tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Việt Nam chuyển từ xuất siêu sang nhập siêu từ Nhật Bản

  • Cập nhật : 11/01/2019

11 tháng đầu năm 2018 Việt Nam nhập siêu từ Nhật Bản 153,41 triệu USD (trong khi cùng kỳ năm 2017 xuất siêu sang Nhật 458,31 triệu USD). 

viet nam chuyen tu xuat sieu sang nhap sieu tu nhat ban

Việt Nam chuyển từ xuất siêu sang nhập siêu từ Nhật Bản

Hàng hóa của Nhật Bản nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng tăng mạnh. Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam tăng 17,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017, trị giá trên 17,45 tỷ USD. Riêng tháng 11/2018 kim ngạch đạt 1,77 tỷ USD, giảm 2,6% so với tháng 10/2018 nhưng tăng 9,6% so với tháng 11/2017.

Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản cũng tăng 12,8%, đạt 17,3 tỷ USD; như vậy, mức nhập siêu từ Nhật Bản 11 tháng đầu năm đạt 153,41 triệu USD (trong khi 11 tháng đầu năm 2017 Việt Nam xuất siêu sang Nhật 458,31 triệu USD). 

Trong 11 tháng đầu năm 2018 có 3 nhóm hàng nhập khẩu từ Nhật Bản đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD; trong đó, nhóm hàng nhập khẩu nhiều nhất từ Nhật Bản là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 4,05 tỷ USD, chiếm 23,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại từ thị trường này, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện nhập khẩu đứng thứ 2 về kim ngạch đạt 3,76 tỷ USD, chiếm 21,6%, tăng mạnh 34,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng thứ 3 là nhóm sắt thép các loại trị giá 1,47 tỷ USD, chiếm trên 8,4%, tăng 15,8%;

Ngoài ra, còn số nhóm hàng cũng đạt kim ngạch cao như: Sản phẩm nhựa trị giá 783,77 triệu USD, tăng 9,5%; linh kiện, phụ tùng ô tô trị giá 725,27 triệu USD, tăng 25,3%; vải may mặc 681,95 triệu USD, tăng 15,5%.

Kim ngạch nhập khẩu phần lớn các nhóm hàng từ Nhật Bản trong 11 tháng đầu năm 2018 tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó nhóm hàng than đá nổi bật với mức tăng rất mạnh 425,9%, đạt 8,64triệu USD; bên cạnh đó, nhập khẩu còn tăng mạnh ở một số nhóm hàng như: Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 113,8%, trị giá 239,97 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 80,7%, trị giá 313,84 triệu USD; xơ, sợi dệt các loại tăng 58%, trị giá 73,6triệu USD; chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh tăng 40,9%, trị giá 33,12 triệu USD.

Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên phụ liệu thuốc lá từ Nhật Bản sụt giảm rất mạnh 51,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 0,02 triệu USD; ngoài ra, nhập khẩu phương tiện vận tải phụ tùng; ô tô nguyên chiếc, phân bón từ Nhật Bản cũng sụt giảm tương đối mạnh, với mức giảm tương ứng 30,9%, 26,5% và 19,3% so với cùng kỳ.  

Nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản 11 tháng đầu năm 2018

 ĐVT: USD

Nhóm hàng

T11/2018

% tăng giảm so với T10/2018

11T/2018

% tăng giảm so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch NK

1.769.083.048

-2,63

17.452.104.620

17,29

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

385.325.160

-5,42

4.046.911.136

5,36

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

370.402.158

-17,28

3.761.876.137

34,55

Sắt thép các loại

146.086.367

1,32

1.467.201.818

15,81

Sản phẩm từ chất dẻo

80.815.798

7,54

783.770.957

9,49

Linh kiện, phụ tùng ô tô

63.263.363

-17,78

725.265.215

25,26

Vải các loại

74.803.065

8,67

681.950.311

15,48

Sản phẩm từ sắt thép

50.133.119

-3,7

530.365.008

16,12

Phế liệu sắt thép

52.378.419

19,87

527.196.570

30,1

Kim loại thường khác

55.194.654

24,46

476.814.249

35,73

Chất dẻo nguyên liệu

44.147.763

1,55

450.858.158

24,6

Sản phẩm hóa chất

49.750.519

5,91

435.685.894

13,79

Hóa chất

30.708.941

-20,09

358.290.922

1,25

Điện thoại các loại và linh kiện

49.891.008

41,05

313.824.991

80,72

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

27.516.438

-4,86

265.092.908

16,82

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

27.171.988

-13,63

239.965.411

113,8

Giấy các loại

29.533.971

12,81

231.280.884

39,22

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

15.922.284

110,6

152.660.579

-30,94

Sản phẩm từ cao su

13.919.620

-1,84

141.164.469

13,63

Dây điện và dây cáp điện

14.028.804

9,89

130.827.510

6

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

15.352.026

-2,21

127.533.023

6,58

Cao su

12.996.869

-9,95

126.969.957

-3,89

Hàng thủy sản

9.326.332

16,14

98.447.261

31,06

Sản phẩm từ kim loại thường khác

8.472.865

-5,06

86.916.752

8,94

Xơ, sợi dệt các loại

8.642.901

22,61

73.596.684

57,96

Ô tô nguyên chiếc các loại

13.880.431

16,18

71.199.004

-26,5

Dược phẩm

4.355.845

35,03

58.183.507

38,72

Sản phẩm từ giấy

4.461.515

-8,05

48.058.590

5,12

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

3.231.780

-3,22

37.170.679

-18,61

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

3.852.663

1,98

33.120.881

40,88

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

3.645.665

6,44

32.006.430

19,06

Sữa và sản phẩm sữa

3.671.206

28,36

31.171.122

36,66

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

4.044.528

20,74

30.268.543

-10,81

Phân bón các loại

3.211.287

96,97

24.357.056

-19,28

Chế phẩm thực phẩm khác

2.383.475

2,1

22.071.939

15,04

Hàng điện gia dụng và linh kiện

1.617.907

48,7

13.603.480

-19,23

Than các loại

1.724.100

6,687,80

8.638.593

425,88

Gỗ và sản phẩm gỗ

807.106

-7,05

8.266.681

2,6

Quặng và khoáng sản khác

658.612

-41,5

7.269.712

10,94

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

345.839

-7,88

3.676.129

-17,34

Nguyên phụ liệu thuốc lá

 

 

24.144

-51,84

(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)

Trở về

Bài cùng chuyên mục