2018 đã xuất sang 60,71 nghìn tấn, trị giá 170,4 triệu USD, giảm 10,06% về lượng và 10,95% trị giá so với tháng 8/2018.
Đối với thị trường Hàn Quốc đạt 123,2 nghìn tấn, trị giá 307,23 triệu USD, tăng 19,68% về lượng và 27,25% trị giá so với cùng kỳ.
Giá xuất bình quân sang hai thị trường này đều tăng, cụ thể Trung Quốc tăng 3,27% đạt 2839,34 USD/tấn; Hàn Quốc tăng 6,33% đạt 2.492,53 USD/tấn.
Đông Nam Á là thị trường có lượng xuất nhiều đứng thứ ba sau Trung Quốc và Hàn Quốc, đạt 76,67 nghìn tấn, trị giá 216,05 triệu USD, tăng 5,17% về lượng và 18,08% về trị giá so với cùng kỳ.
Ngoài ba thị trường chủ lực kể trên Việt Nam còn xuất sang Mỹ, Italia, Anh… Nhìn chung, 9 tháng đầu năm nay lượng xơ sợi xuất khẩu sang các thị trường đều tăng trưởng chiếm 75%, trong đó xuất sang thị trường Mỹ tăng vượt trội 89,53% về trị giá và gấp 2,1 lần về lượng (tức tăng 112,58%), tuy chỉ đạt 28,2 nghìn tấn, trị giá 34,87 triệu USD; thị trường với tốc độ tăng mạnh đứng thứ hai là Italy tăng 92,76% về lượng và 54,17% tri giá so với cùng kỳ, đạt tương ứng 2,2 nghìn tấn, trji giá 10,4 triệu USD; kê đến là thị trường Colombia tăng 65,74% về lượng và 85,21% trị giá, đạt 13,71 nghìn tấn, 37,83 triệu USD.
Về triển vọng thị trường theo Phó Tổng Thư ký VITAS, ngành sợi sẽ còn phát triển về quy mô hơn nữa với thị trường ngày càng rộng mở nhờ lợi thế của các FTA thế hệ mới. Cụ thể là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đều cắt giảm thuế xuất nhập khẩu sợi từ Việt Nam xuống 0%. Do đó, các DN sợi của Việt Nam đều được hưởng lợi lớn từ các ưu đãi thuế quan này. Bên cạnh đó, Hàn Quốc đã định hướng rất rõ trong chiến lược phát triển dệt may là mở rộng đầu tư sang Việt Nam, sản xuất sợi tại Việt Nam và xuất ngược về Hàn Quốc. Trong khi đó, Nhật Bản có định hướng không phát triển dệt may trong nước nữa nên các doanh nghiệp Nhật có xu hướng đặt hàng sợi của Việt Nam. Ngay cả Trung Quốc cũng mua sợi Việt Nam rất nhiều trong những năm gần đây.
Thị trường xuất khẩu xơ, sợi dệt 9 tháng năm 2018