Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ thu về 1,5 tỷ USD, tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2015, tính riêng tháng 7, xuất khẩu sang Ấn Độ đạt 250,1 triệu USD, giảm so với tháng 6 (261,9 triệu USD).
Xuất khẩu sang Indonesia 6 tháng đầu năm và những điều cần biết
- Cập nhật : 18/08/2016
Các mặt hàng chủ lực mà Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia trong nửa đầu năm nay là: Điện thoại di động và linh kiện (253,2 triệu USD, chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này), sắt thép các loại (152,77 triệu USD, chiếm 12%), gạo (139,3 triệu USD, chiếm 11%), máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng (94,5 triệu USD, chiếm 7,4%), nguyên phụ liệu dệt may, giày, da (80,7 triệu USD, chiếm 6,4%).
Điểm đáng chú ý trong 6 tháng đầu năm nay là xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, tăng tới 2.717%, đạt 1339,3 triệu USD. Bên cạnh đó làm một số nhóm hàng cũng đạt mức tăng trên 100% kim ngạch như: Xăng dầu (tăng 205%), cà phê (+120%), thức ăn gia súc và nguyên liệu (tăng 120%), chè (tăng 105%).
Mới đây, Bộ Nông nghiệp Indonesia đã ra qui định chính sách xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp vào nước này, gồm quy định về kiểm soát an toàn thực phẩm và xuất khẩu thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật; quy định nhập khẩu thịt không xương; sản phẩm từ thịt động vật...Theo đó, các sản phâm nông sản, thực phẩm có nguồn gốc thực vật trước khi nhập khẩu vào Indonesia phải tuân theo quy định sau:
Nếu được nhập khẩu từ nước đã được Indonesia công nhận Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm, trước khi sản phấm được đưa lên phương tiện vận chuyển để xuất khẩu, doanh nghiệp phải thực hiện “thông báo trước” về lô hàng thông qua trang web chính thức của Cơ quan Kiểm dịch Nông nghiệp Indonesia (IAQA) http://www/karantina.deptan.go.id hoặc vào trực tiếp trang web http://notice.karantina.peitanian.go.id.
Nếu được nhập khẩu từ nước chưa được Indonesia công nhận Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm nhưng đã có Phòng kiểm nghiệm được Indonesia công nhận thì trước khi xuất khẩu, doanh nghiệp phải thực hiện “thông báo trước” về lô hàng thông qua trang web chính thức của Cơ quan Kiểm dịch Nông nghiệp Indonesia (IAQA) http://www/karantina.deptan.go.id hoặc vào trực tiếp trang web http://notice.karantina.pertaniango.id. Cùng với đó, hàng hóa này phải có Giấy chứng nhận phân tích (CoA) kèm theo từng lô hàng xuất khẩu.
Giấy chứng nhận CoA phải được cấp bởi Phòng kiểm nghiệm đã được đăng ký với IAQA và được IAQA công nhận. Giấy chứng nhận CoA phải có đầy đủ thông tin sản phẩm, chủ sở hữu của sản phấm, tính chất sản phẩm, ngày kiểm nghiệm, phương pháp thử, kết quả phân tích và chứng nhận đảm bảo tuân thủ yêu cầu an toàn thực phẩm của Indonesia.
Hiện nay, Cơ quan có thẩm quyền của Indonesia đã công nhận danh sách 10 phòng kiểm nghiệm của Việt Nam được thực hiện phân tích chỉ tiêu an toàn thực phẩm sản phẩm nông sản có nguồn gốc thực vật xuất khẩu sang Indonesia.
Bộ Nông nghiệp Indonesia cũng quy định, các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu thịt không xương vào Indonesia cần có giấy chứng nhận sức khỏe động vật, giấy chứng nhận kiểm dịch của nước sở tại và chứng chỉ Halal do cơ quan có thầm quyền của Indonesia cấp. Các doanh nghiệp nhà nước Indonesia trước khi nhập khẩu phải xin giấy giới thiệu từ Bộ Nông nghiệp Indonesia và giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương mại Indonesia. Các sản phẩm nhập khẩu phải được bảo quản trong tủ đá lạnh, khi phân phối tiêu dùng cần phải ghi rõ thời gian sử dụng nhàm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Với các sản phẩm từ thịt động vật, Indonesia yêu cầu trước khi xuất nhập khẩu cần có chứng nhận của cơ quan kiểm dịch sở tại (đối với nhập khẩu) và cơ quan kiểm dịch nước xuất khẩu sang (đối với xuất khẩu). Tiêu chuẩn Halal phải được cơ quan có thẩm quyền cấp và các điều kiện khác sẽ được áp dụng tùy theo quy định của nước nhập khâu.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu hàng hóa sang Indonesia 6 tháng đầu năm 2016
ĐVT: USD
Mặt hàng | 6T/2016 | 6T/2015 | +/- (%) 6T/2016 so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch | 1.269.859.871 | 1.441.431.383 | -11,90 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 253.151.883 | 441.850.181 | -42,71 |
sắt thép các loại | 152.773.697 | 175.582.659 | -12,99 |
Gạo | 139.276.993 | 4.944.150 | +2717,01 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác | 94.505.152 | 88.329.119 | +6,99 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 80.727.120 | 77.316.825 | +4,41 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 55.382.770 | 70.329.091 | -21,25 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng | 54.497.195 | 47.457.979 | +14,83 |
Hàng dệt may | 53.047.923 | 64.939.818 | -18,31 |
sản phẩm từ chất dẻo | 38.491.987 | 31.910.456 | +20,62 |
Chất dẻo nguyên liệu | 29.579.418 | 24.025.929 | +23,11 |
Cà phê | 26.103.330 | 11.833.882 | +120,58 |
sản phẩm hoá chất | 24.638.421 | 60.376.076 | -59,19 |
Xơ sợi dệt các loại | 23.070.159 | 27.995.741 | -17,59 |
sản phẩm từ sắt thép | 18.393.347 | 20.486.278 | -10,22 |
Dây điện và dây cáp điện | 17.941.129 | 16.097.583 | +11,45 |
Kim loại thường khác và sản phẩm | 14.597.713 | 12.550.372 | +16,31 |
Giày dép các loại | 12.290.020 | 11.393.795 | +7,87 |
Vải mành, vải kỹ thuật khác | 11.827.025 | 7.795.865 | +51,71 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 10.513.414 | 4.767.193 | +120,54 |
Clanhke và xi măng | 7.303.391 | 49.689.743 | -85,30 |
Chè | 7.287.315 | 3.547.174 | +105,44 |
Hàng rau quả | 6.481.400 | 5.102.275 | +27,03 |
Gíây và các sản phẩm từ giấy | 6.019.029 | 8.653.950 | -30,45 |
Cao su | 5.863.501 | 6.811.545 | -13,92 |
Than đá | 4.969.081 | 8.197.413 | -39,38 |
sản phẩm từ cao su | 4.148.854 | 4.645.476 | -10,69 |
Hoá chất | 3.771.099 | 16.596.346 | -77,28 |
Hàng thuỷ sản | 2.497.980 | 1.608.352 | +55,31 |
Sản phẩm gốm sứ | 1.489.729 | 2.315.506 | -35,66 |
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ | 1.115.600 | 1.167.952 | -4,48 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc | 1.080.051 | 2.158.479 | -49,96 |
Quặng và khoáng sản khác | 365.135 | 832.711 | -56,15 |
Xăng dầu | 123.667 | 40.500 | +205,35 |
Theo Vinanet