Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu sang Lào chỉ đạt 268 triệu USD, giảm 24,02% so với cùng kỳ năm 2015.

Tính đến hết 7 tháng đầu năm 2016, xi măng và clinker của Việt Nam xuất khẩu đạt 8,97 triệu tấn, giá trị xuất khẩu xi măng thu về 335,12 triệu USD, giảm 6,2% về lượng và 18,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Philippin vượt qua thị trường Băngladesh trở thành thị trường xuất khẩu xi măng lớn nhất của Việt Nam, trị giá 99,28 triệu USD, chiếm 30% tổng trị giá xuất khẩu.
Xuất khẩu xi măng và clinker sang Bangladesh đạt 86,61 triệu USD, với lượng xuất 2,90 triệu tấn.
Một số thị trường xuất khẩu xi măng tiềm năng của Việt Nam là Đài Loan, Môdămbic, Peru cũng đạt trị giá khá cao, lần lượt 19,44 triệu USD; 18,68 triệu USD và 14,47 triệu USD.
Số liệu từ TCHQ về xuất khẩu clinker và xi măng 7 tháng đầu năm 2016
Thị trường | 7 Tháng/2016 | |
| Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) |
Tổng | 8.970.859 | 335.129.932 |
Philippin | 2.153.302 | 99.286.317 |
Băngladesh | 2.906.469 | 86.616.015 |
Đài Loan | 573.883 | 19.440.652 |
Modămbic | 651.165 | 18.687.489 |
Pêru | 307.367 | 14.478.973 |
Malaysia | 363.778 | 12.465.910 |
Chilê | 270.698 | 12.285.300 |
Campuchia | 209.407 | 11.597.284 |
Lào | 152.026 | 10.714.861 |
Ôxtrâylia | 238.495 | 8.363.307 |
Indonêsia | 222.888 | 7.303.391 |
Srilanka | 229.352 | 7.184.200 |
Mianma | 26.682 | 1.239.244 |
Trung Quốc | 27.430 | 852.467 |
Theo Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem), trong tháng 7/2016, ước lượng sản xuất và tiêu thụ của toàn ngành xi măng giảm nhẹ và giá bán lẻ xi măng cơ bản ổn định so với tháng 6/2016.
Cụ thể, lượng sản xuất của toàn ngành xi măng tháng 7/2016 ước đạt khoảng 5,6 triệu tấn. Tổng sản lượng tiêu thụ toàn ngành xi măng tháng 7/2016 ước đạt khoảng 5,1 triệu tấn (Vicem: 1,4 triệu tấn), giảm khoảng 0,2 triệu tấn so với tháng 6/2016.
Cũng theo báo cáo của Vicem, giá xi măng trong nước tháng 7 và tháng 8/2016 ổn định so với tháng 6/2016. Nguyên nhân là do giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí sản xuất cơ bản ổn định nên các nhà máy sản xuất kinh doanh xi măng cơ bản giữ ổn định giá bán.
Dự báo xu hướng
Vụ Vật liệu xây dựng dự báo, với mức tiêu thụ trong nước năm 2016 dự kiến tăng 4%, lượng xi măng dư thừa khoảng 25 triệu tấn.
Dự báo trong vòng 5 năm tiếp theo, công suất thiết kế ngành xi măng của Việt Nam sẽ chạm mốc 98,76 triệu tấn/ năm. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 5 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và Mỹ về sản lượng sản xuất xi măng đứng đầu Thế giới, khi 6 dây chuyền sản xuất mới đi vào hoạt động vị trí này có thể sẽ thay đổi lên vị trí thứ 3 hoặc 4.
Theo Vinanet
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu sang Lào chỉ đạt 268 triệu USD, giảm 24,02% so với cùng kỳ năm 2015.
Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ thu về 1,5 tỷ USD, tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2015, tính riêng tháng 7, xuất khẩu sang Ấn Độ đạt 250,1 triệu USD, giảm so với tháng 6 (261,9 triệu USD).
Tháng 7/2016, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Nga 161,6 triệu USD, tăng 14,1% so với tháng 6/2016, nâng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này 7 tháng đầu năm 2016 lên 911 triệu USD, tăng 20,01% so với cùng kỳ năm 2015.
Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 7/2016, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Đức đạt 34,41 tỷ USD, tăng trưởng 3,4% so với cùng kỳ năm 2015.
Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Canada trong những năm gần đây liên tục tăng trưởng dương; trong 6 tháng đầu năm nay, thương mại 2 chiều đạt trên 1,44 tỷ USD (tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái).
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã thu về từ thị trường Thái Lan trên 1,7 tỷ USD, tăng 7,26% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm nay, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia sụt giảm gần 12% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trị giá 1,27 tỷ USD.
Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ trong hơn 20 năm qua, kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước được xác lập vào năm 1992. Đến năm 2001, hai nước đã tiến tới mối quan hệ toàn diện và năm 2009 đã nâng tầm quan hệ song phương thành đối tác chiến lược.
Thái Lan hiện nằm trong số 10 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Việt Nam và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khối ASEAN. Kim ngạch thương mại 2 chiều đã đạt 5,67 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay (tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái).
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm nay, nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam sụt giảm trên 4% so với cùng kỳ, đạt 23,2 tỷ USD, nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này lại tăng mạnh 18% về kim ngạch, đạt gần 9,2 tỷ USD. Tuy nhiên, mức nhập siêu từ Trung Quốc vẫn lớn, trên 14 tỷ USD (giảm 14% so với cùng kỳ).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự