Số liệu từ Bộ NN&PTNT cho biết, trong nửa đầu năm 2018, nhập khẩu phân bón các loại đạt 2,43 triệu tấn, 790 triệu USD, tăng 1,2% về lượng và 21,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Tuy là nhóm hàng chỉ đứng thứ 14 trong bảng kim ngạch, nhưng so với cùng kỳ năm 2017 sắt thép xuất khẩu sang UAE tăng mạnh, mặc dù lượng xuất suy giảm.
Theo các chuyên gia kinh tế, với vai trò là trung tâm tái xuất hàng hoá lớn thứ 3 thế giới (sau HongKong và Singapore), Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) hiện là quốc gia năng động nhất trong hoạt động thương mại, vận tải, dịch vụ cho toàn bộ khu vực Trung Đông, là cửa ngõ quan trọng để trung chuyển hàng hoá vào thị trường châu Phi và EU.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho thấy, tính từ đầu năm đến hết tháng 5/2018, Việt Nam đã thu về từ thị trường UAE trên 2,4 tỷ USD, tăng 16,21% so với cùng kỳ năm 2017, tính riêng tháng 5/2018 kim ngạch xuất sang quốc gia này chỉ đạt 416 triệu USD, giảm 22,65% so với tháng trước đó và giảm 6,91% so với tháng 5/2017.
Việt Nam xuất khẩu sang UAE các nhóm hàng công nghiệp, nông lâm thủy sản. Trong số hàng hóa xuất khẩu thì điện thoại các loại và linh kiện chiếm tỷ trọng lớn 78% đạt 1,8 tỷ USD, tăng 17,35% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 5 chỉ có 306,3 triệu USD, giảm 27,02% so với tháng 4/2018 và giảm 11,5% so với tháng 5/2017.
Kế đến là máy vi tính, sản phẩm điện tử đạt 32,7 triệu USD trong tháng 5/2018, tăng 25,79% s với tháng trước và tăng 35,97% so với tháng 5/2017, nâng kim ngạch nhóm hàng này 5 tháng đầu năm 2018 lên 145,7 triệu USD, tăng 22,22% so với cùng kỳ.
Đối với nhóm hàng nông sản xuất sang UAE thời gian này phần lớn đều suy giảm, nếu có tăng trưởng thì cũng ở mức thấp. Cụ thể, xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều và chè đều sụt giảm cả lượng và trị giá, trong đó giảm mạnh nhất là chè, kế đến là hạt tiêu và hạt điều. Đối với mặt hàng gạo lượng giảm 1,41% nhưng kim ngạch tăng 4,69%, giá xuất bình quân đạt 549,12 USD/tấn, tăng 6,18% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, trong nhóm hàng nông sản thì hàng thủy sản có mức tăng nhiều nahats 64,21%, đạt 32,6 triệu USD.
Đặc biệt, trong 5 tháng đầu năm 2018, giá xuất bình quân mặt hàng sắt thép của Việt Nam sang UAE tăng mạnh gấp 1,2 lần (tức tăng 115,21%) đạt 1555,06 USD/tấn.
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường UAE 5 tháng năm 2018
Nhóm/mặt hàng | 5T/2018 | +/- so với cùng kỳ 2017 (%) | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 2.403.462.388 |
| 16,21 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
| 1.874.907.876 |
| 17,35 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
| 145.765.272 |
| 22,22 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
| 44.184.329 |
| 40,67 |
Giày dép các loại |
| 38.044.252 |
| -28,94 |
Hàng dệt, may |
| 37.430.193 |
| 9,38 |
Hàng thủy sản |
| 32.699.443 |
| 64,21 |
Hàng rau quả |
| 18.024.852 |
| 8,77 |
Hạt tiêu | 4.959 | 15.615.833 | -28,43 | -57,95 |
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù |
| 12.884.787 |
| -7,07 |
Gạo | 19.444 | 10.677.088 | -1,41 | 4,69 |
Hạt điều | 1.296 | 10.468.890 | -23,54 | -21,15 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
| 10.425.301 |
| 7,63 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
| 9.953.207 |
| -19,75 |
Sắt thép các loại | 6.243 | 9.708.218 | -1,2 | 112,63 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
| 4.505.214 |
| -21,83 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
| 4.101.687 |
| -33,84 |
Giấy và các sản phẩm từ giấy |
| 1.695.845 |
| 42,55 |
Sản phẩm từ sắt thép |
| 1.532.472 |
| 5,27 |
Chè | 744 | 1.051.902 | -53,82 | -55,88 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm |
| 782.563 |
| -68,95 |
(Vinanet tính toán từ số liệu TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Số liệu từ Bộ NN&PTNT cho biết, trong nửa đầu năm 2018, nhập khẩu phân bón các loại đạt 2,43 triệu tấn, 790 triệu USD, tăng 1,2% về lượng và 21,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù chưa lọt vào TOP những mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ đô trong 5 tháng đầu năm 2018, nhưng kim loại thường và sản phẩm là một trong những nhóm hàng đạt kim ngạch cao 949,1 triệu USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu hầu hết các loại hàng hóa từ Nhật Bản đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, nhóm hàng than đá tăng đột biến gấp 134 lần.
5 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã nhập siêu từ Đài Loan 4,09 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu tiếp tục là điện thoại các loại và linh kiện (22,5 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (13,45 tỷ USD), hàng dệt, may (13,42 tỷ USD), máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (7,8 tỷ USD), giày dép các loại (7,79 tỷ USD).
Tuy chỉ đứng thứ hai về kim ngạch nhưng xuất khẩu mặt hàng hóa chất sang thị trường Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm nay tăng vượt trội.
Sau khi suy giảm trong tháng 4/2018, nay sang tháng 5 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng sản phẩm từ chất dẻo đã lấy lại đà tăng trưởng, tăng 9,9% so với tháng liền kề trước đó, đạt 258,3 triệu USD, nâng kim ngạch tính từ đầu năm đến hết tháng 5/2018 nhóm hàng này lên 1,1 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ 2017.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm trong tháng 5/2018 đạt 65,4 triệu USD, tăng 42,2% so với tháng 4/2018 nâng kim ngạch 5 tháng đầu năm 2018 lên 239 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Xuất khẩu thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018 đều tăng trưởng kim ngạch ở hầu khắp các thị trường, chiếm 54%.
Năm 2017 Tiền Giang sản xuất được hơn 200.000 tấn sầu riêng nhưng khoảng 70% được xuất tươi, theo đường tiểu ngạch qua Trung Quốc.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự