Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ: Phải theo dõi Trung Quốc cho chặt!
Đàn em cựu trùm an ninh Trung Quốc lĩnh án 12 năm tù
Bắc Kinh quân sự hóa đảo ở mức chưa từng có
Indonesia muốn đưa quân sang Philippines giải cứu công dân
Bà Suu Kyi được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Myanmar
Tin thế giới đọc nhanh sáng 29-03-2016
- Cập nhật : 29/03/2016
Nhật Bản vận hành radar đề phòng Trung Quốc
Ngày 28-3, quân đội Nhật Bản chính thức đưa trạm radar trên đảo Yonaguni vào hoạt động, mục đích thu thập thông tin tình báo gần Đài Loan và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Trạm radar do Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) quản lý. Nó được xây dựng trên đảo Yonaguni, điểm cực Tây trong chuỗi đảo do Tokyo kiểm soát trên biển Hoa Đông. Chuỗi đảo này trải dài 1.400 km tính từ thềm lục địa Nhật Bản. SDF đã tổ chức một buổi lễ hôm 28-3 để đánh dấu ngày trạm radar bắt đầu hoạt động.
Nằm cách quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) khoảng 150 km về phía Nam, Đài Loan 100 km về phía Đông, trạm radar ngoài mục đích tình báo còn có thể được sử dụng để phục vụ các hoạt động quân sự của Nhật Bản trong khu vực.
Giáo sư Toshi Yoshihara, thuộc Trường ĐH Chiến tranh Hải quân Mỹ, cho biết Yonaguni nằm cạnh hai điểm nóng tại châu Á gồm Đài Loan và Senkaku/Điếu Ngư nên được quân đội Nhật Bản chú ý. Ông nhận xét mộtmạng lưới radar chồng chéo dọc theo chuỗi đảo sẽ giúp Nhật Bản tăng cường khả năng giám sát ở biển Hoa Đông.
Tướng SDF về hưu Nozomu Yoshitomi nói rằng trạm radar Yonaguni sẽ “kích động” Trung Quốc. Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản hồi năm ngoái cho Reuters biết chuỗi đảo mà nước này thiết lập ở biển Hoa Đông không nằm ngoài chiến lược “chôn chân” Bắc Kinh ở Tây Thái Bình Dương, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hiện diện quân sự ở biển Đông.
Trong vòng 5 năm tới, Nhật Bản sẽ tăng cường lực lượng SDF ở Hoa Đông lên gần 10.000 binh sĩ, cộng thêm hàng loạt hệ thống phòng thủ tên lửa giúp bảo vệ chuỗi đảo. Tàu Trung Quốc muốn đi từ bờ biển phía Đông của mình phải vượt qua rào cản này để đến Tây Thái Bình Dương.
Đảo Yonaguni, rộng khoảng 30 km vuông, có 1.500 cư dân sinh sống. Nghề nghiệp của họ chủ yếu là chăn nuôi gia súc và trồng mía. Lực lượng binh sĩ SDF cùng gia đình được triển khai tới đảo sẽ làm dân số tại đây tăng thêm 1/5.
Quân đội Trung Quốc: Ngừng làm kinh tế, tập trung chiến đấu
Hãng tin South China Morning Post (SCMP) hôm 27-3 cho biết đây là một động thái nhằm ngăn chặn tham nhũng và để quân đội Trung Quốc trung thành cũng như tập trung hơn vào chiến đấu.
Theo tài liệu được Quân ủy Trung ương Trung Quốc công bố gần đây, những cải cách được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra hồi tháng 11-2015 dự kiến sẽ được hoàn thành trong vòng ba năm tới.
Trong đó, các hợp đồng giữa chính phủ và chính quyền địa phương để cung cấp các dịch vụ phục vụ dân sự phải được chấm dứt ngay lập tức. Quân đội cũng không được phép gia hạn hay ký kết hợp đồng mới.
Nhà bình luận quân sự Wu Ge tại Bắc Kinh cho biết việc cắt giảm sẽ kết thúc các hoạt động kinh tế nhiều thập niên qua của quân đội, đánh dấu việc hiện đại hóa hơn nữa của PLA và tiếp bước các quốc gia phát triển nhất trong việc cấm các lực lượng vũ trang phát triển lợi ích thương mại.
“Đó là một di sản của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, người đã tập trung vào việc phát triển kinh tế và cắt giảm ngân sách quân sự trong những năm 1980. Tuy nhiên, nó đã gây ra nạn tham nhũng” - South China Morning Post dẫn lời Wu.
Đến năm 1998, cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân đã ra lệnh cấm các hoạt động kinh tế của quân đội nhưng các dịch vụ có thu tiền được phép hoạt động để hỗ trợ chi tiêu và đào tạo cán bộ kỹ thuật quân sự.
Tuy nhiên, SCMP cho biết trong những năm gần đây, việc cung cấp các dịch vụ có thu tiền đã trở thành một hoạt động “vi phạm quy định và tham nhũng”.
Một số dịch vụ phục vụ dân sự có thu tiền được cung cấp bởi quân đội bao gồm các dự án chăm sóc sức khỏe và xây dựng. Wu cho biết việc cấm các dịch vụ như vậy sẽ gây tổn hại đến lợi ích của nhiều quan chức, những người đạt lợi ích từ nguồn thu trên.
Mexico bắt chuyên gia rửa tiền của trùm ma túy Guzman
Cảnh sát Mexico hôm 27-3 đã bắt giữ một trong những kẻ rửa tiền hàng đầu của trùm ma túy Joaquin "El Chapo" Guzman.
Theo tài khoản mạng xã hội Twitter của cảnh sát Mexico, Juan Manuel Alvarez với biệt danh là “Vua Midas” đã bị bắt giữ ở bang Oaxaca, miền Nam Mexico trong một chiến dịch phối hợp với quân đội.
Vụ bắt giữ được tiến hành sa khi Mỹ ra lệnh truy nã Alvarez vì cáo buộc rửa tiền.
Theo các nhà điều tra, “chuyên gia” rửa tiền 34 tuổi nói trên rửa tiền thông qua các công ty được bên thứ 3 mua lại, cũng như dịch vụ đổi tiền.
Tên này đã giúp Guzman "rửa" khoảng 300-400 triệu USD/năm. Con số này ước tính lên đến khoảng 4 tỉ USD trong thập kỷ qua.
Mặc dù hoạt động ở các bang Sinaloa và Jalisco nhưng Alvarez bị bắt ở Oaxaca khi đang đi nghỉ mát.
Theo cảnh sát, vụ bắt giữ được tiến hành mà không tốn viên đạn nào, cũng như không có người dân nào gặp nguy hiểm.
Hiện vẫn chưa rõ liệu Alvarez có bị cáo buộc điều hành hoạt động mạng lưới tài chính ở Oaxaca hay không.
Hoạt động rửa tiền của Alvarez còn mở rộng ra khỏi biên giới Mexico đến Colombia, Panama và Mỹ. Tên trùm rửa tiền này được đưa đến TP Mexico City, nơi văn phòng tổng chưởng lý đã bàn giao lại y cho các công tố viên chống ma túy.
Băng đảng Sinaloa từ lâu được xem là tổ chức tội phạm ma túy có lợi nhuận cao nhất Mexico. Guzman, ông trùm của nhóm này, đã bị bắt giữ hồi tháng 1 sau khi trốn thoát thông qua một đường hầm bên dưới phòng tắm củanhà tù vào tháng 7 năm ngoái.
Ông trùm này từng trốn thoát khỏi nhà tù an ninh nghiêm ngặt vào năm 2001 với sự giúp đỡ của các quản ngục trước khi bị bắt lại vào năm 2014.
Myanmar: Quân đội "dằn mặt" chính phủ dân cử
Tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, tướng Min Aung Hlaing, hôm 27-3 nhấn mạnh quân đội cần tiếp tục là một lực lượng chính trị, vài ngày trước khi chính phủ dân cử của Tổng thống Htin Kyaw lên nắm quyền.
Trong bài phát biểu nhân Ngày Lực lượng Vũ trang (AFD) tại thủ đô Naypyidaw, ông Hlaing một lần nữa khẳng định lại niềm tin rằng quân đội mới là lực lượng thống nhất duy nhất của Myanmar, đồng thời đóng vai trò là người bảo vệ hiến pháp.
Ông nói mặc dù quân đội “đã hợp tác với chính phủ và nhân dân” để tổ chức một cuộc bầu cử lịch sử hồi tháng 11 năm ngoái với chiến thắng thuộc về Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi nhưng giờ chưa phải là lúc họ rời khỏi đấu trường chính trị.
“Tatmadaw (các lực lượng vũ trang Myanmar) đã đóng vai trò chủ đạo đối với nền chính trị của quốc gia, theo suốt bề dày lịch sử và thăng trầm của đất nước” – ông Hlaing phát biểu. “Hai trở ngại chính của vấn đề dân chủ hóa là không tuân thủ quy định pháp luật và sự hiện diện của quân nổi dậy vũ trang. Những thứ này có thể dẫn đến một nền dân chủ hỗn loạn”.
Tướng Min Aung Hlaing (trái) bắt tay bà Suu Kyi trước thềm một hội nghị cuối năm 2015 tại Naypyitaw. Ảnh: Reuters
Tư lệnh Myanmar cũng cho rằng những điều khoản trong hiến pháp được soạn thảo bởi các nhà trí thức, chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau và đại diện các dân tộc thiểu số, góp phần mở đường cho cuộc bầu cử tháng 11-2015 nên không thể bị thay đổi.
Hiến pháp Myanmar 2008 coi trọng quyền lực chính trị đối với quân đội. 1/4 số ghế quốc hội được dành riêng cho sĩ quan quân đội, mang lại cho lực lượng này quyền phủ quyết bất kỳ sự thay đổi hiến pháp nào cùng sự kiểm soát 3 bộ quan trọng là Quốc phòng, Nội vụ và An ninh biên giới.
Hôm 27-3, hơn 10.000 quân nhân diễu hành đánh dấu ngày cố lãnh đạo Myanmar Aung San và quân đội đứng lên chống lại phát xít Nhật đang chiếm giữ đất nước năm 1945. Tuy nhiên, con gái của tướng Aung San, bà Suu Kyi, và tổng thống mới đắc cử Htin Kyaw không tham dự buổi lễ. Năm 2013, thủ lĩnh NLD có mặt trong lễ kỷ niệm nhưng từ đó đến nay bà vắng mặt trong sự kiện này.
Xe tăng chiến đấu, tên lửa đất đối không, xe bọc thép và trực thăng góp phần làm cuộc diễu hành thêm rầm rộ.
Ngày 1-4 sắp tới, chính phủ dân cử đầu tiên của Myanmar sẽ tiếp quản nhiệm vụ từ Tổng thống đương nhiệm Thein Sein lần đầu tiên trong 56 năm.
Hàn Quốc xây dựng hệ thống chống pháo đối phó Triều Tiên
Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết nước này đang xây dựng hệ thống chống pháo toàn diện để đối phó các nguy cơ an ninh gia tăng từ phía CHDCND Triều Tiên.
Theo Yonhap, tuần trước CHDCND Triều Tiên tuyên bố tiến hành thử nghiệm lần cuối hệ thống phóng tên lửa đa nòng (MRLS) và hệ thống này hiện sẵn sàng chiến đấu.
Nếu hệ thống phóng tên lửa đa nòng 300 mm của CHDCND Triều Tiên được khai hỏa, ước tính có tới một nửa diện tích lãnh thổ Hàn Quốc nằm trong tầm bắn.
Trong thông cáo báo chí đầu ngày hôm nay, 28-3, phát ngôn viên Moon Sang-gyun của Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết:
“Nhằm đối phó với các nguy cơ từ hệ thống phóng tên lửa đa nòng và pháo tầm xa của CHDCND Triều Tiên, (quân đội Hàn Quốc) đang xây dựng một hệ thống phòng thủ dựa trên khái niệm chiến tranh chống pháo”.
Một phần trong các biện pháp đối phó CHDCND Triều Tiên của quân đội Hàn Quốc là phát triển một hệ thống tấn công mới gồm các loại vũ khí như hệ thống MRLS Chumoo, tên lửa đất đối đất thuộc hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) và các tên lửa hành trình SLAM-ER.
Người phát ngôn Bộ quốc phòng Hàn Quốc khẳng định: “Chúng tôi đang hết sức nỗ lực để nâng cấp năng lực chiến đấu của hệ thống”.
Quân đội Hàn Quốc cũng đang duy trì hoạt động của hệ thống giám sát với sự tích hợp của các thiết bị tình báo, giám sát và do thám cùng các máy bay không người lái do thám và hệ thống radar chống pháo ARTHUR.