Loại bom bí mật có thể làm nổ tung máy bay Ai Cập
Người già Nhật Bản cố tình phạm tội để được vào tù
Ngoài siêu tăng Armata, NATO phải “sợ” vũ khí nào của Nga?
Obama kết thúc tốt đẹp chuyến thăm lịch sử tới châu Á
Ấn Độ thử thành công tên lửa siêu thanh BrahMos
Tin thế giới đọc nhanh tối 25-02-2016
- Cập nhật : 25/02/2016
Tổng thống Putin tuyên bố tiếp tục không kích IS ở Syria
Hàng trăm doanh nghiệp Anh phản đối việc rời khỏi EU
Thủ tướng Anh David Cameron phát biểu sau hội nghị thượng đỉnh của các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels (Bỉ) hôm 19.2 - Ảnh: Reuters
Hơn 1/3 doanh nghiệp hàng đầu Anh quốc mới đây lên tiếng kêu gọi người dân bỏ phiếu để đất nước vẫn ở lại Liên minh châu Âu (EU), cho rằng chuyện 'Brexit' sẽ cản trở đầu tư, đe dọa công ăn việc làm.
Dân Ukraine đã "mất sạch" niềm tin vào chính quyền
Hoạt động của Tổng thống Ukraine Petr Poroshenko, của Chính phủ, Quốc hội và của phần lớn lãnh đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật của Ukraine đang không nhận được sự ủng hộ của phần lớn người dân.
Mới đây, Viện Gorshenin đã thực hiện cuộc khảo sát thăm dò dư luận xã hội toàn Ukraine với chủ đề "Tâm trạng chính trị-xã hội của người dân Ukraine". Tham gia vào cuộc thăm dò này có gần 2 nghìn người trên 18 tuổi ở tất cả các khu vực của Ukraine. Sai số cho phép ở cuộc thăm dò này là 2,2%.
Theo kết quả được Viện Gorshenin công bố, có hơn 70% người dân Ukraine không ủng hộ các hoạt động của Tổng thống Poroshenko và có đến 85% phản đối các hoạt động của Thủ tướng Yatsenuk.
Hoạt động của Bộ trưởng Tài chính Ukraine Natalia Yaresko không nhận được sự ủng hộ của 68,8% người dân, trong khi đó tỷ lệ không ủng hộ Bộ trưởng Quốc phòng Stepan Poltorak là 63,5% và Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov là 77,2%.
Trong khi đó, tỉ lệ người dân không ủng hộ hoạt động của các quan chức khác cũng khá cao. Có đến 72,6% bày tỏ sự không hài lòng với hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Ukraine Vladimir Groisman, 78,2% không hài lòng với Thư Ký Hội đồng An ninh Quốc gia Aleksandr Turchinov.
Tỷ lệ không ủng hộ đối với Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) Vasili Gritsak dừng ở mức 55%, còn tỷ lệ không ủng hộ Tổng Công tố viên Viktor Shokin là 73,2%.
Có đến 83,5% số người được hỏi không tin tưởng vào các hoạt động của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ukraine Valeria Gontareva. Tỷ lệ không ủng hộ hoạt động của Tỉnh trưởng Odessa Mikhail Saakashvili thấp hơn một chút, dừng ở mức 49,5%.
Tình trạng người dân thiếu tin tưởng cũng xảy ra đối với các bộ ngành Ukraine. Tỷ lệ không ủng hộ đối với Bộ Quốc phòng là 43%, lực lượng cảnh sát là 51%, SBU là 68,7%, ngân hàng 80%, các liên minh trong Quốc hội là 82,4%, văn phòng bộ trưởng 86,2%, Quốc hội 87,6%, Viện công tố là 85,5% và Tòa án là 89,3%.
Ukraine hiện đang trong giai đoạn khủng hoảng sâu sắc về kinh tế, chính trị và thực sự đang đứng ở ngưỡng phá sản.
Nước này đã ghi nhận mức độ sụt giảm kỷ lục sự hài lòng về chất lượng cuộc sống. Trong khi đó, số người tự cho là mình nghèo trong năm qua đã tăng lên 79%.
Sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, trị giá đồng Grivna (tiền Ukraine) giảm đi gấp 3 lần là những dấu ấn đáng quên của Ukriane trong năm 2015.
Theo các số liệu của Bộ Tài chính Ukraine, trong tháng 1/2015, thu nhập trung bình của người dân Ukraine đạt 3.455 grivna (gần 160 USD). Đây là một trong các chỉ số thu nhập thấp nhất châu Âu.
Lạm phát tại Ukraine trong năm 2015 đã tăng lên mức 43,3%. Theo các số liệu của cơ quan thống kê Ukraine, dân số Ukraine trong năm 2014 đã giảm đi 164 nghìn người.
Trong nửa đầu năm 2015, kim ngạch thương mại bán lẻ ở Ukraine sụt giảm 24% mà nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập của người dân bị sụt giảm vì lạm phát gia tăng mạnh.
Nền kinh tế Ukraine năm 2015 sụt giảm 10%. Tạp chí The Economist gọi nền kinh tế Ukraine là "tồi tệ nhất thế giới".
Chính trường Nhật Bản biến động mạnh, ông Abe đối mặt thách thức lớn.
Hai đảng đối lập lớn nhất Nhật Bản công bố kế hoạch hợp nhất thành một đảng mới trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện,
Theo hãng tin Kyodo, ngày 23/2, đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) - đảng đối lập lớn nhất Nhật Bản, và đảng Duy tân Nhật Bản (JIP) - đảng đối lập lớn thứ hai, đã công bố kế hoạch hợp nhất thành một đảng mới trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện, dự kiến diễn ra vào tháng Bảy tới.
Động thái này được cho là nhằm tạo ra thách thức lớn hơn đối với liên minh cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe.
Các nghị sỹ DPJ cho biết ban lãnh đạo của mỗi đảng đã họp trong ngày 23/2 và thông qua kế hoạch về việc sáp nhập hai đảng. Theo kế hoạch, đảng JIP sẽ giải thể, sáp nhập vào đảng DPJ và đảng mới sẽ được thành lập sớm nhất là vào cuối tháng Ba.
Đảng JIP đề xuất đảng mới sẽ được thành lập với khoảng 100 thành viên và sẽ có tên gọi mới, trong khi các nghị sỹ kỳ cựu của DPJ muốn tiếp tục giữ tên đảng DPJ.
Dự kiến, hai đảng sẽ thảo luận vấn đề hợp nhất khi tổ chức các cuộc họp nội bộ đảng vào ngày 24/2. Nếu cả hai đảng chấp nhận kế hoạch, DPJ và JIP sẽ tiến hành họp và chính thức thúc đẩy kế hoạch, cũng như thảo luận về việc tên mới của đảng.
Nếu được hợp nhất, đảng mới sẽ chiếm 93 ghế trong tổng số 475 ghế Hạ viện, trong khi liên minh cầm quyền giữa đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Thủ tướng Abe và đảng Công minh Mới (NKP) chiếm 325 ghế tại Hạ viện và chiếm 64/242 ghế tại Thượng viện.
Tuy nhiên, theo khảo sát công chúng của hãng thông tấn Kyodo, gần 66% người được hỏi cho rằng DPJ và JIP không cần phải sáp nhập, trong khi chỉ có gần 21% người được hỏi ủng hộ kế hoạch này.
Trong một động thái liên quan, cùng ngày, DPJ và JIP cùng ba đảng đối lập khác đã nhất trí hợp tác và liên kết nhằm đua tranh với liên minh cầm quyền của Thủ tướng Abe trong cuộc bầu cử Thượng viện tới.
Theo quy định, 121 ghế, tức 1/2 số ghế Thượng viện sẽ được bầu lại ba năm một lần.
Trên 800 người Hồi Giáo từ Đức đổ tới Trung Đông tham chiến
Theo Cục Hình sự Liên bang Đức (BKA), hiện có trên 800 người Hồi giáo từ Đức tới tham gia các lực lượng thánh chiến ở Syria và Iraq.
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn nguồn từ BKA cho biết nhiều người Hồi giáo ở Đức vẫn bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cũng như các tổ chức khủng bố khác lôi kéo, dụ dỗ.
Tính tới nay đã có trên 800 người Hồi giáo từ Đức tới Syria và Iraq để gia nhập các nhóm thánh chiến.
Theo Cục Bảo vệ Hiến pháp Liên bang (BfV), đến tháng 7/2015, có khoảng 720 trường hợp từ Đức tới Trung Đông theo diện du lịch để tham gia thánh chiến, 1/5 số này là phụ nữ. Tới cuối năm 2015, con số này đã tăng lên 780 trường hợp. BKA cho biết trong sáu tháng qua số trường hợp "du khách thánh chiến" đã giảm so với những tháng trước đó.
Cũng theo BKA, hiện khoảng 1/3 số phần tử thánh chiến ở Trung Đông đã trở lại Đức. Giới chức an ninh nước này cho biết đã có trên 130 phần tử thánh chiến từ Đức bị thiệt mạng ở Syria hay Iraq, trong đó có một số trường hợp do đánh bom liều chết.