Thay vì chia sẻ nỗi đau với người dân và chính phủ Nhật Bản trước các trận động đất vừa qua, một số công ty, nhà hàng ở TQ lại thể hiện thái độ hả hê, kích động tâm lý chống Nhật.
Tin thế giới đọc nhanh tối 24-02-2016
- Cập nhật : 24/02/2016
Các nước mua vũ khí đối phó Trung Quốc
Ngày 22-2, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) đã công bố báo cáo về tình hình mua bán vũ khí trên thế giới giai đoạn 2011-2015.
Báo cáo ghi nhận giữa giai đoạn năm năm từ 2006-2010 đến 2011-2015, kim ngạch mua bán vũ khí đã tăng 14%.
Về xuất khẩu vũ khí, Mỹ đứng đầu với 33% thị phần so với 29% thị phần năm 2006-2010.
Giám đốc chương trình Vũ khí và chi tiêu quân sự của SIPRI Aude Fleurant nhận xét: “Mỹ đã bán hoặc cung cấp vũ khí cho 96 quốc gia trong năm năm qua. Ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đã chuẩn bị nhiều hợp đồng xuất khẩu lớn, trong đó có tổng cộng 611 máy bay F-35 bán cho chín nước”.
Dù bị phương Tây cấm vận kinh tế nhưng Nga chỉ đứng sau Mỹ với 25% thị phần. Nga chiếm 93% số vũ khí giao cho Đông Nam Á.
Thứ ba là Trung Quốc với tỉ lệ xuất khẩu tăng 139% trong năm năm qua.
Bắc Kinh cung cấp vũ khí cho 37 nước, trong đó phần lớn giao cho Pakistan (35%), Bangladesh (20%) và Myanmar (16%).
Về nhập khẩu vũ khí, thứ tự lần lượt là Ấn Độ, Saudi Arabia, Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
5/10 nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất là các quốc gia châu Á và châu Đại Dương (chiếm 46% kim ngạch nhập khẩu), gồm Ấn Độ (14%), Trung Quốc (4,7%), Úc (3,6%), Pakistan (3,3%), Hàn Quốc (2,6%).
Hãng tin Deutsche Welle (Đ?c) ghi nh?n hai n??c ??ng ch? ?:
ức) ghi nhận hai nước đáng chú ý:
• Ấn Độ: Nước này chiếm 44% nhập khẩu vũ khí toàn khu vực. Về thiết bị hải quân, đặc biệt là tàu ngầm thì Ấn Độ là nước nhập khẩu nhiều nhất thế giới.
Ấn Độ nhập khẩu vũ khí mạnh vì ngành công nghiệp vũ khí chưa thể sản xuất vũ khí mang tính cạnh tranh. Trong vũ khí bán cho Ấn Độ, Nga chiếm 70%, kế đến là Mỹ (14%) và Israel (4,5%).
• Trung Quốc: Nước này nhập khẩu chủ yếu vũ khí và phụ tùng quan trọng, trong đó có máy bay vận tải lớn, trực thăng, động cơ cho máy bay, xe vận tải và tàu chiến.
Trung Quốc đang tìm cách hiện đại hóa năng lực sản xuất vũ khí nội địa. Báo cáo của SIPRI ghi nhận 10 năm qua Trung Quốc đã giảm 25% kim ngạch nhập khẩu vũ khí. Dù vậy, về ngắn hạn và trung hạn, Trung Quốc vẫn cần nhập khẩu động cơ.
Dự báo châu Á-Thái Bình Dương vẫn tiếp tục tăng chi tiêu quốc phòng từ 435 tỉ USD năm 2015 lên 533 tỉ USD năm 2020.
Nguyên nhân vì sao?
Chuyên gia Siemon Wezeman thuộc chương trình Vũ khí và chi tiêu quân sự của SIPRI nêu các lý do:
Ngành công nghiệp quân sự các nước châu Á-Thái Bình Dương chưa phát triển. Ngay cả Nhật cũng chỉ mới sản xuất theo hình thức nhượng quyền.
Nhiều nước đang tranh chấp lãnh thổ như Ấn Độ-Pakistan, hai miền Triều Tiên, các nước tranh chấp ở biển Đông.
Chuyên gia Sophie-Charlotte Fischer nhận xét: “Để đối phó các mối đe dọa bên ngoài, Trung Quốc đã đầu tư lớn để phát triển năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD)”.
Từ đó, GS Zachary Abuza ở Trường Chiến tranh quốc gia (Mỹ) nhận định: “Các nước châu Á-Thái Bình Dương mua vũ khí để đối phó với Trung Quốc”.
Chuyên gia Siemon Wezeman nhận định để ngăn ngừa chạy đua vũ trang, giải pháp lựa chọn là giải quyết vấn đề theo cách hòa bình và xây dựng lòng tin lẫn nhau.
Ngày 22-2, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Iran thông báo Iran đã đàm phán mua thế hệ tên lửa đất đối không mới S-300 của Nga nhằm cải thiện hệ thống phòng không. Hôm trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoygu đã đến Iran. Hồi giữa tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehghan đã sang Moscow tham dự lễ chuyển bộ phận đầu tiên của tổ hợp tên lửa S-300 cho Iran. TNL
30% nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc là động cơ máy bay.
Châu Á-Thái Bình Dương vẫn tiếp tục tăng chi tiêu quốc phòng từ 435 tỉ USD năm 2015 lên 533 tỉ USD năm 2020 như báo cáo cuối năm ngoái của Công ty tư vấn IHS (Mỹ), tức chiếm 1/3 chi tiêu quốc phòng thế giới trong năm năm tới.
Nước biển đang dâng cao nhanh chóng
Mực nước biển trên trái đất đang tăng nhanh gấp nhiều lần trong 2.800 năm qua do hiện tượng ấm lên toàn cầu gây ra bởi con người.
Một nhóm các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu hơn 20 địa điểm trên khắp thế giới bằng cách dùng thiết bị chuyên dụng đào sâu vào lòng đất để tính toán mức độ gia tăng và sụt giảm của nước biển qua từng thời kỳ.
Nhà hải dương học Ben Horton tiết lộ họ đã đi khắp thế giới để xem xét các cánh đồng muối và nhiều địa điểm ven biển khác nhằm xác định mực nước biển vào những thời điểm khác nhau.
Nhóm nghiên cứu còn sử dụng các sinh vật đơn bào nhạy cảm với độ mặn,rừng ngập mặn, san hô, trầm tích và các đầu mối khác để đo đạc mức độ trồi sụt của mực nước biển. Sự gia tăng của chì vào đầu thời kỳ công nghiệp và các đồng vị chỉ nhìn thấy trong thời đại nguyên tử cũng được lấy làm tiêu chí so sánh.
Nước biển tăng làm xuất hiện bão lũ nhiều hơn. Trong ảnh là siêu bão Sandy tàn phá khu vực Ortley Beach, bang New Jersey - Mỹ năm 2012. Ảnh: AP
Các nhà khoa học phát hiện cho đến những năm 1880 và giai đoạn bước vào thời kỳ công nghiệp, mực nước biển ở khu vực tăng nhanh nhất đo được là 1-1,5 inch (3-4 cm) trong một thế kỷ. Suốt quãng thời gian đó, mực nước biển toàn cầu dao động trong khoảng 3 inch trung bình mỗi 2.000 năm.
Nhưng vào thế kỷ XX, mực nước biển trên trái đất tăng 5,5 inch (14 cm). Hai nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí của Viện hàn lâm khoa học Mỹ, Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS), hôm 22-2 cho biết vào năm 2100, mực nước ở các đại dương trên thế giới sẽ tăng từ 11-52 inch (28-131 cm) tùy thuộc nhiệt lượng do con người thải ra.
Giáo sư Bob Kopp, tác giả chính của bản nghiên cứu, nói rằng nhìn lại 3 thiên niên kỷ qua, sự gia tăng nhiệt độ trong thế kỷ XX là do con người sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu hóa thạch. Quay trở lại 3.000 năm trước, mực nước biển có xu hướng giảm cho đến khi bắt đầu thời đại công nghiệp.
Đồng tác giả bản nghiên cứu Stefan Rahmstorf đến từ Viện nghiên cứu tác động của khí hậu Potsdam tại Đức, dự báo nếu mực nước biển tiếp tục tăng lên khoảng 18 inch sẽ gây ra bão lũ nhiều hơn. Và trong trường hợp ô nhiễm khí nhà kính tiếp tục với tốc độ hiện tại, mực nước biển sẽ tăng 22-52 inch (57-131 cm).
Chuyên gia khí tượng Jonathan Overpeck tại Đại học Arizona cũng nhận xét có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhiệt độ trái đất ấm dần lên và nước biển tăng cao.
Tổng thống Putin và Assad đang chơi trò hai mặt?
Truyền thông Nga gần đây nổi lên thông tin Tổng thống Syria Bashar Assad ngày càng thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Moscow và những quan điểm đối lập giữa Syria và Nga đang trở thành chủ đề nóng.
Theo tạp chí Forbes, Moscow từng yêu cầu Tổng thống Assad tiến tới giải pháp hòa bình bằng các cuộc hòa đàm ở Geneva – Thụy Sĩ nhưng thay vào đó, nhà lãnh đạo Syria lại đề nghị hỗ trợ về quân sự và chính trị để lập lại trật tự trong nước.
Khi Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi tất cả các bên tham chiến trong cuộc xung đột hơn 4 năm ở Syria thực thi lệnh ngừng bắn đạt được ở TP Munich – Đức hồi đầu tháng này, ông Assad vẫn tuyên bố sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi đòi lại tất cả vùng lãnh thổ ở quốc gia mình.
Những ngày gần đây, một tờ báo Nga giật tít “Ông Assad không muốn tuân thủ lệnh ngừng bắn do Nga đề xuất” khiến người ta không khỏi suy nghĩ về thực hư mối quan hệ giữa hai ông Putin và Assad cũng như chiêu trò mà họ có thể đang vẽ vời để che mắt các nước phương Tây.
Ông Alexander Shumilin, giám đốc Trung tâm Phân tích Xung đột Trung Đông (CAMEC), trong cuộc phỏng vấn với tờ Novaya Gazeta đã nói rằng Nga và Syria đang chơi một trò chơi với phương Tây. “Dĩ nhiên là ông Assad không thể làm bất cứ điều gì trái ý Moscow. Nga chủ yếu ném bom ở Syria, không phải chế độ Assad” – ông Shumilin khẳng định.
Giám đốc CAMEC cũng nhấn mạnh hầu hết các cuộc không kích của Nga ở Syria không nhằm vào mục tiêu nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ông Shumilin nói: “Một bức tranh ảm đạm đang hình thành: mặt trận chống chế độ Assad ôn hòa đang dâng cao từ hai phía trên mặt đất – quân đội chính phủ do Không quân Nga hỗ trợ ở phía Tây và IS ở phía Đông”.
Hồi tháng trước, cựu Ngoại trưởng Ukraine Vladimir Ogryzko cho rằng ý tưởng từ bỏ ông Assad của Moscow chỉ nhằm thể hiện cho phương Tây thấy rằng “Anh rõ rồi đấy, tôi đã yêu cầu Assad từ chức nhưng ông ấy không đồng ý”.
Ông Ogryzko cho biết thêm Điện Kremlin đã hành động tương tự ở Ukraine bằng cách hợp thức hóa quan điểm “Chúng tôi phấn đấu để hướng tới một cách giải quyết nhưng bị phiến quân ly khai can thiệp”.
Quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo Nga – Syria có thể phải mất một thời gian để hạ hồi phân giải và không loại trừ họ đang chơi trò “cảnh sát tốt, cảnh sát xấu”, tức hai bên thông đồng với nhau và Nga âm thầm ủng hộ Syria dù ngoài mặt muốn loại bỏ nhà lãnh đạo của họ khỏi vị trí quyền lực.
NATO tập trận chống ngầm quy mô trên Địa Trung Hải
Các tàu chiến, tàu ngầm và máy bay chống ngầm của 8 quốc gia thành viên NATO bao gồm Anh, Pháp, Đức, Hy Lạp, Italy, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ hôm qua bắt đầu cuộc tập trận mang tên Dynamic Manta 2016, ngoài khơi bờ biển Sicily của Italy, Sputnik dẫn báo cáo của NATO cho biết.
Các bài tập với tình huống giả định chống lại các mối đe dọa từ tàu ngầm địch trong một môi trường biển rộng và phức tạp như Địa Trung Hải sẽ tăng cường đáng kể năng lực hiệp đồng tác chiến đa quốc gia của của hải quân các nước thành viên NATO.
Theo đó, các tàu ngầm tham gia tập trận sẽ luân phiên đóng vai trò tàu địch bị săn đuổi. Các tàu ngầm tấn công sẽ hiệp đồng chặt chẽ với các tàu chiến và lực lượng máy bay săn ngầm trên không truy đuổi và khóa bằng được mục tiêu đã định.
Mỹ và NATO gần đây liên tục tăng cường sự liên kết và phối hợp quân sự tại khu vực châu Âu mà theo họ là nhằm đối phó "các mối đe dọa đang gia tăng". Đầu tháng 2/2016 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết Washington sẽ tăng gấp 4 lần khoản kinh phí dành cho các kế hoạch tăng cường sự hiện hiện quân sự của Mỹ tại châu Âu, đạt 3,4 tỷ USD vào năm 2017.
Căng thẳng giữa Nga và NATO tăng cao kể từ sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ. Trong năm 2015 các nước thành viên NATO như Phần Lan và Latvia từng phát hiện tàu ngầm Nga gần vùng biển của họ. Phi cơ Nga cũng bị cáo buộc nhiều lần tiếp cận, thậm chí là vi phạm không phận các nước Bắc Âu và Bắc Đại Tây Dương (Nordic) cũng như Baltic.
Kể từ khi Nga can thiệp quân sự vào Syria cuối tháng 9/2015, vùng biển Địa Trung Hải chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng số lượng tàu chiến của các bên, khiến giới phân tích liên tục cảnh báo về nguy cơ xảy ra đụng độ và xung đột.
Úc, New Zealand cũng bực Trung Quốc
Việc Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida bỏ kế hoạch sang Bắc Kinh vào tháng 4 tới như là một phản ứng mạnh mẽ của Tokyo đối với Bắc Kinh.
Tàu hải giám của Trung Quốc chặn mũi tàu cảnh sát biển Việt Nam trên Biển Đông hồi tháng 5-2014 - Ảnh: Reuters
Dù việc có tiến hành chiến dịch tuần tra trên biển và trên không hay không là tùy ở mỗi quốc gia, nhưng tôi cho rằng giữ cho các đường biên giới trên biển luôn mở là lợi ích tốt nhất cho chúng ta. Thế thôi
Phó đô đốc Joseph Aucoin, tư lệnh hạm đội 7 của hải quân Mỹ, phát biểu trong chuyến thăm Úc ngày 22-2
Nhật báo Japan Times, trích nguồn từ Chính phủ Nhật, giải thích quyết định của Tokyo: “Gần đây Tokyo đã khiến Bắc Kinh điên tiết qua phản ứng cứng rắn của mình đối với các dự án bồi đắp hàng loạt của Trung Quốc trên Biển Đông đang tranh chấp và bằng những lời chỉ trích rằng Bắc Kinh đã phản ứng thiếu nghiêm khắc đối với việc phóng tên lửa tầm xa mới nhất của CHDCND Triều Tiên”.
Việc Tokyo bất bình trước việc bồi đắp hàng loạt trên Biển Đông cho thấy đây không phải là phản ứng đối với vụ việc mới nhất là Bắc Kinh đưa tên lửa đối không HQ-9 có tầm bắn 200km đến đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, mà là phản ứng đối với cả quá trình lấn chiếm, bồi đắp, quân sự hóa cả ở khu vực quần đảo Hoàng Sa lẫn khu vực quần đảo Trường Sa.
Thật vậy, việc đưa tên lửa HQ-9 tới đảo Phú Lâm chỉ là một chặng nữa trong quá trình quân sự hóa đảo này, sau khi đã tôn tạo sân bay với một đường băng dài 2,5km có thể đón mọi máy bay chiến đấu thế hệ thứ 3 của không quân Trung Quốc, từ J-8II, J-10A đến Sukhoi Su-30MKK, và đã xây xong doanh trại đủ chỗ cho khoảng 1.000 binh sĩ, như Hãng tin UPI đã cảnh báo từ ngày 29-6-2008.
Cùng với việc cải tạo sân bay trên đảo Phú Lâm, Trung Quốc còn xây dựng các đài kiểm thính có khả năng bắt được mọi liên lạc vô tuyến của Việt Nam và Philippines, thậm chí của Malaysia cũng như các đài rađa theo dõi, và xây dựng cầu cảng có thể đón từ tuần dương hạm đến khu trục hạm.
Trước đó, hôm 19-2, tức chỉ một ngày sau khi rộ tin Trung Quốc bố trí tên lửa trên đảo Phú Lâm, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull và thủ tướng New Zealand từ Sydney đã cùng lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh kiềm chế việc quân sự hóa Biển Đông.
Thủ tướng Úc Turnbull phát biểu rằng nếu như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nghiêm túc khi nói đến việc nên tránh điều gọi là “bẫy Thucydides”, tức việc leo thang dẫn đến chiến tranh do cường quốc “cũ” sợ cường quốc “đang nổi lên” lật đổ mình, thì ông Tập phải giải quyết các tranh chấp bằng luật pháp quốc tế.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cũng đã trực tiếp nêu vấn đề này khi đến Bắc Kinh vào tuần qua. Bà thuật lại với báo chí việc can ngăn của bà với đối tác: “Quan điểm của tôi là khi có tên lửa đối không trong một khu vực mà máy bay thương mại vẫn bay thì có nguy cơ nhầm lẫn trong tính toán, cân nhắc”.
Có thể thấy tại sao Nhật, Úc và New Zealand, những quốc gia không tranh chấp trực tiếp ở Biển Đông, đang ngày càng quan ngại hơn trước thực tế rõ rệt là Trung Quốc đã hầu như quân sự hóa xong “trung tâm” của Biển Đông, cả một dải từ khu vực quần đảo Hoàng Sa xuống đến khu vực quần đảo Trường Sa.
Với việc đưa tên lửa đối không đến đảo Phú Lâm, tiếp nối đợt xây dựng trước đó hai sân bay ở các đá Chữ Thập, Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã hình thành một khu vực “chống xâm nhập/chống tiếp cận” (A2/AD) khống chế hầu như toàn bộ Biển Đông.
Song song với việc quân sự hóa để khống chế Biển Đông một cách dai dẳng như thế, ít nhất trên quy mô lớn cũng từ năm 2008 như đã nêu trên, Bắc Kinh đang ra sức “nhân bản” về mặt truyền thông luận điệu “cái bẫy Thucydides” mà ông Tập Cận Bình đã đưa ra trong chuyến thăm Mỹ tháng 9 năm ngoái.
Từ đó, Bắc Kinh đổ thừa rằng tại Mỹ leo thang chặn đầu Trung Quốc không cho Trung Quốc “nổi lên”, tại Mỹ khiêu khích bằng các chuyến “tuần tra tự do hàng hải, hàng không” nên Trung Quốc mới tăng cường phòng thủ, và rằng thế chiến thứ ba sẽ nổ ra ở Biển Đông là không tránh khỏi...!
Thế nhưng, cần nhìn vào cả một quá trình dốc sức của Trung Quốc biến các đảo, đá Phú Lâm, Chữ Thập, Gạc Ma thành những căn cứ bất khả tiếp cận.
Cả quá trình tiêu tốn tiền của và nhân lực đó là để làm gì, nếu không phải là để chiếm, và trong thực tế đã chiếm cả khu vực Hoàng Sa và Trường Sa - vài đảo còn sót lại kia để đó cũng chẳng gấp gáp gì? Đó là một thực tế có thể “sờ” thấy được