tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Thái Lan

  • Cập nhật : 18/08/2016
Thái Lan hiện nằm trong số 10 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Việt Nam và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khối ASEAN. Kim ngạch thương mại 2 chiều đã đạt 5,67 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay (tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái).

Trong đó, xuất khẩu sang Thái Lan đạt trên 1,77 tỷ USD, tăng 7,3% và nhập khẩu từ Thái Lan trị giá 3,9 tỷ USD, tăng 3,9%. Hai nước đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 20 tỷ USD vào năm 2020.

Hàng hóa chủ yếu của Việt Nam xuất sang Thái Lan gồm: Điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị, thủy sản, sản phẩm sắt thép…

Điện thoại các loại và linh kiện là nhóm hàng có kim ngạch cao nhất trong số các nhóm hàng xuất sang Thái Lan, với 397,8 triệu USD trong 6 tháng đầu năm, chiếm 22,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm 2015; nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng thứ 2 về kim ngạch với 179,7triệu USD, chiếm 10%, tăng 43,7%; tiếp đến phương tiện vận tải và phụ tùng 158,9 triệu USD, chiếm 9%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 150,7triệu USD, chiếm 8,5%, tăng 25,4%; thủy sản 111,9 triệu USD, chiếm 6,3%, tăng 6,4%. 

Điển đáng chú ý trong xuất khẩu sang Thái Lan nửa đầu năm nay là: nhóm hàng xăng dầu, tuy kim ngạch chỉ đạt 44,1 triệu USD nhưng lại tăng tới 360 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó là một số nhóm hàng cũng đạt mức tăng trưởng mạnh về kim ngạch như: Thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 406%, dệt may tăng 62%, hóa chất tăng 58%, sản phẩm từ sắt thép tăng 56%.

Nhóm hàng rau quả xuất khẩu sang Thái Lan tuy mới đạt kim ngạch trên 21 triệu USD, nhưng cũng đạt mức tăng trưởng khá, tăng 22% so với cùng kỳ. Việc xuất khẩu rau quả nói riêng và hàng nông sản nói chung sang Thái Lan là một thách thức vì Thái Lan là quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, nhưng trong tháng 7/2016, Tập đoàn TCC – Thái Lan đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Cao Thành Phát, để xuất khẩu 100 tấn thanh long tiêu chuẩn VietGAP đầu tiên, phân phối vào hệ thống siêu thị Big C Thái Lan với giá khoảng 0,7USD/kg. Không chỉ dừng lại ở những đơn hàng thanh long đầu tiên, tương đương 100 tấn/tháng, Tập đoàn TCC đang đẩy mạnh kế hoạch tìm kiếm các mặt hàng nông sản là thế mạnh của Việt Nam.

Ông  Phidsanu Pongwatana, Điều hành Bán lẻ tại Việt Nam của Tập đoàn TCC/BJC cho biết, TCC đang tìm kiếm những nhà cung cấp chất lượng cho mặt hàng khoai lang, vú sữa, cam sành, bơ và chanh. Hoa Đà Lạt và các sản phẩm cá da trơn đông lạnh của Việt Nam cũng là những mặt hàng tiềm năng sẽ có chỗ đứng tại thị trường Thái Lan.

Lý giải về tham vọng đưa hàng Việt sang tiêu thụ tại thị trường Thái, ông Phidsanu cho biết, hàng nông sản của Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, không những chất lượng mà giá cũng rất cạnh tranh so với hàng Thái. Một số mặt hàng nông sản Việt đạt chất lượng và các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm sẽ được đưa sang tiêu thụ tại thị trường Thái.

Ông Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho rằng, việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) mang đến cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam. AEC được đánh giá là khu vực phát triển sôi động trên thế giới với hơn 640 triệu dân, tổng GDP khoảng 2.480 tỷ USD và kim ngạch thương mại đạt 2.530 tỷ USD vào năm 2014.

Với AEC, hàng hóa của Việt Nam sẽ không chỉ được tiêu thụ tại thị trường 93 triệu dân, mà là 640 triệu người. Các chuyên gia nhận định, làn sóng đầu tư mạnh của Thái Lan vào Việt Nam gần đây, trong đó có Tập đoàn TCC, sẽ là đòn bẩy quan trọng để đưa các mặt hàng nông sản Việt Nam thâm nhập và chinh phục thị trường Thái Lan trong thời gian tới.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu hàng hóa sang Thái Lan 6 tháng đầu năm 2016

ĐVT: USD

Mặt hàng

6T/2016

6T/2015

+/- (%) 6T/2016 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

1.773.500.972

1.653.446.704

+7,26

Điện thoại các loại và linh kiện

397.793.647

289.749.170

+37,29

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

179.705.261

125.037.371

+43,72

Phương tiện vận tải và phụ tùng

158.899.139

180.651.580

-12,04

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

150.697.460

120.160.210

+25,41

Hàng thủy sản

111.926.846

105.163.263

+6,43

Sản phẩm từ sắt thép

61.993.011

39.833.558

+55,63

Sắt thép các loại

56.472.353

110.367.599

-48,83

Dầu thô

56.090.930

139.661.614

-59,84

Xăng dầu các loại

44.112.710

122.500

+35910,38

Hàng dệt, may

38.537.987

23.789.280

+62,00

Hạt điều

34.584.871

33.562.833

+3,05

Xơ, sợi dệt các loại

31.443.674

35.604.917

-11,69

Sản phẩm hóa chất

25.464.688

22.421.464

+13,57

Cà phê

23.584.828

24.589.522

-4,09

Sản phẩm từ chất dẻo

23.126.147

22.794.618

+1,45

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

22.648.741

4.470.580

+406,62

Hàng rau quả

21.086.646

17.289.193

+21,96

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

19.453.406

18.243.022

+6,63

Hạt tiêu

19.280.810

18.455.754

+4,47

Giày dép các loại

19.031.139

14.254.260

+33,51

Sản phẩm gốm, sứ

17.156.615

14.502.820

+18,30

Chất dẻo nguyên liệu

16.328.811

17.403.126

-6,17

Kim loại thường khác và sản phẩm

15.335.627

24.141.737

-36,48

Dây điện và dây cáp điện

11.737.631

10.597.186

+10,76

Gỗ và sản phẩm gỗ

9.645.288

10.312.140

-6,47

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

9.085.423

8.674.735

+4,73

Vải mành, vải kỹ thuật khác

8.510.084

11.682.718

-27,16

Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù

7.046.703

7.442.078

-5,31

Hóa chất

5.772.796

3.658.652

+57,78

Sản phẩm từ cao su

4.888.340

7.951.592

-38,52

Giấy và các sản phẩm từ giấy

3.982.941

3.723.221

+6,98

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

2.314.156

2.733.846

-15,35

Phân bón các loại

1.957.582

3.796.073

-48,43

Than đá

1.551.372

7.935.691

-80,45

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

915.931

771.850

+18,67

Quặng và khoáng sản khác

61.119

55.332

+10,46


Theo Vinanet

Trở về

Bài cùng chuyên mục