Sau khi tăng trưởng 20,2% trong quý I, xuất khẩu tôm trong quý II có chiều hướng giảm nhẹ.

Nhập khẩu hầu hết các loại hàng hóa từ Nhật Bản đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, nhóm hàng than đá tăng đột biến gấp 134 lần.
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản 5 tháng đầu năm 2018 đạt trên 7,32 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, riêng tháng 5/2018 đạt 1,52 tỷ USD, tăng 14,9% so với tháng liền kề trước đó và cũng tăng 16,6% so với tháng 5/2017.
Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản rất nhiều loại hàng hóa, chủ yếu là máy móc, hàng công nghiệp và nguyên phụ liệu.
Đứng đầu về kim ngạch là nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng chiếm 24,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại từ thị trường này, trị giá gần 1,8 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Tiếp sau là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 20,4%, đạt 1,49 tỷ USD, tăng 30,8%. Nhóm hàng sắt thép chiếm 8,6%, đạt 630,35 triệu USD, tăng 9,8%. Sản phẩm nhựa chiếm 4,5%, đạt 332,34 triệu USD, tăng 10,5%.
Nhìn chung, nhập khẩu hầu hết các loại hàng hóa từ thị trường Nhật Bản trong 5 tháng đầu năm 2018 đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, nổi bật nhất là nhóm hàng than đá mặc dù chỉ đạt 3,24 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ thì tăng đột biến gấp 134 lần. Bên cạnh đó, nhập khẩu còn tăng mạnh ở một số nhóm hàng như: Điện thoại tăng 176,4%, đạt 70,52 triệu USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 104,5%, đạt 83,86 triệu USD; sữa và sản phẩm sữa tăng 88,4%, đạt 11,86 triệu USD; xơ sợi tăng 73,8%, đạt 31,49 triệu USD; dược phẩm tăng 66,6%, đạt 28,64 triệu USD.
Ngược lại, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu một số nhóm hàng từ Nhật Bản đó là: Ô tô nguyên chiếc giảm 69,6%, đạt 17,18 triệu USD; thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 48,6%, đạt 1,18 triệu USD; phương tiện vận tải khác và phụ tùng giảm 29,5%, đạt 71,76 triệu USD; hàng điện gia dụng và linh kiện giảm 26%, đạt 6,43 triệu USD.
Nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản 5 tháng đầu năm 2018
ĐVT: USD
Nhóm hàng | T5/2018 | % tăng giảm so với T4/2018 | 5T/2018 | % tăng giảm so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch NK | 1.521.922.462 | 14,93 | 7.323.952.764 | 15,07 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 357.951.662 | 7,61 | 1.795.566.823 | 3,08 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 326.932.141 | 46,39 | 1.492.907.897 | 30,78 |
Sắt thép các loại | 137.974.160 | 14,71 | 630.353.091 | 9,78 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 65.559.855 | 3,67 | 332.337.530 | 10,51 |
Linh kiện, phụ tùng ô tô | 42.158.009 | -27,1 | 304.981.276 | 23,14 |
Vải các loại | 67.090.660 | 3,35 | 287.778.638 | 14,03 |
Sản phẩm từ sắt thép | 48.483.043 | 4,87 | 227.055.005 | 22,48 |
Kim loại thường khác | 39.597.696 | 1,41 | 215.114.183 | 25,42 |
Phế liệu sắt thép | 34.933.725 | 15,09 | 202.901.926 | 29,91 |
Chất dẻo nguyên liệu | 41.572.190 | 24,95 | 197.679.228 | 22,65 |
Sản phẩm hóa chất | 31.990.384 | 6,57 | 167.878.491 | 7,75 |
Hóa chất | 32.909.709 | -7,54 | 166.724.044 | 0,34 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 26.438.201 | 8,75 | 109.975.563 | 15,25 |
Giấy các loại | 19.421.874 | -3,29 | 96.762.251 | 41,27 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện | 18.975.455 | 1,91 | 83.857.653 | 104,53 |
Phương tiện vận tải khác và phụ tùng | 25.840.358 | 41,41 | 71.755.853 | -29,46 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 9.012.373 | -40,37 | 70.518.883 | 176,38 |
Sản phẩm từ cao su | 12.377.435 | 12,55 | 61.093.890 | 14,1 |
Dây điện và dây cáp điện | 12.477.400 | 16,23 | 57.911.376 | 11,07 |
Cao su | 10.000.178 | 3,58 | 53.110.481 | -13,83 |
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh | 12.744.907 | 105,84 | 44.159.554 | 1,72 |
Hàng thủy sản | 10.570.977 | 47,81 | 42.074.367 | 47,76 |
Sản phẩm từ kim loại thường khác | 7.533.762 | -0,49 | 39.674.098 | 9,01 |
Xơ, sợi dệt các loại | 6.567.115 | 29,53 | 31.494.499 | 73,78 |
Dược phẩm | 6.464.062 | 204,39 | 28.639.017 | 66,62 |
Sản phẩm từ giấy | 4.567.102 | 5,72 | 22.102.294 | 7,42 |
Ô tô nguyên chiếc các loại | 10.091.530 | 458,35 | 17.175.372 | -69,55 |
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu | 3.547.975 | 121,08 | 14.825.531 | -11,8 |
Sản phẩm khác từ dầu mỏ | 2.981.163 | 25,15 | 14.618.402 | 19,48 |
Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh | 2.912.414 | -0,61 | 13.876.716 | 45,48 |
Phân bón các loại | 887.594 | 3,06 | 12.731.334 | -12,19 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm | 3.073.470 | 23,22 | 12.595.243 | 23,29 |
Sữa và sản phẩm sữa | 3.967.381 | 81,21 | 11.857.280 | 88,37 |
Chế phẩm thực phẩm khác | 1.980.768 | -3,43 | 9.419.420 | 15,37 |
Hàng điện gia dụng và linh kiện | 1.636.388 | 16,07 | 6.433.644 | -25,99 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 900.442 | 23,49 | 3.338.475 | 1,68 |
Than các loại | 1.577.679 |
| 3.237.378 | 13.314,18 |
Quặng và khoáng sản khác | 508.767 | 19,62 | 2.999.746 | -2,8 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 298.858 | -17,74 | 1.177.446 | -48,61 |
(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Sau khi tăng trưởng 20,2% trong quý I, xuất khẩu tôm trong quý II có chiều hướng giảm nhẹ.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm cả nước xuất khẩu 3,48 triệu tấn gạo, thu về gần 1,77 tỷ USD, tăng 21,6% về lượng và tăng 38,9% về kim ngạch so với 6 tháng đầu năm ngoái. Trong đó, riêng tháng 6/2018 đạt 537.948 tấn, trị giá 281,03 triệu USD, giảm 29,6% về lượng và giảm 28,2% về kim ngạch so với tháng 5/2018. Giá gạo xuất khẩu trung bình trong tháng 6/2018 đạt 522,4 USD/tấn, giá trung bình cả 6 tháng đạt 507,7 USD/tấn.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 6/2018 đạt 372 triệu USD, tăng 8,91% so với tháng trước đó và tăng 12,96% so với cùng tháng năm ngoái.
Xăng dầu luôn đứng đầu về kim ngạch, chiếm 32,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại từ thị trường Malaysia, đạt trên 1,05 tỷ USD.
Số liệu từ Bộ NN&PTNT cho biết, trong nửa đầu năm 2018, nhập khẩu phân bón các loại đạt 2,43 triệu tấn, 790 triệu USD, tăng 1,2% về lượng và 21,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù chưa lọt vào TOP những mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ đô trong 5 tháng đầu năm 2018, nhưng kim loại thường và sản phẩm là một trong những nhóm hàng đạt kim ngạch cao 949,1 triệu USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ.
5 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã nhập siêu từ Đài Loan 4,09 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu tiếp tục là điện thoại các loại và linh kiện (22,5 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (13,45 tỷ USD), hàng dệt, may (13,42 tỷ USD), máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (7,8 tỷ USD), giày dép các loại (7,79 tỷ USD).
Tuy chỉ đứng thứ hai về kim ngạch nhưng xuất khẩu mặt hàng hóa chất sang thị trường Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm nay tăng vượt trội.
Tuy là nhóm hàng chỉ đứng thứ 14 trong bảng kim ngạch, nhưng so với cùng kỳ năm 2017 sắt thép xuất khẩu sang UAE tăng mạnh, mặc dù lượng xuất suy giảm.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự