Trong rổ hàng hóa xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2019, điện thoại và linh kiện dẫn đầu kim ngạch, đạt 19,71 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 5/2019 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là 3,7 tỷ USD, giảm 4,4% so với tháng 4/2019 – đây là tháng giảm thứ hai liên tiếp, số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam.
Xuất khẩu hạt tiêu liên tục sụt giảm
- Cập nhật : 10/08/2018
Hoạt động xuất khẩu mặt hàng hạt tiêu liên tục suy giảm cả về lượng, giá và kim ngạch. Trong nước, giá hiện đã xuống ở mức ngang giá thành sản xuất và có khả năng giảm tiếp khó tránh khỏi.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 6/2018 giảm tiếp cả về lượng và trị giá so với tháng 5/2018 – đây là tháng thứ 4 giảm liên tiếp, giảm lần lượt 4,6% và 6,2% tương ứng với 22 nghìn tấn; 70,5 triệu USD.
Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 6/2018, đã xuất khẩu 131,9 nghìn tấn, trị giá 452,6 triệu USD, tăng 5,2% về lượng nhưng giảm 36,3% trị giá so với cùng kỳ 2017.
Giá xuất bình quân trong 6 tháng đầu năm 2018 chỉ đạt 3.430 USD/tấn, giảm 61% so với 6 tháng năm 2017.
Hạt tiêu của Việt Nam đã có mặt trên 26 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Mỹ là thị trường xuất chính nhóm hàng này, chiếm 17,8% tổng lượng tiêu xuất khẩu của cả nước đạt 23,5 nghìn tấn, thu về 86,9 triệu USD, tăng 7,71% về lượng nhưng giảm 36,46% trị giá so với cùng kỳ.
Đứng thứ hai là thị trường Ấn Độ, mặc dù là quốc gia tiêu thụ tiêu lớn nhất trên thế giới, là nước sản xuất lớn thứ hai chỉ đứng sau Việt Nam, nhưng 6 tháng đầu năm 2018 Ấn Độ cũng phải nhập từ Việt Nam 11,6 nghìn tấn, chiếm 8,8% trị giá 39,2 triệu USD, tăng 58,44% về lượng nhưng giảm 2,16% trị giá. Kế đến là các thị trường Pakistan, UAE, Đức, Ai Cập, Hà Lan….
Nhìn chung, 6 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường phần lớn đều có lượng tăng trưởng chiếm 65,3%, nhưng kim ngạch hầu hết suy giảm chiếm 88,4%.
Đặc biệt, thời gian này Singapore và Ba Lan là hai thị trường tăng nhập khẩu tiêu từ Việt Nam với mức tăng đột biến gấp hơn 2 lần mỗi thị trường. Bên cạnh đó, giá xuất sang các thị trường đều sụt giảm, đây cũng là nguyên nhân khiến kim ngạch suy giảm ở các thị trường, trong đó giá xuất bình quân sang thị trường Pháp giảm nhiều nhất 47,07% ở mức 3659,13 USD/tấn; kế đến là thị trường Bỉ và Singapore đều đồng loạt giảm 45%... Ngược lại, xuất sang thị trường Nhật Bản có giá đắt nhất 5054,47 USD/tấn.
Thị trường xuất khẩu hạt tiêu 6 tháng 2018
Thị trường | 6T/2018 | +/- so với cùng kỳ 2017 (*) | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Hoa Kỳ | 23.571 | 86.992.736 | 7,71 | -36,46 |
Ấn Độ | 11.652 | 39.292.614 | 58,44 | -2,16 |
Pakistan | 6.860 | 22.467.573 | 28,58 | -26,77 |
UAE | 5.599 | 17.406.623 | -31,91 | -58,84 |
Đức | 4.843 | 19.108.254 | 19,37 | -31,25 |
Ai Cập | 4.652 | 12.976.084 | -15,98 | -50,33 |
Hà Lan | 3.754 | 16.975.612 | 15,19 | -26,27 |
Thái Lan | 2.931 | 12.691.108 | 11,96 | -31,1 |
Hàn Quốc | 2.865 | 10.430.173 | -21,1 | -52,85 |
Philippines | 2.503 | 6.957.826 | 7,98 | -30,44 |
Nga | 2.205 | 6.422.926 | -28,04 | -59,18 |
Anh | 2.124 | 9.621.600 | 0,09 | -40,22 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 1.574 | 4.604.361 | -42,66 | -62,98 |
Tây Ban Nha | 1.525 | 5.415.980 | -26,93 | -55,22 |
Nhật Bản | 1.481 | 7.485.663 | 30,48 | -27,06 |
Canada | 1.446 | 5.795.084 | 9,71 | -31,16 |
Nam Phi | 1.414 | 5.745.812 | 16,76 | -28,72 |
Singapore | 1.367 | 4.617.403 | 156,47 | 40,29 |
Pháp | 1.174 | 4.295.820 | 40,6 | -25,59 |
Australia | 1.135 | 5.155.083 | 48,75 | -1,73 |
Ukraine | 1.047 | 3.193.218 | 52,4 | -6,47 |
Ba Lan | 990 | 3.534.969 | 100,81 | 22,5 |
Malaysia | 642 | 2.523.180 | -20,84 | -49,69 |
Italy | 574 | 2.240.230 | -1,2 | -43,14 |
Kuwait | 402 | 1.433.967 | 17,89 | -29,02 |
Bỉ | 225 | 980.291 | -43,47 | -69,23 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Cùng với giá xuất khẩu, giá tiêu trong nước cũng liên tục giảm thời gian qua, hiện giá tiêu đã xuống ở mức ngang với giá thành sản xuất và khả năng giảm tiếp là khó tránh khỏi.
Tình trạng dư cung trên toàn cầu vẫn tiếp diễn khi mà Indonesia, Malaysia, Sri Lanka… hoàn thành hay đang tiến hành thu hoạch, cũng gây sức ép làm giảm giá hạt tiêu trên thị trường thế giới, trong đó có tiêu xuất khẩu của Việt Nam. Giá tiêu đen xuất khẩu loại 550g/l hiện chỉ còn khoảng 2.600 USD/tấn, loại 500 g/l còn 2.450 USD/tấn. Giá chào bán tiêu đen xuất khẩu giảm mạnh cũng ảnh hưởng nhiều tới giá tiêu nội địa.
Theo Phó chủ tịch Hiệp hội hạt tiêu Chư Sê (Gia Lai), trong 31 năm trồng tiêu, chưa bao giờ thấy hoa tiêu nở rộ như năm nay. Nếu 1 - 2 tháng tới, thời tiết tiếp tục thuận lợi thì khả năng vụ tiêu 2018/2019 trúng mùa là rất lớn. Bên cạnh đó, dù trong thời gian qua, nhiều diện tích tiêu bị bệnh chết hay được chuyển sang cây trồng khác, nhưng nhiều nông dân vẫn tiếp tục trồng tiêu (việc trồng mới ở nhiều địa bàn gần như chỉ ngưng lại vào cuối niên vụ 2017/2018 khi mà giá tiêu đã giả xuống quá nhiều). Vì vậy, tổng diện tích cây tiêu trên thực tế chưa giảm được nhiều. Nếu trúng mùa, thì sản lượng tiêu vẫn quá lớn và tình trạng dư cung tiếp tục diễn ra.
Theo Vinanet.vn