Nếu đắc cử tổng thống Mỹ, bà Hillary sẽ trọng dụng ông Obama
Báo chí Hy Lạp tê liệt vì nhà báo tham gia đình công
Hạ viện Malaysia thông qua dự luật TPP
Israel nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ
Triều Tiên có thể phóng tên lửa tầm xa trong tuần này
Trung Quốc và Mỹ có thể bị cuốn vào đại chiến hạt nhân
- Cập nhật : 28/05/2016
(tin kinh te)
Những tranh cãi ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ dần leo thang thành hành động quân sự công khai. Trong khi đó, phía Mỹ lại cho rằng nếu xung đột quân sự với Trung Quốc leo thang tới mức độ nào đó, họ có thể ra đòn răn đe hạt nhân hữu hạn.
Theo UCS, tình hình phát triển vũ khí và bố trí chiến lược của Mỹ và Trung Quốc cho thấy rõ mọi khả năng đều có thể xảy ra trong tương lai.
Hiện nay, cả Washington và Bắc Kinh đều nỗ lực bố trí chiến tranh hơn là tìm cách giảm thiểu nguy cơ chiến tranh thông qua con đường ngoài giao.
Báo cáo của UCS còn cho thấy Lầu Năm góc có kế hoạch chi hơn 100 triệu USD để nâng cấp lực lượng hạt nhân, bao gồm việc phát triển tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân kiểu mới để sử dụng khi xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc trong tương lai.
Nhằm phòng bị với Trung Quốc, gần đây, Quốc hội Mỹ đã thông qua nghị quyết trao quyền mở rộng chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo quy mô lớn.
Những khoản đầu tư mới nhất của phía Mỹ đều được dồn cho lĩnh vực công nghệ quân sự không quân, cũng là nhằm ứng phó với mối đe dọa của Trung Quốc từ vũ trụ.
Đối với phía Trung Quốc, theo UCS, nước này mưu đồ cải thiện công nghệ để nâng cao tính đa dạng cũng như số lượng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Trung Quốc còn nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh, hệ thống phòng thủ tên lửa và xe dẫn đường tên lửa siêu âm.
Báo cáo của UCS cho rằng cả Trung Quốc và Mỹ đều có ý muốn phát động xung đột và tranh chấp quân sự.
Ví dụ: Gần đây, Mỹ cảnh báo rủi ro quân sự từ Trung Quốc leo thang, yêu cầu Trung Quốc ngừng hoạt động lấp biển ở bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham/Panatag), nhưng phía Trung Quốc vẫn dồn sức thúc đẩy hoạt động này.
Những tranh cãi ngoại giao giống chạy đua như vậy dần dần leo thang thành hành động quân sự công khai, khiến người ta không thể không nhớ lại cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh.
Tàu chiến Pháp cùng tàu sân bay Mỹ tiến hành tuần tra chung trên Biển Đông đầu tháng 5 vừa qua. Ảnh: China Times
Tuy nhiên, phía Mỹ lại cho rằng nếu xung đột quân sự với Trung Quốc leo thang tới mức độ nào đó, họ có thể ra đòn răn đe hạt nhân hữu hạn.
Do vậy, không khó để tưởng tượng ra kịch bản leo thang hạt nhân xảy ra vì một sự cố bất ngờ hoặc một sự thiếu cẩn trọng nào đó.
Ví như khả năng lãnh đạo Trung Quốc đánh giá thấp quyết tâm sử dụng vũ khí hạt nhân của phía Mỹ để ngăn chặn chiến tranh thông thường hay như lãnh đạo Mỹ đánh giá thấp ý định trả đũa của phía Trung Quốc sau khi Washington sử dụng vũ khí hạt nhân.
Ngay cả trường hợp phía Trung Quốc phạm sai lầm, tưởng tên lửa thông thường mà Mỹ phóng thành tên lửa mang đầu đạn hạt nhân rồi ra đòn trả đũa, cũng có thể xảy ra. Đương nhiên, phía Mỹ cũng có thể mắc sai lầm tương tự.
Hoàng Hà
Theo Báo Tin Tức