Xăng dầu luôn đứng đầu về kim ngạch, chiếm 32,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại từ thị trường Malaysia, đạt trên 1,05 tỷ USD.

Tuy chỉ đứng thứ hai về kim ngạch nhưng xuất khẩu mặt hàng hóa chất sang thị trường Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm nay tăng vượt trội.
Sau khi tăng hai tháng liên tiếp, thì nay sang tháng 5/2018 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng hóa chất của Việt Nam đã sụt giảm, giảm 5,1% so với tháng 4 xuống 134,3 triệu USD, tính chung từ đầu năm đến hết tháng 5/2018 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng hóa chất đạt 637,5 triệu USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2017, số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ.
Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ là Top 3 thị trường xuất khẩu hóa chất lớn nhất của Việt Nam. Trong đó, xuất khẩu sang Nhật Bản đứng đầu về kim ngạch, đạt 140,8 triệu USD trong 5 tháng đầu năm, chiếm 22% tỷ trọng, đạt mức tăng trưởng 19,68% so với 5 tháng năm 2017.
Đứng thứ hai về kim ngạch là thị trường Trung Quốc, đạt 128,3 triệu USD, tăng 99,08% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 20,1% tỷ trọng – đây cũng là thị trường đạt mức độ tăng mạnh nhất, tính riêng tháng 5/2018, thì kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng hóa chất của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 23,35% so với tháng 4/2018 nhưng so với tháng 5/2017 thì tăng đột biến gấp 13,5 lần (tức tăng 1347,11%) đạt 27,6 triệu USD.
Đứng thứ ba là thị trường Ấn Độ, đạt kim ngạch 114,1 triệu USD, tăng 42,58% so với cùng kỳ mặc dù trong tháng 5/2018 mức độ xuất khẩu hóa chất sang thị trường này lại sụt giảm 7,65% so với tháng 4/2018 và giảm 18,19% so với tháng 5/2017.
Nhìn chung, trong 5 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu nhóm hàng hóa chất của Việt Nam sang đa số các thị trường đều có mức tăng trưởng về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, số thị trường này chiếm 71,4% và ngược lại suy giảm chỉ chiếm 28,5%.
Ngoài thị trường Trung Quốc tăng thu mua hóa chất từ Việt Nam, thì Malaysia và Hàn Quốc cũng đạt mức tăng khá, tăng lần lượt 77,47% và 71,86% tương ứng với 4,3 triệu USD; 28,6 triệu USD. Ở chiều ngược lại, Indonesia lại giảm mạnh 72,01% tương ứng với 6,3 triệu USD, tính riêng tháng 5/2018 giảm mạnh 38,98% so với tháng 4/2018 xuống còn 1,5 triệu USD.
Đáng chú ý, cơ cấu thị trường xuất khẩu nhóm hàng hóa chất 5 tháng đầu năm nay có thêm thị trường Séc, tuy nhiên thì kim ngạch đạt ở mức thấp 56,4 nghìn USD.
Thị trường xuất khẩu hóa chất 5T/2018
Thị trường | T5/2018 (USD) | +/- so với T4/2018 (%) | 5T/2018 (USD) | +/- so với cùng kỳ 2017 (%) |
Nhật Bản | 29.060.548 | -4,81 | 140.816.287 | 19,68 |
Trung Quốc | 27.620.946 | 23,35 | 128.303.749 | 99,08 |
Ấn Độ | 23.926.404 | -7,65 | 114.176.301 | 42,58 |
Hàn Quốc | 4.757.985 | -24,44 | 28.606.513 | 71,86 |
Hà Lan | 2.202.930 | -6,53 | 12.478.134 | 7,59 |
Hoa Kỳ | 2.539.636 | -7,72 | 10.266.831 | -32,57 |
Đài Loan | 2.113.423 | 79,72 | 9.449.304 | -0,61 |
Philippines | 2.776.937 | 218,29 | 9.386.231 | 43,36 |
Campuchia | 2.314.014 | 66,22 | 7.100.165 | -15,2 |
Italy | 1.813.779 | 164,8 | 7.080.675 | 4,18 |
Indonesia | 1.559.990 | -38,98 | 6.316.054 | -72,01 |
Thái Lan | 1.343.947 | -24,6 | 6.066.568 | -2,57 |
Malaysia | 578.110 | 6,81 | 4.358.315 | 77,47 |
Myanmar | 258.280 | 221,66 | 761.969 | -36,56 |
(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Xăng dầu luôn đứng đầu về kim ngạch, chiếm 32,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại từ thị trường Malaysia, đạt trên 1,05 tỷ USD.
Số liệu từ Bộ NN&PTNT cho biết, trong nửa đầu năm 2018, nhập khẩu phân bón các loại đạt 2,43 triệu tấn, 790 triệu USD, tăng 1,2% về lượng và 21,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù chưa lọt vào TOP những mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ đô trong 5 tháng đầu năm 2018, nhưng kim loại thường và sản phẩm là một trong những nhóm hàng đạt kim ngạch cao 949,1 triệu USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu hầu hết các loại hàng hóa từ Nhật Bản đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, nhóm hàng than đá tăng đột biến gấp 134 lần.
5 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã nhập siêu từ Đài Loan 4,09 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu tiếp tục là điện thoại các loại và linh kiện (22,5 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (13,45 tỷ USD), hàng dệt, may (13,42 tỷ USD), máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (7,8 tỷ USD), giày dép các loại (7,79 tỷ USD).
Tuy là nhóm hàng chỉ đứng thứ 14 trong bảng kim ngạch, nhưng so với cùng kỳ năm 2017 sắt thép xuất khẩu sang UAE tăng mạnh, mặc dù lượng xuất suy giảm.
Sau khi suy giảm trong tháng 4/2018, nay sang tháng 5 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng sản phẩm từ chất dẻo đã lấy lại đà tăng trưởng, tăng 9,9% so với tháng liền kề trước đó, đạt 258,3 triệu USD, nâng kim ngạch tính từ đầu năm đến hết tháng 5/2018 nhóm hàng này lên 1,1 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ 2017.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm trong tháng 5/2018 đạt 65,4 triệu USD, tăng 42,2% so với tháng 4/2018 nâng kim ngạch 5 tháng đầu năm 2018 lên 239 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Xuất khẩu thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018 đều tăng trưởng kim ngạch ở hầu khắp các thị trường, chiếm 54%.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự