Nhật, Ấn, Úc quan ngại sâu sắc về Biển Đông
Tổng thống Putin lo ngại kẻ thù bên ngoài phá hoại bầu cử Nga
Hiểm họa từ chợ vũ khí Syria trên mạng
Mỹ thử tên lửa để 'nhắn gửi' các đối thủ
Top 10 nước kết nối chặt chẽ nhất với thế giới
Tin thế giới đọc nhanh chiều 26-05-2016
- Cập nhật : 26/05/2016
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 10
Sáng 25/5, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 10 (ADMM 10) với chủ đề “Tăng cường hợp tác quốc phòng vì một cộng đồng ASEAN năng động” đã chính thức diễn ra tại thủ đô Viêng Chăn.
Các đại biểu tham dự hội nghị chụp ảnh chung. Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, tham dự hội nghị có Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh, Ban Thư ký ASEAN. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự Việt Nam tham dự hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Lào, Thượng tướng Chansamone Channhalat - Chủ tịch ADMM 10 - cho biết hội nghị lần này diễn ra sau khi các nước ASEAN ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về thành lập Cộng đồng ASEAN và Tuyên bố Kuala Lumpur ASEAN năm 2025: Cùng vững vàng tiến bước.
Thượng tướng Chansamone Channhalat nêu rõ năm nay là năm thứ 10 ADMM được tổ chức. Trong suốt 10 năm qua, ADMM đã góp phần duy trì hòa bình, an ninh và phát triển khu vực, và đ ã trở thành một phần không thể thiếu của Cộng đồng An ninh - Chính trị ASEAN. ADMM cũng đã đáp ứng yêu cầu của người dân trong khu vực, đặc biệt thúc đẩy hòa bình và ổn đ ịnh ở khu vực. Thông qua đối thoại và hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ASEAN đã tăng cường hiểu biết và lòng tin. Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN đã hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm đưa ra các kế hoạch làm việc đóng góp cho việc bảo vệ hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển khu vực và thế giới.
Ngoài ra, ADMM cũng đã có bước tiến quan trọng với việc đưa các nước bên ngoài khu vực tham gia vào các hội nghị, trao đổi và hợp tác với ASEAN nhằm tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau, theo đó tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) vào tháng 10/2010. Bước tiến này nhằm khuyến khích hợp tác thực chất để ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống lấy ASEAN làm trung tâm.
Thượng tướng Chansamone Channhalat nhấn mạnh, trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến động phức tạp và thách thức, ADMM cần tăng cường năng lực, đoàn kết và thống nhất; đồng thời cũng cần nâng cao vai trò của ADMM trong việc giải quyết các thách thức an ninh một cách hiệu quả và kịp thời. Theo ông, chủ đề “Tăng cường hợp tác quốc phòng vì một cộng đồng ASEAN năng động” của ADMM năm nay phù hợp với mục tiêu thúc đẩy các cam kết, sức mạnh, đoàn kết và thống nhất của ASEAN theo phương châm của ASEAN “Một tầm nhìn, Một bản sắc, Một cộng đồng” và cũng nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh thực chất trong khuôn khổ ADMM nhằm đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống ở khu vực và thế giới.
Ngay sau lễ khai mạc, hội nghị đã nghe báo cáo về tình hình phát triển của ASEAN gần đây do Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh trình bày; báo cáo kết quả Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN (ADSOM) và Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng (ADSOM+); báo cáo kết quả Hội nghị Không chính thức Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 13 (ACDFIM-13).
Theo chương trình nghị sự, các đại biểu sẽ trao đổi về tình hình an ninh khu vực và quốc tế, thông qua một số tài liệu hợp tác trong khuôn khổ ADMM và thông qua Tuyên bố chung của hội nghị. Dự kiến, hội nghị sẽ bế mạc vào chiều 25/5.
IS dùng dân thường làm “lá chắn sống” chống quân đội Iraq
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đang âm mưu dùng dân thường làm lá chắn sống để đẩy lùi các hoạt động tiến công của quân đội chính phủ Iraq nhằm chiếm lại thành phố Fallujah, thuộc tỉnh Anbar, Iraq, đồng thời ra lệnh hành quyết bất kỳ người dân nào có ý định bỏ trốn hoặc đầu hàng.
“Ở thời điểm hiện tại, vấn đề khó khăn nhất nằm ở chỗ nhóm phiến quân IS đã sử dụng dân thường làm lá chắn sống. Mối đe dọa lớn nhất đối với người dân trong thành phố Fallujah trước hết đến từ những phần tử khủng bố IS khi hằng ngày họ phải đối mặt với chúng. Việc các phần tử cực đoan thực hiện các vụ hành quyết trên quy mô lớn và gây ra hàng loạt tội ác nhằm vào dân thường ở Fallujah không còn là chuyện mới mẻ nữa”, tờ Izvestiya dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iraq Ahmad Jamal cho biết.
Cũng theo ông Jamal, mặc dù chiến dịch phản công của quân đội chính phủ Iraq nhằm chiếm lại thành phố chiến lược Fallujah đã được khởi động từ hôm 23/5 nhưng lực lượng này vẫn phải thận trọng trong việc xây dựng kế hoạch tác chiến nhằm giải cứu những dân thường đang bị mắc kẹt tại khu vực này từ tháng 1/2014. Quân đội chính phủ đã bao vây toàn bộ thành phố Fallujah cũng như khu vực ngoại ô từ vài tháng nay.
Cần lưu ý rằng, một trong những mục tiêu chính của chiến dịch là nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những thương vong gây ra cho dân thường, ông Jamal nói thêm.
Theo Liên Hợp Quốc, ước tính hiện vẫn còn khoảng 60.000 đến 100.000 dân thường vẫn đang sống ở Fallujah. Những người dân bị mắc kẹt trong thành phố này đã chia sẻ với USA Today rằng khi lực lượng quân đội Iraq đẩy mạnh các chiến dịch tấn công, các phần tử IS sẽ thiết lập lệnh giới nghiêm đối với người dân và dồn họ vào trung tâm thành phố để làm lá chắn sống chống lại quân đội chính phủ. IS cũng chặn không cho người dân ra khỏi thành phố và đe dọa giết bất kỳ ai tìm cách trốn thoát.
Chính phủ Iraq hôm 22/5 đã triển khai ít nhất 20.000 quân cùng Lực lượng Huy động Nhân dân để tiêu diệt các phần tử cực đoan tại Fallujah, đồng thời thông báo cho người dân tìm cách trốn khỏi thành phố này trước khi cuộc tiến công được thực hiện vào ngày hôm sau 23/5.
Theo hãng thông tấn Kurdish Rudaw, tính đến hết ngày hôm qua 24/5, 3 ngôi làng là Haswahm, Albu Awda và Abbasian đã được giải phóng khỏi tay các nhóm khủng bố. Hội đồng tỉnh ủy Anbar thông báo quân đội Iraq chỉ còn cách thành phố Fallujah chưa đầy 1km nữa. Đây cũng là nơi tập kết của khoảng 800-1.000 tay súng IS.
Nữ phi công Ukraine được trả tự do
Ngày 25/5, một nguồn thạo tin cho biết nữ phi công Ukraine Nadiya Savchenko, người trước đó bị phía Nga giam giữ, đang có mặt trên một chuyến bay trở về Ukraine.
Nữ phi công Nadiya Savchenko tại phiên tòa ở thành phố Donetsk, Rostov, Nga ngày 2/3. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng Reuters dẫn nguồn tin xác nhận: "Họ đang trở về Ukraine", và xác nhận Savchenko đang trên máy bay.
Trước đó cùng ngày, truyền thông Nga đưa tin Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đang bay tới Nga để đưa nữ quân nhân Savchenko trở về nước, trong khi đó phía Ukraine sẽ phóng thích cho 2 công dân Nga bị Kiev giam giữ.
Ngày 22/4, Moskva và Kiev đã thống nhất cơ chế trao đổi nữ phi công Savchenko lấy hai công dân Nga Alexander Alexandrov và Yevgeni Yerofeyev.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko ngày 18/4 đã có cuộc điện đàm, trong đó có đề cập đến số phận của nữ quân nhân Ukraine cùng hai công dân Nga nói trên.
Mỹ, Liên minh châu Âu và Ukraine đã nhiều lần đề nghị Nga trả tự do cho Nadiya Savchenko. Bản thân nữ phi công này cũng từng hai lần tuyệt thực nhằm gây sức ép đối với chính quyền Nga.
Nga đã tiêu diệt 28.000 phần tử khủng bố ở Syria
Phó Thư ký Hội đồng an ninh Nga Evgeny Lukyanov cho biết kể từ khi Nga khởi động chiến dịch không kích nhằm chống lại các nhóm khủng bố tại Syria hồi tháng 9 năm ngoái, không quân nước này đã tiêu diệt khoảng 28.000 phần tử khủng bố, tương đương với khoảng 1/3 lực lượng của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS và Mặt trận Al-Nusra.
“Chúng tôi ước tính rằng vào thời điểm Nga bắt đầu chiến dịch không kích, tổ chức khủng bố IS và Mặt trận Al-Nusra có khoảng 80.000 tay súng, thì đến nay 28.000 tên (tương đương 35%) đã bị tiêu diệt. Đây là kết quả của sự phối hợp tác chiến giữa không quân Nga và quân đội Syria”, ông Evgeny Lukyanov phát biểu tại hội nghị an ninh quốc tế được tổ chức tại Grozny, thủ phủ nước Cộng hòa Chechen, thuộc Nga hôm 24/5.
“Trong khi đó, chiến dịch chống khủng bố (tại Syria) của liên quân do Mỹ đứng đầu chỉ tiêu diệt được thêm 5.000 phần tử khủng bố trong 2 năm qua”, ông Lukyanov cho biết thêm.
Cũng theo ông Lukyanov, “nhiều người dự đoán rằng chiến dịch không kích của Nga tại Syria sẽ mang lại những kết quả tương tự như ở Afghanistan hay các nước khác nhưng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Những kế hoạch quân sự của Nga sẽ chỉ có giới hạn”. Ông cũng nhấn mạnh rằng người Syria phải tự quyết định vận mệnh của mình.
Mục đích của Nga khi tham chiến tại Syria là nhằm hối thúc các bên bắt đầu các cuộc đối thoại chính trị, Phó Thư ký Hội đồng an ninh Nga khẳng định.
Trong khi 59 nhóm phiến quân đã tham gia vào tiến trình hòa giải ở Syria bằng cách chấp thuận tham gia lệnh ngừng bắn, nhóm khủng bố IS và Mặt trận Al-Nusra vẫn ngoan cố chiến đấu để giành lại lãnh thổ đã mất. Thành phố Aleppo, trước đây từng là thành trì của các nhóm khủng bố này, đến nay vẫn là chiến trường giao tranh ác liệt nhất.
Hôm 22/5, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry đã có cuộc điện đàm để thảo luận về khả năng kết hợp lực lượng của Nga và Mỹ trong cuộc chiến tấn công những nhóm phiến quân đã phá vỡ lệnh ngừng bắn tại Syria. Tuy nhiên, nỗ lực tác chiến chung giữa Moscow và Washington xem ra vẫn chưa có dấu hiệu khả quan.
Nga sắp hạ thủy tàu ngầm lớp Kilo cuối cùng
Tàu ngầm diesel-điện Kolpino đề án 636.3 (lớp Kilo) là chiếc thứ sáu trong loạt này, sẽ được hạ thủy vào ngày 31/5.
Xí nghiệp “Admiralteiskie Verfi” thông báo: "Ngày 31/5 Công ty cổ phần "Admiralteiskie Verfi" sẽ cử hành nghi lễ trọng thể hạ thủy chiếc "Kolpino" là tàu ngầm cuối cùng trong loạt tàu lớp Kilo (đề án 636.3) dành cho Hạm đội Biển Đen thuộc Hải quân Nga".
Trong nghi lễ dự kiến có sự tham dự của Tư lệnh Hải quân Nga Vladimir Korolev, Thống đốc Saint-Peterburg Georgy Poltavchenko, Tổng Giám đốc "Admiralteiskie Verfi" Alexandr Buzakov.
Hạm đội Biển Đen sẽ nhận tổng cộng 6 chiếc tàu ngầm động cơ diesel điện thuộc đề án 636.3 (lớp Kilo). Chiếc tàu ngầm thứ năm của đề án 636.3 có tên Veliky Novgorod đã được hạ thủy ngày 18/3.
Đã có 4 tàu ngầm khác thuộc đề án 636.3 đang hoạt động trong lực lượng Hải quân Nga gồm Novorossiysk, Rostov-on-Don, Stary Oskol và Krasnodar.
Cuối năm 2015, tàu Rostov-on-Don đã phóng tên lửa Kalibr từ Biển Địa Trung Hải để tấn công mục tiêu Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria.