9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam – Malaysia đạt 8,6 tỷ USD tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước.

5 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã nhập siêu từ Đài Loan 4,09 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Đài Loan đạt 6,51 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2018, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Đài Loan đạt trên 1,21 tỷ USD, tăng 21,1% và nhập khẩu từ Đài Loan lên tới 5,3 tỷ USD, tăng 8,2%. Như vậy, trong 5 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã nhập siêu từ Đài Loan 4,09 tỷ USD, tăng 4,8%.
Trong số rất nhiều nhóm hàng nhập khẩu từ thị trường Đài Loan 5 tháng đầu năm nay, thì nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng đầu về kim ngạch, với 1,35 tỷ USD, chiếm 25,5% trong tổng kim ngạch hàng hóa các loại nhập khẩu từ thị trường này, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đứng thứ 2 về kim ngạch là nhóm hàng vải may mặc 678,5 triệu USD, chiếm 12,8%, tăng 3,7%; tiếp đến máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 612,27 triệu USD, chiếm 11,6%, tăng 14,9%; nguyên liệu nhựa 499,89 triệu USD, chiếm 9,4%, tăng 20,4%; sắt thép 428,22 triệu USD, chiếm 8,1%, tăng 23,8%.
Nhìn chung, trong 5 tháng đầu năm nay, hầu hết các loại hàng hóa nhập khẩu từ Đài Loan đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm trước; trong đó nhập khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng mạnh nhất 244,7%, đạt 119,07 triệu USD; bên cạnh đó nhập khẩu quặng và khoáng sản cũng tăng mạnh 210,2%, đạt 7,8 triệu USD; phế liệu sắt thép tăng 153%, đạt 3,79 triệu USD; sản phẩm khác từ dầu mỏ tăng 46%, đạt 48,43 triệu USD.
Ngược lại, nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện từ thị trường Đài Loan sụt giảm rất mạnh 64%, đạt 3,11 triệu USD. Ngoài ra, nhập khẩu dược phẩm, bông, điện gia dụng cũng giảm mạnh, với mức giảm tương ứng 48,4%, 43,8% và 39,7% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Những nhóm hàng chủ yếu nhập từ Đài Loan 5 tháng đầu năm 2018
ĐVT: USD
Nhóm hàng | T5/2018 | % tăng giảm so với T4/2018 | 5T/2018 | % tăng giảm so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch NK | 1.281.697.484 | 31,13 | 5.297.713.685 | 8,16 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 282.848.422 | 21,78 | 1.352.224.767 | -4,72 |
Vải các loại | 164.936.294 | 17 | 678.503.909 | 3,67 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 153.345.223 | 30,83 | 612.272.740 | 14,89 |
Chất dẻo nguyên liệu | 127.388.431 | 30,33 | 499.888.137 | 20,44 |
Sắt thép các loại | 129.798.931 | 120,84 | 428.224.689 | 23,77 |
Hóa chất | 59.230.135 | 3,39 | 269.893.999 | 35,87 |
Sản phẩm hóa chất | 49.937.185 | 23,36 | 208.367.311 | 17,26 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 47.069.952 | 13,16 | 195.356.478 | -10 |
Xơ, sợi dệt các loại | 36.367.058 | 20,39 | 156.342.431 | 31,28 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện | 38.420.606 | 119,47 | 119.069.352 | 244,71 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 28.078.507 | 48,22 | 109.084.150 | 16,85 |
Kim loại thường khác | 24.837.274 | 35,92 | 102.052.858 | 4,67 |
Sản phẩm từ sắt thép | 13.258.274 | 34,05 | 54.923.897 | 3,43 |
Giấy các loại | 11.916.949 | 21,73 | 54.809.504 | -18,83 |
Sản phẩm khác từ dầu mỏ | 12.076.324 | 29,5 | 48.428.425 | 46,12 |
Hàng thủy sản | 10.152.734 | 29,81 | 46.844.117 | 41 |
Cao su | 10.721.289 | 34,28 | 41.324.686 | 0,26 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 10.525.227 | 50,49 | 34.743.341 | 21,02 |
Dây điện và dây cáp điện | 4.880.398 | 54,56 | 20.555.359 | 23,38 |
Sản phẩm từ kim loại thường khác | 4.008.895 | 48,51 | 18.252.216 | 17,64 |
Sản phẩm từ giấy | 3.163.992 | 8,23 | 15.059.349 | 12,6 |
Chế phẩm thực phẩm khác | 4.084.834 | 12,95 | 14.579.515 | 12,64 |
Sản phẩm từ cao su | 3.387.429 | 44,46 | 12.774.490 | 6,72 |
Hàng điện gia dụng và linh kiện | 2.674.444 | 64,98 | 7.824.249 | -39,65 |
Quặng và khoáng sản khác | 872.484 | -71,36 | 7.799.788 | 210,21 |
Phân bón các loại | 1.980.912 | 48,13 | 7.691.016 | 0,25 |
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu | 1.146.648 | 176,77 | 4.750.759 | 2,99 |
Dược phẩm | 2.085.207 | 127,1 | 4.147.675 | -48,38 |
Phế liệu sắt thép | 951.075 | 50,74 | 3.785.217 | 153,1 |
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh | 603.108 | -55,42 | 3.753.648 | 19,94 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 595.338 | 24,17 | 3.114.398 | -64,07 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 759.388 | 112,05 | 2.207.193 | 32,02 |
Phương tiện vận tải khác và phụ tùng | 464.440 | 227,31 | 2.035.137 | -13,83 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm | 23.970 | -93,95 | 1.488.020 | 5,15 |
Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh | 360.127 | 31,75 | 1.428.365 | 10,46 |
Bông các loại | 93.140 | -46,32 | 510.980 | -43,78 |
(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam – Malaysia đạt 8,6 tỷ USD tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước.
Là đối tác thương mại lớn thứ 4 của nhau trong ASEAN, quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Indoneis tăng trưởng đều đặn ở mức 6,5%/năm trong giai đoạn 2012 – 2016, năm 2017 đạt 6,5 tỷ USD và 9 tháng đầu năm 2018 đạt trên 6 tỷ USD. Hai nước sẽ phấn đấu nâng kim ngạch thương mại lên 10 tỷ USD vào năm 2020.
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh trong tháng 8/2018 giảm 4,5% so với tháng 7/2018 chỉ đạt 80 triệu USD – đây là tháng giảm thứ ba liên tiếp.
Sau khi suy giảm kim ngạch hai tháng liên tiếp, thì nay sang tháng 8/2018 xuất khẩu nhóm hàng đá quý và kim loại quý đã lấy lại đà tăng trưởng, tăng 23,8% so với tháng 7/2018 đạt 61,4 triệu USD.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, hàng hóa của Việt Nam xuất sang thị trường Hàn Quốc liên tục tăng trưởng mạnh. Trong 8 tháng đầu năm 2018, kim ngạch tăng 29,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 11,93 tỷ USD.
Cộng hòa Séc là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung và Đông Âu.
8 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã xuất siêu sang Hà Lan 4,31 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông (TQ) liên tục đạt mức tăng trưởng khá. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này đạt 5,26 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 8/2018, kim ngạch đạt 831,48 triệu USD, tăng 40% so với tháng 7/2018 và cũng tăng 11,7% so với tháng 8/2017.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc vào Việt Nam tăng 3,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, trị giá trên 31,05 tỷ USD, chiếm 20,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước.
Nhật Bản – thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Trung Quốc và Mỹ). Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2018 đạt 24,52 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự