Rau quả của Việt Nam xuất khẩu tới 74% tổng kim ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Số liệu từ Bộ NN&PTNT cho biết, trong nửa đầu năm 2018, nhập khẩu phân bón các loại đạt 2,43 triệu tấn, 790 triệu USD, tăng 1,2% về lượng và 21,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Tính riêng tháng 6, lượng phân bón nhập ước đạt 432.000 tấn, trị giá 129 triệu USD. Trước đó, tháng 5/2018 đã nhập khẩu 573,6 nghìn tấn, trị giá 256,5 triệu USD, tăng 17,3% về lượng và 77,3% trị giá so với tháng 4, nâng lượng phân bón nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2018 lên 1,99 triệu tấn, trị giá 660,6 triệu USD, giảm 1,9% về lượng nhưng tăng 19,8% trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Trung Quốc là thị trường chính Việt Nam nhập khẩu phân bón trong 5 tháng đầu năm 2018, chiếm 36,8% tổng lượng phân bón nhập khẩu, đạt 736 nghìn tấn, trị giá 287,1 triệu USD, tăng 51,19% về lượng và 44,74% trị giá so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 5/2018, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc đạt 296 nghìn tấn, trị giá 172,3 triệu USD, tăng 125,03% về lượng và 374,1% trị giá, giá nhập bình quân 582,08 USD/tấn, tăng 110,68% so với tháng 4/2018.
Thị trường nhập nhiều đứng thứ hai là Nga đạt 304,54 nghìn tấn, 92 triệu USD, giá nhập bình quân 304,54 USD/tấn, tăng 25,98% về lượng và 25,06% trị giá, nhưng giá giảm 0,72% so với cùng kỳ.
Kế đến là thị trường Belarus, tuy nhiên so với cùng kỳ đều suy giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 20,5% và 16,15% tương ứng với 121,8 nghìn tấn; 33,3 triệu USD, tuy nhiên giá nhập bình quân tăng 5,46% lên 273,34 USD/tấn.
Ngoài những thị trường kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác nữa như: Nhật Bản, Canada, Đài Loan, Hàn Quốc….
Nhìn chung, 5 tháng đầu năm nay lượng phân bón nhập về từ các thị trường đều có mức tăng trưởng, chiếm 52,2% và ngược lại suy giảm chiếm 47,3%.
Trong số thị trường có lượng nhập tăng trưởng thì nhập từ Malasyia tăng mạnh nhất, 93% về lượng và 110,78% trị giá tuy chỉ đạt 85,3 nghìn tấn; 23,9 triệu USD; giá xuất đạt 279,99 USD/tấn, tăng 9,18% so với cùng kỳ. Ngoài ra, nhập từ các thị trường Israel cũng tăng khá 52,11% về lượng và 57,97% trị giá, giá nhập bình quân 312,44 USD/tấn, tăng 3,85%.
Đáng chú ý, giá nhập từ thị trường Hàn Quốc, Saudi Arabia là đắt hơn cả trong số những thị trường nhập khẩu, cụ thể Hàn Quốc đạt 415,17 USD/tấn(tăng 5,41%); Saudi Arabia đạt 410,47 USD/tấn (tăng 57,22%).
Thị trường nhập khẩu phân bón 5 tháng 2018
Thị trường | 5T/2018 | +/- so sánh cùng kỳ 2017 (%) | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Trung Quốc | 736.058 | 287.112.365 | -4,26 | 44,74 |
Nga | 304.542 | 92.069.495 | 25,98 | 25,06 |
Belarus | 121.882 | 33.314.977 | -20,5 | -16,15 |
Nhật Bản | 103.733 | 12.731.334 | -7,9 | -12,19 |
Canada | 99.051 | 28.779.242 | 4,77 | 12,01 |
Israel | 88.226 | 27.565.029 | 52,11 | 57,97 |
Malaysia | 85.378 | 23.905.090 | 93,05 | 110,78 |
Lào | 69.708 | 16.199.506 | -9,14 | -1,08 |
Đài Loan | 52.150 | 7.691.016 | 5,5 | 0,25 |
Hàn Quốc | 47.972 | 19.916.316 | -46,27 | -43,36 |
Indonesia | 41.910 | 12.097.689 | -63,75 | -59,57 |
Bỉ | 26.498 | 9.336.094 | 16,87 | 22,97 |
Đức | 21.914 | 8.117.233 | 36,92 | 33,98 |
NaUy | 17.493 | 7.273.356 | 30,95 | 39,31 |
Philippines | 15.820 | 5.585.400 | -39,62 | -44,72 |
Thái Lan | 8.515 | 2.773.654 | -27,04 | -28,91 |
Hoa Kỳ | 4.085 | 6.476.316 | 20,15 | 21,72 |
Ấn Độ | 935 | 1.762.708 | -9,92 | -1,26 |
Saudi Arabia | 186 | 76.347 | -88,08 | -81,25 |
(Vinanet tính từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Rau quả của Việt Nam xuất khẩu tới 74% tổng kim ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Tổng cục Hải quan ghi nhận trong tháng 6 năm 2018, số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu đạt 3.356 chiếc với trị giá hơn 82 triệu USD, tăng mạnh 45,6% về lượng và tăng 21,4% về trị giá so với tháng 5.
Sau khi tăng trưởng 20,2% trong quý I, xuất khẩu tôm trong quý II có chiều hướng giảm nhẹ.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm cả nước xuất khẩu 3,48 triệu tấn gạo, thu về gần 1,77 tỷ USD, tăng 21,6% về lượng và tăng 38,9% về kim ngạch so với 6 tháng đầu năm ngoái. Trong đó, riêng tháng 6/2018 đạt 537.948 tấn, trị giá 281,03 triệu USD, giảm 29,6% về lượng và giảm 28,2% về kim ngạch so với tháng 5/2018. Giá gạo xuất khẩu trung bình trong tháng 6/2018 đạt 522,4 USD/tấn, giá trung bình cả 6 tháng đạt 507,7 USD/tấn.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 6/2018 đạt 372 triệu USD, tăng 8,91% so với tháng trước đó và tăng 12,96% so với cùng tháng năm ngoái.
Xăng dầu luôn đứng đầu về kim ngạch, chiếm 32,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại từ thị trường Malaysia, đạt trên 1,05 tỷ USD.
Mặc dù chưa lọt vào TOP những mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ đô trong 5 tháng đầu năm 2018, nhưng kim loại thường và sản phẩm là một trong những nhóm hàng đạt kim ngạch cao 949,1 triệu USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu hầu hết các loại hàng hóa từ Nhật Bản đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, nhóm hàng than đá tăng đột biến gấp 134 lần.
5 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã nhập siêu từ Đài Loan 4,09 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu tiếp tục là điện thoại các loại và linh kiện (22,5 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (13,45 tỷ USD), hàng dệt, may (13,42 tỷ USD), máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (7,8 tỷ USD), giày dép các loại (7,79 tỷ USD).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự