tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tìm hiều thị trường Canada để đẩy mạnh xuất khẩu

  • Cập nhật : 18/08/2016
Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Canada trong những năm gần đây liên tục tăng trưởng dương; trong 6 tháng đầu năm nay, thương mại 2 chiều đạt trên 1,44 tỷ USD (tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái).

Trong đó xuất sang Canada đạt 1,24 tỷ USD (tăng 4,3%), nhập khẩu từ Canada 203,3 triệu USD (giảm 2%). Như vậy, Việt Nam xuất siêu sang Canada 1,04 tỷ USD (tăng 5,6%).

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Canada trong 6 tháng đầu năm nay vẫn là các mặt hàng truyền thống có lợi thế như: dệt may đạt 245,3 triệu USD (chiếm 19,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Canada), giày dép đạt 126,3 triệu USD (chiếm 10,2%), máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 95,1 triệu USD (chiếm 7,7%), thủy hải sản 73,4 triệu USD (chiếm 5,9%). Mặt hàng Việt Nam nhập từ Canada chủ yếu vẫn là thủy sản; lúa mỳ; phân bón các loại; đá quý; máy móc phụ tùng và thức ăn gia súc.

Trong thương mại song phương, Việt Nam luôn xuất siêu sang Canada với xu thế kim ngạch năm sau cao hơn năm trước. Hàng hoá Việt Nam xuất sang Canada hiện vẫn đang được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GPT)/(GSP) của Canada. Tương tự, hàng hoá có xuất xứ Canada xuất sang Việt Nam được hưởng chế độ thuế tối huệ quốc (MFN). Vị thế thương mại của Việt Nam ở thị trường Canada trong những năm gần đây liên tục được cải thiện.

Doanh nghiệp Canada ngày càng quan tâm nhiều hơn tới các sản phẩm của Việt Nam nhằm đa dạng hóa nguồn cung thay thế dần các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Cụ thể trong thời gian gần đây có xu hướng chuyển sang nhập khẩu từ Việt Nam: Đồ chơi trẻ em, may mặc, cơ khí, địa tử , cửa kính khung nhôm, văn phòng phẩm;

Tuy nhiên, hệ thống luật thương mại của Canada tương đối phức tạp. Hàng nhập khẩu vào Canada phải chịu sự điều tiết của luật liên bang và luật nội bang. Các luật này nhiều khi không thống nhất (nhất là đối với bang Québec). Trong khi đó sự am hiểu về luật của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn nhiều hạn chế. Canada là một trong số những nước có hệ thống kiểm soát chất lượng vào loại chặt chẽ nhất trên thế giới, đặc biệt là đối với hàng thực phẩm nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngoài yêu cầu về chất lượng nói chung, yêu cầu về bao bì đóng gói, ký mã hiệu, ngôn ngữ ghì trên bao bì... cũng hết sức nghiêm ngặt và phức tạp.

Cho đến nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chưa tiếp cận được các kênh phân phối lớn của Canada, rất nhiều mặt hàng đã có mặt tại Canada nhưng phải qua công ty trung gian của nước thứ ba. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Canada thường gặp những trở ngại trong khâu thanh toán. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thường yêu cầu thanh toán theo phương thức tín dụng L/C không hủy ngang, thanh toán ngay khi xuất trình đầy đủ bộ chứng từ phù hợp với qui định trong L/C cho ngân hàng. Tuy nhiên các doanh nghiệp Canada thích sử dụng phương thức thanh toán khác như D/P (nhờ thu trả ngay- Documents agaist Payment), D/A (Nhờ thu trả chậm - Documents agaist acceptance)... để đỡ tốn kém và ít rủi ro hơn. Đây là thói quen thanh toán của các doanh nghiệp Bắc Mỹ nói chung; nhất là đối với hàng thực phẩm, các doanh nghiệp Canada chỉ chấp nhận thanh toán khi có sự đồng ý cho phép nhập khẩu của Cục Kiểm tra Thực phẩm Canada (CFIA).

Tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Canada chưa cao do các yếu tố về giá cả, mẫu mã, chất lượng và khoảng cách địa lý.

Với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa khoảng gần 500 tỷ USD/năm, Canada là một thị trường hết sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới kể cả đối với doanh nghiệp Việt Nam. Canada là thị trường nhiều tiềm năng với Việt Nam, chính vì vậy ta cần có những biện pháp thúc đẩy mạnh mẽ trong giai đoạn này để tăng kim ngạch thương mại hai chiều tương xứng với kỳ vọng của hai nước.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu sang Canada 6 tháng đầu năm 2016

ĐVT: USD

 

Mặt hàng

 

6T/2016

 

6T/2015

+/- (%) 6T/2016 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

1.241.146.256

1.190.378.497

+4,26

Hàng dệt may

245.255.831

270.014.239

-9,17

Giày dép các loại

126.342.816

104.652.072

+20,73

Máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện

95.133.440

96.986.970

-1,91

Hàng thuỷ sản

73.379.662

83.233.850

-11,84

Phương tiện vận tải và phụ tùng

70.948.028

62.542.758

+13,44

Gỗ và sản phẩm gỗ

61.396.457

74.197.875

-17,25

Hạt điều

45.406.277

44.136.644

+2,88

Túi xách, ví, va li, mũ ô dù

26.764.367

31.007.599

-13,68

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

25.298.404

26.767.369

-5,49

Sản phẩm từ sắt thép

23.085.431

23.277.423

-0,82

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

15.063.118

15.456.355

-2,54

Kim loại thường khác và sản phẩm

13.697.669

19.072.546

-28,18

Sản phẩm từ chất dẻo

13.101.518

12.421.509

+5,47

Vải mành, vải kỹ thuật khác

10.626.518

10.436.632

+1,82

Hạt tiêu

8.093.286

6.456.089

+25,36

Hàng rau quả

8.040.805

8.759.845

-8,21

Cà phê

6.231.750

6.482.255

-3,86

Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc

3.674.246

3.215.312

+14,27

Sản phẩm mây, tre, cói thảm

3.349.238

3.238.772

+3,41

Chất dẻo nguyên liệu

2.051.091

3.129.591

-34,46

Thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh

1.731.440

1.979.804

-12,54

Cao su

1.648.741

2.112.872

-21,97

Sản phẩm gốm sứ

1.624.816

2.037.586

-20,26

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

248.129

2.016.547

-87,70


Theo Vinanet

Trở về

Bài cùng chuyên mục