Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan hôm qua 2/6 lên tiếng ủng hộ ứng viên tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa. Động thái khá bất ngờ này của người đứng đầu Hạ viện có thể coi là nỗ lực thống nhất lại đảng Cộng hòa sau những rạn nứt do cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.
Tin thế giới đọc nhanh chiều 28-05-2016
- Cập nhật : 28/05/2016
Triều Tiên bị nghi tấn công mạng các ngân hàng châu Á
Các nhà nghiên cứu cho rằng loạt tấn công kỹ thuật số gần đây tại các ngân hàng châu Á liên quan đến Triều Tiên.
Ngày 26/5, nhóm nghiên cứu của hãng bảo mật kỹ thuật số Symantec cho biết họ có bằng chứng liên quan đến cuộc tấn công mạng một ngân hàng ở Philippines hồi tháng 10 năm ngoái, cùng ngân hàng Tienphong tại Việt Nam vào tháng 12 và một ngân hàng Bangladesh hồi tháng 2 năm nay. Các vụ việc dẫn đến số tiền hơn 81 triệu USD bị lấy đi.
Trong ba vụ tin tặc gần đây nhằm vào ngân hàng, các chuyên gia Symantec cho hay, những tên trộm đã triển khai một loại mã hiếm, mới được biết đến trong hai trường hợp trước đó là vụ đột nhập hãng Sony Pictures vào tháng 12/2014 và các cuộc tấn công vào ngân hàng cùng công ty truyền thông tại Hàn Quốc năm 2013.
"Nếu bạn tin Triều Tiên đã đứng sau các vụ tấn công trên, thì ba vụ tin tặc ngân hàng cũng là sản phẩm của Triều Tiên. Chúng tôi chưa bao giờ thấy vụ tấn công nào mà một quốc gia thực hiện và đánh cắp tiền. Đây là lần đầu tiên", New York Times dẫn lời Eric Chien, chuyên gia bảo mật của Symantec, người phát hiện mã tương tự được sử dụng trong ba vụ việc, giải thích.
Triều Tiên bị nghi là quốc gia đứng sau các vụ tấn công kỹ thuật số nhằm vào các ngân hàng. Ảnh minh hoạ: IStock
Giới nghiên cứu và quan chức chính phủ Mỹ từng phát hiện hàng nghìn vụ tin tặc liên quan đến các tên trộm của nhiều quốc gia. Mỹ và Israel từng liên đới đến vụ tấn công phá huỷ máy li tâm của Iran, hay quân đội và các nhà thầu Trung Quốc từng đánh cắp bí mật quân sự để trao đổi với doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, tin tặc tại ngân hàng Bangladesh và Đông Nam Á là trường hợp đầu tiên một quốc gia sử dụng mã độc hại hoàn toàn vì lợi nhuận tài chính.
Các vụ tin tặc đã nâng cảnh báo đối với ngành ngân hàng toàn cầu bởi những tên trộm đã tiếp cận Swift, một tập đoàn ngân hàng có trụ sở tại Brussels, nơi quản lý hệ thống tin nhắn thanh toán an toàn nhất thế giới.
Mỹ từng khẳng định Triều Tiên là thủ phạm tấn công mạng hãng phim Sony Pictures vào năm 2014. Bình Nhưỡng được cho là đứng sau vụ việc sau khi hãng phim này sản xuất bộ phim hài giả tưởng với nội dung ám sát nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Ngày 20/3/2013, một cuộc tấn công quy mô lớn đã gây rối loạn hoạt động của hàng loạt ngân hàng và cơ quan truyền thông Hàn Quốc. Cuối tháng 12/2014, hệ thống máy tính tại nhà máy điện hạt nhân nước này bị xâm nhập. Seoul khẳng định nghi phạm chính là Triều Tiên.
Ukraine “cấm cửa” cựu Tổng thống Liên Xô Gorbachev
Vì ủng hộ động thái của Liên bang Nga với Crimea (Crưm), cựu Tổng thống Liên Xô cũ, ông Mikhail Gorbachev, đã bị Ukraine từ chối cho nhập cảnh trong 5 năm.
Hãng tin RT của Nga tối 26/5 dẫn tuyên bố trên trang Twitter chính thức của Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) cho biết “vì ủng hộ công khai việc Crimea sáp nhập (vào Nga), ông Mikhail Gorbachev bị cấm nhập cảnh Ukraine trong 5 năm”.
Khi được hỏi về phản ứng của mình trước quyết định của phía Ukraine, cựu Tổng thống Liên Xô cũ, năm nay đã 85 tuổi cho rằng “việc bình luận thế nào là tùy thuộc vào các nhà báo”.
Trong khi đó, hồi đầu tuần này, ông tuyên bố “không đi thăm Ukraine và cũng không có kế hoạch làm việc đó”, đồng thời khăng khăng nói rằng mình sẽ “không bị cuốn vào tranh cãi chính trị”.
Xa hơn nữa, vào Chủ nhật (22/5), khi trả lời phỏng vấn tờ Sunday Times của Anh, ông Gorbachev nhấn mạnh sự ủng hộ của mình đối với động thái sáp nhập Crimea của Liên bang Nga, cho biết trong tình huống như vậy, ông cũng sẽ hành động tương tự như Tổng thống Nga đương nhiệm Vladimir Putin.
Ngày 16/3/2014, sau cuộc chính biến ở Ukraine, người dân Crimea và Sevastopol, một thành phố có vị trí đặc biệt trên bán đảo, đã bỏ phiếu để tách khỏi Ukraine trong một cuộc trưng cầu ý dân.
Kết quả là có tới 97% dân số (gần 2 triệu người) từ chối công nhận chính phủ mới của Ukraine và ủng hộ việc sáp nhập vào Nga.
Ngày 21/3/2014, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh công nhận nền độc lập của Crimea và được gia nhập vào nước Nga.
Sắc lệnh của Tổng thống Putin cũng cho phép cảng Sevastopol, nơi có căn cứ Hạm đội Biển Đen, được hưởng quyền tự trị đặc biệt bên trong Cộng hòa Crimea.
Chính phủ Nga cam kết sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế địa phương và bảo đảm cuộc sống ổn định cho khoảng 2,1 triệu người dân, trong đó 60% là người gốc Nga.
Trung Quốc nói Nhật Bản “diễn trò” khi bàn về Biển Đông trong G7
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải). Ảnh: Business Insider
Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) tổ chức tại Nhật Bản sẽ bàn về nhiều vấn đề, trong đó có an ninh hàng hải, cụ thể là tình hình Biển Đông.
Theo đó, các lãnh đạo sẽ tái khẳng định vai trò quan trọng của luật pháp quốc tế, và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, phản đối các tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc và hoạt động xây dựng đạo nhân tạo trên Biển Đông. Tuy nhiên chương trình nghị sự sẽ không nêu đích danh Trung Quốc.
Tuy vậy, thông tin này vẫn châm ngòi cho "cơn giận" trong giới truyền thông Trung Quốc. Nhiều tờ báo đã đồng loạt đăng các bài nghị luận chỉ trích chương trình nghị sự. Tờ Nhật báo Trung Hoa và Tân Hoa Xã dẫn lời Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh chỉ trích Nhật Bản lèo lái một cách “vụng về” hội nghị thượng đỉnh G7 theo ý đồ của nước chủ nhà và Mỹ, chứ không đại diện cho lợi ích của G7.
Bà Hoa nói động thái của Nhật Bản là “khôn vặt” khi lợi dụng vị thế chủ tọa G7, trong khi hội nghị thượng đỉnh nên tập trung vào các vấn đề kinh tế và hợp tác toàn cầu "thay vì chọc ngoáy vào các xung đột quốc tế".
Bà này lớn lối lặp lại rằng các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông là hoàn toàn hợp lý và hợp pháp, rằng nước này có quyền và nghĩa vụ bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
"Đôi lúc, Nhật Bản liên tục thổi phồng vấn đề Biển Đông, gây rối ở mọi nơi… Đây chỉ là một màn diễn vụng về khác của Nhật Bản”, Bà Hoa võ đoán cáo buộc.
Thêm bị cáo dính líu đến vụ tham nhũng chấn động Hải quân Mỹ
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 27/5 thông báo 3 sĩ quan hải quân đương chức và đã nghỉ hưu đang đối mặt với cáo buộc tham nhũng liên quan đến một nhà thầu quốc phòng ở Singapore.
Theo báo Washington Post, các bị cáo là cựu đại úy hải quân Michael Brooks (57 tuổi), cựu trung tá Bobby Pitts (47 tuổi) và thiếu tá Gentry Debord (47 tuổi). Họ bị cáo buộc dính líu đến vụ tham nhũng mà nhân vật chính là công ty Glenn Defense Marine Asia (GDMA). Đây là công ty chuyên cung cấp dịch vụ cho Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ.
Vụ tham nhũng liên quan đến GDMA bị phanh phui vào tháng 9/2013. Đây là một trong những bê bối nghiêm trọng của Hải quân Mỹ. Các công tố viên cho biết, số người bị điều tra đã lên đến gần 200 người. Thậm chí, khoảng 30 đô đốc đang bị xem xét liệu có vi phạm đạo đức hoặc trót "nhúng chàm" hay không.
Đến nay, 13 người đã bị buộc tội và 9 người đã nhận tội, bao gồm cựu tổng giám đốc của GDMA là Leonard Francis. Francis là doanh nhân người Myanmar và còn có biệt danh "Fat Leonard".
Leonard Francis, nhân vật tâm điểm trong bê bối tham nhũng nghiêm trọng ở Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ. Ảnh: NBC
Trong vụ mới nhất, Bộ Tư pháp Mỹ nói Brooks và Debord bị buộc tội nhận hối lộ, trong khi các tội dành đối với Pitts là âm mưu lừa gạt chính phủ và 2 tội danh về cản trở thực thi công lý.
Cụ thể, theo cáo trạng, Brooks khi còn là tùy viên hải quân tại Đại sứ quán Mỹ ở Manila khoảng năm 2006 đến 2008 đã tận dụng chức vụ này để mang lại các hợp đồng có lợi cho Francis.
Ông cũng giúp GDMA hoàn thiện các thủ tục ngoại giao để công ty này được đưa binh sĩ vũ trang vào Philippines mà không cần qua kiểm tra, cũng như không phải thực hiện các nghĩa vụ hải quan khác.
Đổi lại, Brooks được cung cấp các dịch vụ du lịch và giải trí cao cấp, nghỉ dưỡng ở những khách sạn sang trọng và gái mại dâm.
Trong khi đó, Pitts bị buộc tội can thiệp vào quá trình điều tra của thanh tra hải quân đối với công ty GDMA, qua đó công ty có thể lên kế hoạch đối phó. Để bù đắp, Francis cũng cung cấp cho Pitts những dịch vụ giải trí cao cấp, tiệc tùng và các lần hoan lạc cùng gái mại dâm.
Cáo buộc đối với Debord, sĩ quan phụ trách hậu cần và tiếp tế, là cung cấp thông tin cho Francis về những cuộc điều tra của thanh tra hải quân nhằm vào những mánh khóe lập hóa đơn của GDMA, cũng như thông tin của các đối thủ khi đấu thầu. Debord cũng nhận lại các "dịch vụ" từ Francis tương tự như Brooks và Pitts.
Ngày 27/5, Brooks và Pitts đều đã ra hầu tòa lần đầu ở tòa án tại bang Virginia, Debord ra tòa tại Nam California.
Công ty GDMA của Francis đã nắm giữ các hợp đồng trị giá hơn 200 triệu USD để tiếp tế và tiếp nhiên liệu cho các tàu của Hải quân Mỹ hoạt động khắp châu Á.
Hồi năm 2015, Francis đã thừa nhận các hành vi nhằm qua mặt lãnh đạo hải quân như làm giả hóa đơn trị giá ít nhất 35 triệu USD, âm mưu hối lộ "hàng loạt" quan chức như tặng tiền mặt, tặng phẩm, các bữa tiệc đắt tiền, môi giới gái mại dâm và nhiều dịch vụ khác trong hơn một thập kỷ
Iran có thể san phẳng Israel trong 8 phút
Tuyên bố trên là của Ahmad Karimpour, một tư lệnh cấp cao của quân đội Iran, được đưa ra sau khi nước này thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo dễ dàng vươn tới Israel.
Theo kênh truyền hình Al Arabiya, ông Ahmad Karimpour đang làm cố vấn cấp cao cho al-Quds, đơn vị tinh nhuệ thuộc Lực lượng Vệ binh Cộng hòa Iran.
Trong tuyên bố được kênh truyền hình Al Arabiya dẫn lời, ông Ahmad Karimpour nói: “Nếu được lãnh tụ tối cao ra lệnh, bằng khả năng và phương tiện của mình, chúng tôi sẽ san phẳng chính quyền Do Thái trong chưa đầy đầy 8 phút”.
Lãnh tụ tối cao mà vị tư lệnh trên nhắc tới là Đại giáo chủ Ali Khamenei, nhân vật quyền lực nhất ở Iran, từng nhiều lần đe dọa sẽ tiêu diệt Nhà nước Do Thái.
Vào tháng 11 năm ngoái, truyền thông chính thức của Iran dẫn lời nhà lãnh đạo 76 tuổi này cho rằng Israel sẽ không tồn tại trong 25 năm nữa. Một năm trước đó, ông Ali Khamenei đã cho công bố kế hoạch 9 bước nhằm “làm cỏ” Israel trên trang Twitter của mình.
Còn vào đầu tháng này, hãng thông tấn nhà nước Tasnim của Iran cho biết quân đội nước này vừa thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo dẫn đường chính xác có tầm bắn 2.000 km, dễ dàng vươn tới Israel.