tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 07-06-2016

  • Cập nhật : 07/06/2016

Campuchia ủng hộ quan điểm phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông

Ngày 6/6, Phó Thủ tướng Campuchia Hor Namhong cho rằng các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông cần được giải quyết thông qua đàm phán giữa các bên liên quan trực tiếp.

cung voi hang loat tuyen bo chu quyen, trung quoc tang cuong gay han tren bien dong khien cac nuoc trong khu vuc cung nhu the gioi e ngai

Cùng với hàng loạt tuyên bố chủ quyền, Trung Quốc tăng cường gây hấn trên Biển Đông khiến các nước trong khu vực cũng như thế giới e ngại

Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc dẫn phát biểu của ông Hor Namhong sau buổi tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân, cho biết: "Tôi đã nói với phía Trung Quốc rằng những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Hoa Nam cần phải được giải quyết thông qua đàm phán giữa các bên liên quan trực tiếp".

Hơn nữa, đề cập tới nỗ lực đơn phương của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) ở La Lay (Hà Lan) liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông, ông Hor Namhong cho hay Bắc Kinh đủ cơ sở pháp lý để không chấp nhận và cũng không tham gia vụ kiện này.

Lời kêu gọi đàm phán giữa các nước có liên quan trực tiếp trên Biển Đông của Phó Thủ tướng Campuchia đã đi ngược lại các tuyên bố chung của ASEAN, cùng nhiều tổ chức khác và cộng đồng quốc tế. Mới đây nhất, tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh Châu Á (Shangri-La 2016), bà Bonnie Glaser - Cố vấn cấp cao về châu Á của Trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế (CSIS) Bonnie Glaser cho rằng: “Có rất nhiều tài liệu Trung Quốc công bố về Biển Đông vốn không hoàn toàn là sự thật. Nên cần phải dựa vào các học giả và chính phủ các nước xem Trung Quốc có bóp méo sự thật hay không”.

pho thu tuong campuchia hor namhong cho rang cac tuyen bo chu quyen lanh tho o bien dong can duoc giai quyet bang dam phan truc tiep

Phó Thủ tướng Campuchia Hor Namhong cho rằng các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông cần được giải quyết bằng đàm phán trực tiếp

Cũng theo bà Bonnie Glaser, đàm phán song phương cũng chỉ là một cách giải quyết; chỉ có thể áp dụng nếu 2 bên cùng đồng ý. Đồng thời, các học giả Philippines tại Đối thoại Shangri-La chỉ ra rằng các cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc suốt 20 năm qua không mang lại kết quả nào, buộc nước này phải thúc đẩy vụ kiện Trung Quốc về tuyên bố "đường lưỡi bò" trên Biển Đông lên Tòa trọng tài quốc tế (PCA).

Hơn nữa, theo Chuyên gia Greg Raymond, thuộc Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy (Australia): Nếu bác phán quyết của PCA - đồng nghĩa với việc không tôn trọng luật pháp quốc tế, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với việc có thể bị đưa ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xem xét. Khi đó, Hội đồng Bảo an có thể kiến nghị/ quyết định buộc bên không tuân thủ phải thi hành phán quyết và có thể xem Biển Đông như một tranh chấp gây xung đột quốc tế thuộc thẩm quyền của cơ quan này.

Trước đó, sau Hội nghị thượng đỉnh G7, lãnh đạo các cường quốc thế giới đã ra tuyên bố chung kêu gọi "tất cả các nước cần tôn trọng tự do hàng hải và hàng không, khẳng định mọi tuyên bố chủ quyền phải phù hợp với luật pháp quốc tế; đồng thời thúc giục các nước liên quan trong tranh chấp không thực hiện "những hành động đơn phương có thể khiến căng thẳng gia tăng", không sử dụng "vũ lực hoặc cưỡng ép" nhằm thúc đẩy, củng cố các tuyên bố chủ quyền".

Tại Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ được tổ chức ở Sunnylands hồi tháng 2 vừa qua, Hội nghị cũng ra tuyên bố chung trong đó "tôn trọng và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt trong cấu trúc khu vực đang định hình ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương". Ngoài ra, trong tuyên bố chung, các lãnh đạo còn "cùng cam kết giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, bao gồm việc tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS); Cùng cam kết duy trì hòa bình, an ninh và sự ổn định trong khu vực, bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, bao gồm cả quyền tự do hàng hải và hàng không và các mục đích sử dụng biển hợp pháp khác, và thương mại hàng hải hợp pháp không bị cản trở và như đã được nêu trong Công ước 1982 của LHQ về Luật biển (UNCLOS); cũng như phi quân sự hoá và tự kiềm chế trong các hoạt động. Đặc biệt, các bên cùng cam kết thúc đẩy hợp tác để giải quyết các thách thức chung trong lĩnh vực biển.

Tranh chấp trên Biển Đông nằm trong phạm vi an ninh, an toàn hàng hải mà các nước trong khu vực và các nước có lợi ích quốc gia trên Biển Đông cùng phải quan tâm, theo sát và giải quyết. Vì Biển Đông là tuyến hàng hải quan trọng của thế giới. Hơn nữa, việc Trung Quốc tăng cường bồi đắp, cải tạo các đảo đá nhân tạo và xây đường băng quân sự, đưa máy bay quân sự ra khu vực này ... có thể đe dọa an ninh trong khu vực. Bản thân Mỹ từng nhiều lần khẳng định "Mỹ có lợi ích quốc gia" trên Biển Đông. Điều này đã được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố.(BGT)


Gần 60% dân Qatar sống trong các “trại lao động”

Có tới 1,4 triệu người - tương đương 58% dân số Qatar đang sống trong các “trại lao động” theo cách gọi của Bộ Kế hoạch phát triển và thống kê (MDPS) nước này.

quan ao cua nguoi lao dong phoi tai khu thanh pho lao dong o qatar - anh: reuters

Quần áo của người lao động phơi tại khu Thành phố lao động ở Qatar - Ảnh: Reuters

Theo CNA, đây là số liệu điều tra dân số mới nhất tính đến tháng 4-2015 của Qatar vừa được công bố hôm qua 5-6. Thực tế làm lộ ra những vấn đề nổi cộm liên quan tới lực lượng lao động nhập cư quá lớn tại quốc gia này.

Tại thời điểm MDPS tiến hành tổng điều tra, dân số Qatar là 2,4 triệu người, nhưng nay đã tăng lên hơn 2,5 triệu. Thống kê nhận thấy, trong số 1,4 triệu người đang sống trong các “trại lao động” đó, có tới 1,34 triệu người là nam giới.

Điều kiện ăn ở cho các lao động nhập cư đang làm việc tại rất nhiều công trình xây dựng hạ tầng ở Qatar từ lâu đã là vấn đề bị chỉ trích, lên án.

Là quốc gia giành quyền đăng cai World Cup năm 2022, Qatar bị các tổ chức nhân quyền, trong đó có tổ chức Ân xá quốc tế chỉ trích vì đã để cho một lượng lớn lao động nhập cư phải sống trong các điều kiện ăn ở hết sức tệ hại.

Tuần trước, 11 người đã chết và 12 người khác bị thương khi xảy ra vụ hỏa họan tại một khu nhà ở của các lao động đang làm việc cho một dự án xây dựng khu du lịch miền tây nam nước này.

Trước những chỉ trích của dư luận quốc tế, Qatar cũng đã xây dựng các tổ hợp nhà ở, trong đó có khu Thành phố lao động trị giá 825 triệu USD ở phía nam thủ đô Doha, tích hợp các khu cửa hàng, rạp chiếu phim và sân chơi cricket.

Khu tổ hợp nhà ở này có thể đáp ứng nhu cầu cho khoảng 70.000 lao động nước ngoài và là một trong 7 “thành phố” dành cho công nhân đang được xây dựng tại Qatar, dự kiến sẽ cung cấp nơi ăn ở cho tổng cộng gần 260.000 người.


Vấn đề Biển Đông có thể làm nóng đối thoại Mỹ - Trung

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua đến Bắc Kinh sau khi đại diện hai nước có những tranh luận khá gay gắt về Biển Đông ở Đối thoại Shangri-la.
ngoai truong my john kerry den bac kinh tham gia doi thoai song phuong voi dai dien trung quoc. anh: reuters

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Bắc Kinh tham gia Đối thoại song phương với đại diện Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Ông Kerry sẽ tham dự Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung lần thứ 8 bắt đầu hôm nay tại Bắc Kinh, cùng Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì, AFP cho hay.

Phía Mỹ còn có Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew tham dự, Trung Quốc có Phó thủ tướng Trung Quốc Uông Dương.

Ngoại trưởng Kerry khẳng định cuộc đối thoại này sẽ tập trung vào hợp tác giữa hai nước, bất chấp những trao đổi khá căng thẳng trước đó. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng vấn đề Biển Đông sẽ "phủ bóng" lên cuộc họp song phương Mỹ - Trung kéo dài đến ngày mai.

"Căng thẳng ở Biển Đông đang ở mức cao hơn năm ngoái. Chúng tôi vẫn quan ngại", một quan chức Mỹ cho biết.

Trong chuyến công du Mông Cổ hôm qua, ông Kerry cảnh báo việc Trung Quốc thiết lập vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, cho rằng đây có thể được coi là "một hành động khiêu khích và gây mất ổn định".

Tờ South China Morning Post tuần trước cho hay Bắc Kinh có thể lập ADIZ ở Biển Đông, yêu cầu các máy bay báo cáo với Trung Quốc khi bay qua khu vực này.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm qua cũng cáo buộc Trung Quốc "khiêu khích, gây bất ổn và tự cô lập" trong bài phát biểu tại Đối thoại an ninh Shangri-la ở Singapore, nơi Biển Đông là tâm điểm tranh luận.


Nhật và Anh sẽ giúp ASEAN nâng cao năng lực hàng hải

 Hãng tin Kyodo ngày 5-6 đưa tin Nhật và Anh đã thống nhất sẽ giúp các nước ASEAN nâng cao năng lực hàng hải sau cuộc đối thoại giữa các quan chức quốc phòng hai nước tại Đối thoại Shangri-La. 

bo truong quoc phong nhat gen nakatani - anh: reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani - Ảnh: REUTERS

“Hòa bình và ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là trụ cột cho sự thịnh vượng của cộng đồng toàn cầu chứ không của riêng khu vực. Vì vậy, không quốc gia nào là người ngoài trong vấn đề này

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đáp trả cảnh báo của Trung Quốc rằng Mỹ và Nhật Bản không nên xen vào vấn đề Biển Đông

Hai nước dự kiến bắt đầu tham vấn vào cuối tháng này ở London về việc hỗ trợ các nước ASEAN trong lĩnh vực phản ứng an ninh và thảm họa.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani tuyên bố Tokyo sẽ giúp các nước Đông Nam Á trong các lĩnh vực giám sát an ninh, tập trận chung và hợp tác phát triển thiết bị - công nghệ quốc phòng mới.

Úc cũng bày tỏ sự hưởng ứng lời của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter gọi Canberra là đối tác giúp Mỹ đảm bảo sự tự do đi lại tại khu vực Biển Đông. “Hai quốc gia đã cùng nhau giữ vững sự tự do đi lại và bay qua trên khắp khu vực” - ông Carter nói trong bài phát biểu.

“Tôi nghĩ đó là cách ông Carter nói khéo rằng Úc cần làm nhiều hơn nữa” - trang Australian Financial Review dẫn lời ông Peter Jennings, giám đốc Viện Chính sách chiến lược Úc.

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cũng khẳng định “trong thế giới ngày càng kết nối và phụ thuộc lẫn nhau, liên minh Mỹ - Úc ngày càng trở thành một mối liên minh toàn cầu” và “quan điểm của Úc về vấn đề Biển Đông ra sao thì các nước và cả Trung Quốc đều đã biết”.

Trong khi đó, Philippines và Ấn Độ bày tỏ sự ủng hộ ý tưởng “mạng lưới an ninh” của Mỹ nhằm buộc các nước trong khu vực tuân thủ luật pháp quốc tế.

“Chúng tôi khẳng định sự cam kết với các thành viên còn lại của ASEAN và Mỹ rằng sự ổn định của khu vực dựa trên nền tảng luật pháp và quy định quốc tế - báo Manila Bulletin dẫn lời thư ký báo chí Phủ tổng thống Philippines Herminio Coloma - Cần phải tôn trọng quyền của tất cả các nước, dù lớn hay nhỏ”.

Sáng kiến của Bộ trưởng Carter cho phép các nước tham gia thành lập mạng lưới phản ứng các mối đe dọa quốc tế như khủng bố, cướp biển, thảm họa...

“Khuôn khổ quản lý an ninh khu vực phải gìn giữ cam kết giải quyết tranh chấp một cách hòa bình - tờ India Times dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar - Hợp tác và hành động cùng nhau là cách để giải quyết các mối đe dọa hàng hải”.


Hồi giáo cực đoan tấn công kép tại Thái Lan

Hai vụ nổ liên tiếp đã xảy ra tại tỉnh Pattani, miền Nam Thái Lan vào hôm 6/6.

Sputnik đưa tin, hai vụ nổ liên tiếp đã xảy ra hôm 6/6 tại tỉnh Pattani, miền Nam Thái Lan trong bối cảnh số lượng các cuộc tấn công bạo lực trong khu vực ngày càng gia tăng.

canh sat thai lan phong toa hien truong sau cac vu tan cong. anh: sputnik.

Cảnh sát Thái Lan phong tỏa hiện trường sau các vụ tấn công. Ảnh: Sputnik.

Theo kênh Channel 3 của Thái Lan, vụ nổ đầu tiên tại một thư viện, vụ nổ còn lại tại một tòa nhà văn phòng. Vụ nổ kép trên còn làm hư hại nhiều ngôi nhà gần đó. Hiện chưa có thông tin chính thức về số lượng người thương vong từ hai vụ nổ

Phía cảnh sát Thái Lan cho biết, các phần tử Hồi giáo cực đoan hoạt động tại khu vực đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ nổ kép này.

Trước đó, hôm 5/6, một nhóm người không rõ danh tính đã nổ súng tại ngôi làng Ban Mae Kung tại tỉnh Pattani, khiến 5 người bị thương, trong đó có một nhân viên cảnh sát.

Ngoài ra, cũng trong ngày 6/6, một vụ tấn công khác xảy ra tại một trạm biến thế địa phương.

Tỉnh Pattani đã sa lầy trong bạo lực thường xuyên từ năm 2004 kể từ khi nhóm Hồi giáo cực đoan hoạt động tại miền Nam Thái Lan khơi ngòi các cuộc đấu tranh chống Chính phủ.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục