Anh bác kiến nghị đòi trưng cầu lại Brexit
Mỹ yêu cầu các nước cắt giảm lao động Triều Tiên
Vương Nghị "bật lại" Tổng thư ký LHQ về giải pháp Biển Đông
Mỹ hy vọng Trung Quốc tiếp tục hợp tác trong vấn đề Triều Tiên
Iraq giành căn cứ lớn từ IS, tiến đến giải phóng Mosul
Tin thế giới đọc nhanh chiều 08-07-2016
- Cập nhật : 08/07/2016
Forbes: Trung Quốc muốn thiết lập luật lệ riêng tại Biển Đông
Trung Quốc tiến hành bồi lấp trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Nguồn: DPA)
Tạp chí danh tiếng Forbes của Mỹ ngày 6/7 đăng bài bình luận cho rằng Trung Quốc không chỉ muốn Biển Đông là vùng biển của riêng, mà còn muốn thiết lập những luật lệ hàng hải riêng trên tuyến đường biển chiến lược này.
Chỉ vài ngày trước khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Haye (Hà Lan) ra phán quyết về vụ kiện của Philippines liên quan đến những tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, Trung Quốc dùng những ngôn từ thô lỗ để khẳng định chủ quyền của mình đối với Biển Đông và các khu vực lân cận.
Không những thế, tờ Thời báo Hoàn cầu, phụ bản của Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn tuyên bố Trung Quốc cần sẵn sàng để bảo vệ chủ quyền của mình bằng quân sự.
Mặc dù chưa rõ PCA sẽ đưa ra phán quyết theo hướng nào, nhưng điều rõ ràng là lập trường hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông đã khiến Ấn Độ hoảng sợ và tìm cách tăng cường quan hệ với Mỹ.
Tháng Tư vừa qua, trong chuyến thăm Ấn Độ của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, hai bên đã đạt thỏa thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự, cho phép sử dụng căn cứ quân sự của nhau để phục vụ hậu cần và trang thiết bị.
Đây rõ ràng là một tin tốt với Ấn Độ, nhưng nhìn rộng ra lại là một tin xấu đối với khu vực Đông Nam Á khi nó đặt Trung Quốc và các đồng minh của Mỹ vào một cuộc chạm trán đe dọa phá hoại thương mại toàn cầu.
Báo Mỹ: Nga tái tăng cường sự hiện diện tại Đông Nam Á
Tờ The Wall Street Journal ngày 6/7 phân tích rằng Nga đang tái tăng cường sự hiện diện trên khắp Đông Nam Á bằng chính sách ngoại giao mới, các cuộc tập trận hải quân, các thỏa thuận trao đổi vũ khí và năng lượng, trong bối cảnh Moskva tìm cách đa dạng hóa các đối tác thương mại và khôi phục ảnh hưởng tại Thái Bình Dương.
Kinh tế Nga đang chìm sâu trong suy thoái do giá năng lượng thấp và những biện pháp trừng phạt của phương Tây, do đó Moskva phải tìm kiếm những cơ hội mới ở khu vực đang chịu nhiều ảnh hưởng của Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.
Mười thành viên đang tăng trưởng nhanh của ASEAN, với GDP tổng cộng là 2.600 tỷ USD, đang là thị trường chủ chốt cho những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nga như dầu khí, công nghệ sạch và vũ khí.
Tháng 5/2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của các quốc gia Đông Nam Á trên đất Nga, tạo tiền đề cho những thỏa thuận kinh doanh và thương mại mới.
Matthew Sussex, chuyên gia về Nga tại trường Đại học Quốc gia Australia, nhận xét: "Chúng ta đang bắt đầu chứng kiến không chỉ các thỏa thuận thương mại mà cả sự hiện diện và tham gia về quân sự, an ninh, và sự can dự đa phương nữa. Rõ ràng là người Nga đang can dự một cách rất nghiêm túc vào khu vực."
Giờ đây, Nga đang khôi phục các mối quan hệ quân sự tại Đông Nam Á và rộng hơn là toàn khu vực. Ian Storey, thành viên kỳ cựu của Viện Iseas Yusof Ishak ở Singapore cho biết khủng hoảng kinh tế khiến Nga đang "đẩy nhanh chiến lược này."
Nga đã tham gia cả hai cuộc tập trận quân sự Komodo do Indonesia dẫn đầu trong năm 2014 và vào tháng 4 mới đây. Cuối năm ngoái, Nga đã triển khai tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân lớp mới tới khu vực.
Phát biểu trước một ủy ban của Thượng viện Mỹ gần đây, Chuẩn đô đốc Harry B. Harris Jr., chỉ huy lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, nhận xét việc triển khai tàu ngầm phát đi tín hiệu cho thấy "Moskva đang rất coi trọng khu vực này."
Trong bối cảnh căng thẳng giữa khu vực và Bắc Kinh gia tăng xung quanh vấn đề Biển Đông, và những quan ngại về nạn đánh bắt cá trái phép, nạn cướp biển, chi tiêu quân sự của Indonesia, Singapore, Thái Lan, Malaysia và Philippines đã lên tới những mức kỷ lục trong năm 2015 (theo thống kê của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm). Nga đã đáp ứng phần lớn nhu cầu mới đó.
Trong 5 năm tính tới hết năm 2015, doanh thu bán vũ khí của Nga sang Đông Nam Á đã tăng hơn gấp đôi lên tới gần 5 tỷ USD so với cùng kỳ trước đó. Cũng trong thời gian này, khu vực chiếm 15% tổng lượng vũ khí xuất khẩu của Nga, tăng so với mức 6%.
Mỹ thay đổi kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan
Reuters đưa tin, trước đó vì nhận thấy tình hình an ninh ở Afghanistan vẫn còn bấp bênh và lực lượng Taliban còn hiện diện ở nước này, Tổng thống Obama có kế hoạch cắt giảm số quân Mỹ ở nơi đây từ 9.800 xuống còn 5.500 quân cho tới cuối năm 2016.
Tuy nhiên, ông Obama đã thay đổi kế hoạch. Ông cho biết sẽ rút 1.400 quân khỏi Afghanistan, nghĩa là sẽ giữ lại 8.400 quân ở đây. Ngoài ra, còn có khoảng 3.000 binh sĩ quốc tế hiện diện ở Afghanistan.
“Nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng chúng tôi sẽ không thay đổi. Họ vẫn tập trung vào hỗ trợ lực lượng Afghanistan chống lại những tay khủng bố” - Tổng thống Mỹ nói. Nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama sẽ kết thúc vào 20-1-2017.
Tổng thống Obama cho biết ông đã chấm dứt nhiệm vụ tác chiến của Mỹ ở Afghanistan vào năm 2014. Nhưng ông nhiều lần trì hoãn kế hoạch rút số binh sĩ Mỹ còn lại ở đây.
Quyết định giữ 8.400 binh sĩ Mỹ ở Afghanistan của ông Obama được Tổng thống nước này là Ashraf Ghani hoan nghênh. Ông Ashraf nói trên Twitter rằng điều này cho thấy tinh thần hợp tác tiếp tục giữa hai quốc gia nhằm theo đuổi các lợi ích chung.
Quân Mỹ hiện diện ở Afghanistan từ năm 2001, khi Mỹ xâm lược đất nước này dưới mệnh lệnh của cựu Tổng thống George W. Bush. Mỹ từng có số quân tham chiến tại Afghanistan là 100.000 quân, ông Obama nhấn mạnh.
Nga triển khai hệ thống tên lửa phòng không mới ở Siberia
Các hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2U đã tới Buryatia sau các cuộc diễn tập bắn đạn thật thành công ở thao trường Kapustin Yar thuộc khu vực Astrakhan.
Hôm qua, bộ phận báo chí quân khu miền Đông của Nga cho biết các hệ thống tên lửa phòng không mới của nước này - Tor-M2U - đã được triển khai tới đơn vị xe tăng ở quân khu này đóng tại Cộng hòa Buryatia thuộc vùng Siberia.
Nguồn tin trên xác nhận các hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2U đã tới Buryatia sau các cuộc diễn tập bắn đạn thật thành công ở thao trường Kapustin Yar thuộc khu vực Astrakhan.
Trước đó, quân khu miền Đông cho biết các hệ thống tên lửa phòng không mới nhất Tor-M2U sẽ được triển khai để thay thế hệ thống phòng không Osa-AK.
Tor-M2U là hệ thống phòng không tầm ngắn Tor thế hệ mới, được thiết kế để bảo vệ các cơ sở quốc gia và quân sự trọng yếu trước các cuộc tấn công của máy bay chiến đấu - trực thăng, tên lửa hành trình, tên lửa dẫn đường, bom thông minh và máy bay không người lái.
Hệ thống này có thể vô hiệu hóa các thiết bị định vị và tiêu diệt cùng lúc 4 mục tiêu.
Trước đó, phát biểu ngày 5-7 tại hội nghị thường niên Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) tổng kết các vấn đề an ninh, ông Anton Mazur - trưởng phái đoàn Nga tại các cuộc đàm phán ở Vienna về các vấn đề an ninh quân sự và kiểm soát vũ khí - tuyên bố việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chuyển sang chính sách và lên kế hoạch quân sự trên cơ sở “các công thức đối đầu” đã làm xấu đi tình hình an ninh tại châu Âu.
Ông Mazur nhấn mạnh chính giới lãnh đạo NATO đã chủ động ngừng đối thoại với Nga, đồng thời triển khai một chiến dịch chưa từng có nhằm làm mất uy tín các hoạt động thường ngày hợp pháp của quân đội Nga, bao gồm cả việc tạo ra những câu chuyện hoang đường về các mối nguy hiểm từ phía Nga.
Theo ông Mazur, ngay cả trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng hiện nay trong quan hệ Nga - NATO, các hoạt động của NATO đã gây nguy cơ và thách thức đối với lợi ích an ninh của Nga và gây mất lòng tin nghiêm trọng.
Bất chấp Nga đã cảnh báo về những nguy cơ của việc NATO mở rộng về phía đông, khối này vẫn tiếp tục tiến sát biên giới Nga...
Nhà ngoại giao Nga cho rằng NATO cần chấm dứt hoạt động tại khu vực biên giới với Nga để bắt đầu thảo luận việc thiết lập các biện pháp củng cố an ninh và lòng tin giữa hai bên.
Triều Tiên tuyên bố tên lửa Musudan có thể bắn hạ vệ tinh Mỹ
Truyền thông Triều Tiên khẳng định tên lửa tầm trung của nước này có khả năng biến các vệ tinh do thám của Mỹ thành "phế liệu".
Trang web tuyên truyền chính thức của Triều Tiên Uriminzokkiri hôm qua khẳng định vụ nổ giữa không trung gần đây của tên lửa đạn đạo Musudan là chủ ý, đồng thời gọi đây là một vụ tấn công thử nghiệm nhằm vào các vệ tinh của đối phương, theo Yonhap.
Trong vụ phóng thử ngày 22/6, một tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan của Triều Tiên đã phát nổ giữa không trung sau khi bay khoảng 150 km. Vài giờ sau đó, Triều Tiên phóng một tên lửa Musudan khác lên độ cao hơn 1.000 km và bay khoảng 400 km trước khi rơi xuống vùng biển phía Đông.
Uriminzokkiri tuyên bố rằng vụ nổ giữa không trung của tên lửa thứ nhất không phải là sự cố mà được thực hiện bằng một thiết bị điều khiển được lắp đặt bên trong tên lửa này.
Trang web tuyên truyền của Triều Tiên cũng khẳng định Bình Nhưỡng có thể biến các vệ tinh của Mỹ thành "phế liệu" bằng cách cho nổ một quả bom xung điện từ được phóng bằng các tên lửa Musudan lên độ cao gần các vệ tinh này.
Các chuyên gia phân tích Hàn Quốc cho rằng tuyên bố trên của Triều Tiên có thể nhằm mục đích phô trương năng lực quân sự của Bình Nhưỡng.