Đại học hàng đầu Philippines bị dọa bom, hàng ngàn người sơ tán
Ông Trump muốn khống chế Trung Quốc bằng thương mại
Taliban phóng rocket vào tòa nhà quốc hội Afghanistan
Tiêm kích NATO bám sát máy bay chở Bộ trưởng Quốc phòng Nga
Hà Lan bắt công dân Pháp tình nghi lên kế hoạch khủng bố
Tin thế giới đọc nhanh 28-03-2016
- Cập nhật : 28/03/2016
Trung Quốc lập trung tâm nghiên cứu chung về Biển Đông
Trung tâm này vừa được thành lập ngày 25-3 với tên gọi “Trung tâm Trung Quốc - Đông Nam Á Nghiên cứu về Biển Đông” (CSARC).
Trung Quốc đã không ít lần sử dụng ngòi bút của các học giả để “đổi trắng thay đen” ở Biển Đông. Trong ảnh: Bãi cạn Scarborough. Ảnh: Reuters
Theo tờ Straitstimes (Singapore) ngày 27-3, đây là kết quả hợp tác bước đầu giữa Viện Nghiên cứu Biển Đông quốc gia Trung Quốc (NISCSS) và Trung tâm Chiến lược và nghiên cứu quốc tế của Indonesia.
Tân Hoa Xã cho rằng sự thành lập của CSARC có ý nghĩa “tăng cường sự trao đổi học thuật và thể chế, đồng thời thúc đẩy nỗ lực chung duy trì hòa bình và ổn định trên biển của các nước trong khu vực”.
Bà Yan Yan, phó giám đốc NISCSS, tiết lộ: “Hiện chúng tôi chỉ mới có hai tổ chức sáng lập, nhưng đang tính tới việc mời các tổ chức và chuyên gia của Singapore tham gia trong thời gian tới bởi Singapore có rất nhiều chuyên gia về Biển Đông”.
Ông Wu Shicun, người đứng đầu NISCSS, khẳng định trung tâm sẽ là nền tảng cho các thảo luận các vấn đề liên quan đến Biển Đông, là một mô hình hợp tác nghiên cứu hàng hải giữa các nước trong khu vực.
Cũng theo ông này, NISCSS sẽ thường xuyên tổ chức các hội thảo quốc tế và trao đổi học thuật tại thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.
Bắc Kinh không chỉ bành trướng và gia tăng sức mạnh quân sự trên Biển Đông, họ còn tập trung vào công tác nghiên cứu khoa học và cộng đồng học giả liên quan đến Biển Đông như một cách để gia tăng sức mạnh mềm trong khu vực.
Chính những học giả này đã tích cực hỗ trợ Trung Quốc trên nhiều tạp chí có uy tín của quốc tế và khu vực trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông.
Họ, bằng cách này hoặc cách khác, đã tạo ra sự hiểu lầm và cố gắng hướng sự chỉ trích ra khỏi Trung Quốc. Thế nhưng, nhiều học giả quốc tế, trong đó có cả Việt Nam, đã đáp trả lại bằng những bài viết sắc bén, đập tan những luận điệu ngụy biện đó.
24 giờ, Nga không kích diệt hơn 100 tay súng IS ở Palmyra
Chỉ trong vòng 24 giờ, Nga đã đánh trúng 158 mục tiêu của IS ở thành phố Palmyra, hỗ trợ quân chính phủ Syria thọc sâu và đánh bật các vị trí do chúng kiểm soát.
RT ngày 26-3 dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết hơn 100 phần tử IS đã bị tiêu diệt và nhiều trang thiết bị, vũ khí hạng nặng của IS đã bị phá hủy trong các đợt không kích hỗ trợ trong và ngoài thành phố Palmyra.
Thông báo nêu rõ: “Không quân Nga đã thực hiện 40 vụ không kích vào khu vực Palmyra. Kết quả là bốn xe tăng, ba khẩu pháo, bốn kho đạn được và năm xe quân sự đã bị phá hủy”.
Mặc dù đã rút phần lớn lực lượng tại Syria về nước, song Nga vẫn còn duy trì tại đây một số máy bay chiến đấu làm nhiệm vụ không kích hỗ trợ bởi theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nikolay Pankov, vẫn còn “sớm để nói về chiến thắng trước chủ nghĩa khủng bố”.
Trong những ngày gần đây, lực lượng chính phủ Syria đã bắt đầu tấn công vào thành phố lịch sử Palmyra, dồn IS vào vòng tử thủ cuối cùng. Mặc dù vậy, theo Reuters, chiến sự tại Palmyra vẫn đang diễn hết sức ác liệt.
Ông Kamal Alam, một nhà nghiên cứu và cố vấn cho quân đội Anh các vấn đề về Syria nhận định trận chiến ở Palmyra có “ý nghĩa quan trọng, mang tính chiến lược và biểu tượng”.
Theo ông Alam, thành phố Palmyra nằm ở trung tâm đất nước Syria, nối các tỉnh ở khu vực miền Đông và trung tâm, do đó nếu chiếm được Palmyra, quân đội Syria sẽ mở toang cánh cửa tiến về phía đông.
Ông này cũng cho rằng nếu quân đội Syria giành thắng lợi, phương Tây có thể sẽ phản ứng lại bằng sự hoài nghi bởi nó đi ngược lại những gì mà các nước này luôn rêu rao rằng “IS chỉ có thể bị loại bỏ bởi các nhóm phiến quân được phương Tây hậu thuẫn”.
Tuy nhiên, nếu quân đội Syria có thể đánh bật IS, các nước phương Tây có thể sẽ thay đổi lập trường của mình, ông Alam nhận định.
Rơi máy bay ở Nhật Bản, 4 người chết
Triều Tiên thúc giục Hàn Quốc xin lỗi nếu không sẽ pháo kích Seoul
Triều Tiên thúc giục Hàn Quốc xin lỗi chính thức và trừng phạt những người âm mưu lật đổ chính quyền Bình Nhưỡng. Nếu không, họ sẽ bắn pháo tầm xa về phía Seoul.
Hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA) hôm 26/3 đưa tin rằng, lực lượng pháo binh Quân đội Triều Tiên đã ra lời cảnh báo trong một bức tối hậu thư gửi tới chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.
Bức tối hậu thư này thúc giục Hàn Quốc xin lỗi chính thức tới tất cả người dân Triều Tiên vì “dám vu khống và làm tổn hại” đến nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Ngoài ra, phía Bình Nhưỡng cũng yêu cầu bà Park và chính quyền Hàn Quốc trừng phạt những người lên kế hoạch lật đổ giới lãnh đạo Triều Tiên.
Quân đội Triều Tiên trong tối hậu thư nói rằng, nếu Hàn Quốc không phản hồi gì với lời cảnh báo đó, lực lượng pháo binh của họ sẽ “hành động quân sự một cách tàn nhẫn”.
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc và các trụ sở chính phủ quan trọng khác của Hàn sẽ nằm trong tầm bắn của pháo tầm xa phía Triều Tiên.
Bình Nhưỡng trong những ngày gần đây thường đe dọa tấn công Nhà Xanh và các văn phòng chính phủ ở Seoul bằng pháo và tên lửa trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở bán đảo Triều Tiên.
Dân Ukraine tiếp tục chạy sang Nga
Khoảng 400.000 người Ukraine đã được nhận tị nạn tạm thời tại Nga kể từ khi bắt đầu nổ ra cuộc xung đột ở Donbass.
Hãng tin RIA Novosti ngày 25/3 dẫn lời bà Ekaterina Egorova Phó thủ trưởng thứ nhất Cơ quan Di trú Liên bang Nga cho biết:
"Khoảng 400.000 người đã nhận được nơi tạm trú và gần 200.000 người (năm 2014 và 2015) là thành viên của chương trình Nhà nước về tái định cư kiều bào".
Bà lưu ý rằng hiện nay các công dân Ukraine vẫn tiếp tục coi Nga là miền đất hứa.
Vào tháng 4/2014 Chính phủ Ukraine đã triển khai chiến dịch quân sự chống lại các nước Cộng hòa LNR và DNR tự tuyên bố độc lập ở vùng Donbass sau cuộc đảo chính ở Kiev hồi tháng 2/2014.
Theo số liệu mới nhất của Liên Hợp Quốc, số nạn nhân thiệt mạng trong các cuộc xung đột đã lên tới hơn 9.000 người.