tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 12-07-2016

  • Cập nhật : 12/07/2016

Nữ thủ tướng tương lai của Anh: Theresa May

Bộ trưởng Nội vụ Theresa May sẽ là nữ thủ tướng tương lai của Anh, khẳng định sẽ nỗ lực để Anh đàm phán rời EU thành công.

Bộ trưởng Nội vụ Theresa May sẽ là nữ thủ tướng tương lai của Anh, thay thế ông David Cameron vào tháng 9 tới sau khi đối thủ duy nhất của bà là nữ Bộ trưởng Năng lượng Andrea Leadsom tuyên bố bỏ cuộc đua ngày 11-7, theo hãng tin CNN (Mỹ).  

Thủ tướng David Cameron vốn đã tuyên bố từ chức sau kết quả trưng cầu dân ý Brexit - Anh rời Liên minh châu Âu (EU).

Trong tuyên bố từ bỏ cuộc đua, bà Leadsom thừa nhận bà May được ủng hộ nhiều hơn trong nội bộ đảng Bảo thủ cầm quyền, nếu bà May trở thành thủ tướng thì sẽ có lợi hơn cho việc thống nhất đảng. Bà Leadsom cho biết bà hoàn toàn ủng hộ bà May trở thành thủ tướng.

ba theresa may (trai) va ba andrea leadsom. (anh: reuters)

Bà Theresa May (trái) và bà Andrea Leadsom. (Ảnh: REUTERS)

Cuộc đua chọn người thay thế ông David Cameron làm thủ tướng Anh của đảng Bảo thủ bắt đầu từ tuần trước với 5 ứng viên. Sau một số vòng bỏ phiếu chỉ còn lại hai ứng viên là bà May và bà Leadsom.

Ngày 11-7, bà May cũng rất tự tin sẽ trở thành thủ tướng tương lai của Anh. Dù tuyên bố phản đối Brexit nhưng bà May lại có quan điểm bi quan về EU. Ngày 11-7 bà May khẳng định sẽ nỗ lực để Anh đàm phán rời EU thành công.

“Sẽ không có chuyện Anh tìm cách ở lại EU. Không có chuyện vào lại EU bằng cửa sau. Không có chuyện trưng cầu dân ý lần hai. Nước Anh đã bỏ phiếu chọn rời EU, và với tư cách thủ tướng, tôi đảm bảo chúng ta sẽ rời EU.”

Theo CNN thì bà May là một người cực kỳ cuồng công việc, giống bà đầm thép Margaret Thatcher là thủ tướng Anh thời gian 1979 – 1990.


Mỹ quyết điều thêm quân đến Iraq chống IS

Lầu Năm Góc sẽ điều thêm lực lượng tới Iraq để hỗ trợ quân đội nước này thực hiện chiến dịch tái chiếm Mosul từ tay IS.

bo truong quoc phong my ash carter (giua) dat chan toi baghdad hom nay. anh:cnn

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter (giữa) đặt chân tới Baghdad hôm nay. Ảnh:CNN

Ngày 11/7, trong chuyến thăm bất ngờ tới thủ đô Baghdad, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tuyên bố Mỹ sẽ điều thêm 560 binh sĩ tới Iraq để đẩy mạnh cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), theoCNN.

Lực lượng binh sĩ Mỹ bổ sung này sẽ đồn trú tại căn cứ không quân Qarayyah mà quân đội Iraq vừa chiếm được từ tay phiến quân IS. Căn cứ này nằm cách thành phố Mosul, sào huyệt của IS ở Iraq, chưa đầy 50 km.

Với đợt bổ sung quân này, Mỹ sẽ có 4.647 binh sĩ được điều đến Iraq. Một quan chức cấp cao quân đội Mỹ cho biết việc tăng quân này là do tướng Sean MacFarland, chỉ huy lực lượng liên quân chống IS ở Iraq và Syria, đề xuất và đã được Tổng thống Barack Obama phê chuẩn.Trong chuyến thăm này, ông Carter cũng sẽ thảo luận với các quan chức quân đội Iraq về kế hoạch tái chiếm thành phố Mosul bị IS kiểm soát từ năm 2014, trong đó có khả năng quân Mỹ tham gia chiến dịch.

thanh pho mosul o phia bac iraq hien do phien quan is kiem soat. do hoa: afp

Thành phố Mosul ở phía bắc Iraq hiện do phiến quân IS kiểm soát. Đồ họa: AFP

Ông Carter nói rằng căn cứ không quân Qarayyah có thể là một trọng điểm hậu cần quan trọng để Mỹ có thể hỗ trợ cho quân đội Iraq trong chiến dịch tái chiếm Mosul.

Quân đội Iraq dưới sự yểm trợ của máy bay lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu đã tấn công và giành được Qarrayyah từ hôm thứ bảy tuần trước. Đây được coi là bước ngoặt trong chiến dịch giải phóng Mosul, diễn ra chỉ vài tuần sau khi Iraq kiểm soát hoàn toàn thành phố Falluja.


Ai đứng sau lập trường bài Nga của NATO?

Chính bản thân NATO cùng với hệ thống truyền thông chống Nga ở phương Tây mới là nguyên dẫn dẫn đến tình hình khủng hoảng hiện tại ở châu Âu.

Theo hãng tin Sputnik (Nga), Haldun Solmaztürk, tướng về hưu Thổ Nhĩ Kỳ, cho hay Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) xem Nga như là một đe dọa lớn gây bất ổn cho châu Âu, thế nhưng chính bản thân NATO cùng với hệ thống truyền thông chống Nga mới là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng ở châu Âu.

Theo ông Solmazturk, người đứng đầu Viện Thổ Nhĩ Kỳ thế kỷ 21, phương Tây luôn cố gắng tìm cách đổ lỗi cho Nga mỗi khi họ mắc sai lầm.

“Trò đổ lỗi này cực kỳ tiêu cực và rất vô lý” - ông nói - “Chúng ta hay hỏi những người đã cố gắng tìm lấy lý do để quy trách nhiệm cho Nga phá hoại tình hình địa chính trị ở châu Âu, trong khi Mỹ đã đơn phương rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) năm 2002. Vậy Washington có quyền gì chỉ trích Moscow?”.

tong thu ky nato jens stoltenberg (giua) cung nhan vien quan su nato tai hoi nghi thuong dinh nato o warsaw hom 8-7. anh: reuters

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (giữa) cùng nhân viên quân sự NATO tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Warsaw hôm 8-7. Ảnh: Reuters

Ông nói tiếp, đây không chỉ là khác biệt duy nhất giữa Mỹ, liên minh NATO và Nga. Bởi ngoài ra, Nga đã chủ động thực hiện các nỗ lực quân sự và ngoại giao để xóa sổ tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Chiến dịch của Moscow đã đạt được nhiều thành công vang dội, trong khi đó các nước phương Tây vẫn tỏ ra chần chừ khi hợp tác với Nga để chống khủng bố.

“Thay vì ủng hộ phương án trên của Nga và tập trung và những cách hiệu quả để chống quân khủng bố, NATO lại chọn cách chỉ trích Nga vì những hành động của họ ở Syria” - ông Solmazturk nhận định.

Vị tướng về hưu của Thổ Nhĩ Kỳ cũng lên án lãnh đạo các nước phương Tây vì đã khuyến khích thực hiện chiến lược tuyên truyền bài Nga trên truyền thông. Điều này đặc biệt càng dễ nhận thấy trước thềm diễn ra hội nghị của NATO ở Warsaw vào ngày 8 và 9-7. Ông Solmazturk nhấn mạnh tất cả thông tin có thể được dùng để chống lại Nga đều được thổi phồng quá mức.

Đây chính là lý do vì sao các nước Đông Âu và các nước Baltic thường tỏ ra lo ngại trước những hành vi được cho là “gây hấn” của Nga. Đây cũng là những gì khiến họ phải thắt chặt hơn nữa với NATO, đặc biệt là với Mỹ để củng cố an ninh cho họ.

Moscow luôn khẳng định rằng Nga không phải là mối đe dọa đối với các nước lân cận hay bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, Nga cảnh báo rằng nếu NATO không lắng nghe những lo ngại của mình và cứ tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự ở sườn phía đông, Moscow buộc phải nâng cao năng lực quốc phòng. Nga hoàn toàn có quyền đáp trả, ông Solmazturk nói.

NATO đang sa đà vào mối đe dọa không tồn tại

Hãng tin TASS ngày 10-7 cho hay phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định NATO đang quá tập trung vào một “mối đe dọa không tồn tại” trên thực tế từ phía Nga. Bình luận trên được đưa ra sau khi phía Nga nghiên cứu các quyết định được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh NATO vừa tổ chức tại Ba Lan.

“Những phân tích ban đầu về kết quả của hội nghị cho thấy NATO thực sự thiển cận khi nhìn nhận một số vấn đề về chính trị-quân sự” - thông báo của Bộ Ngoại giao Nga viết.

phat ngon vien bo ngoai giao nga maria zakharova. nguon: tass

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Nguồn: TASS

Thông báo cho biết: Ngược lại với nhu cầu khách quan nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở châu Âu, ứng phó với nhứng thách thức hiện đại, liên minh này đang dồn sự tập trung vào những nỗ lực nhằm ngăn chặn một mối đe dọa không hề tồn tại từ phương Đông.

Bà Maria Zakharova tuyên bố NATO đang cố tình phớt lờ những hậu quả tiêu cực và rủi ro cho toàn bộ hệ thống an ninh châu Âu- Đại Tây Dương. Những hậu quả này xuất phát từ những hành động có chủ ý của Washington và Brussels nhằm thay đổi cán cân lực lượng, bao gồm cả việc bắt buộc thực thi về kế hoạch chống tên lửa Mỹ-NATO ở châu Âu.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga nói nước này đang chờ đợi lời giải thích của đại diện NATO về việc tăng cường hiện diện quân sự trên mọi hướng nhằm vào Nga tại cuộc họp hội đồng Nga - NATO, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 13-7.(PLO)


Trung Quốc điều tra tham nhũng cựu chính ủy không quân

Bắc Kinh đang điều tra một tướng về hưu của lực lượng không quân do nghi nhận hối lộ.

ong dien tu tu. anh: scmp

Ông Điền Tu Tứ. Ảnh: SCMP

Ông Điền Tu Tứ (Tian Xiusi), từng giữ chức chính ủy của Không quân Trung Quốc, bị điều tra do "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng", trang 81.cn.com của Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), đưa tin cuối tuần qua.

"Vi phạm kỷ luật nghiêm trọng" là cụm từ gần đây được dùng để ám chỉ tội tham nhũng ở Trung Quốc. Ông Điền bắt đầu sự nghiệp quân sự năm 1968, nắm giữ các vị trí như chính ủy quân khu Tân Cương, trước khi trở thành chính ủy không quân năm ngoái, theo China Daily.

Vợ và thư ký của ông Điền cũng bị điều tra. Quân ủy trung ương Trung Quốc hồi tháng 5 tuyên bố huy động 10 nhóm điều tra viên để xem xét các hành vi tham nhũng trong PLA.

Từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tăng cường chiến dịch "đả hổ diệt ruồi", gần 50 quan chức cấp cao của PLA và cảnh sát vũ trang đã bị điều tra hoặc kết án với cáo buộc tham nhũng. Trong số đó có Quách Bá Hùng (Guo Boxiong) và Từ Tài Hậu (Xu Caihou) là nhân vật từng có vị trí lớn thứ hai và thứ ba trong quân đội.

Theo AFP, quân đội Trung Quốc được cho là có tham gia vào các lĩnh vực kinh tế, từ bất động sản, hậu cần, viễn thông đến y tế, những nơi dễ dàng nảy sinh tham nhũng.


Nắm quốc hội, Thủ tướng Nhật rộng đường đổi hiến pháp

Dù kiểm soát Quốc hội nhưng Thủ tướng Abe sẽ không vội sửa hiến pháp mà chờ thời cơ chín muồi khi lòng dân đồng thuận cao hơn.

Ông Abe thắng lớn

Kết quả công bố ngày 11-7 cho thấy liên minh cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đã thắng lớn trong cuộc bầu cử Thượng viện Nhật ngày 10-7. Đảng Tự do Dân chủ của Thủ tướng Shinzo Abe được 56/121 ghế. Đảng Komeito thuộc liên minh cầm quyền được 14/121 ghế.

Số ghế tại Thượng viện của liên minh cầm quyền có thể sẽ còn tăng nếu thu hút được thêm các nghị sĩ độc lập, điều khá thường xảy ra trong các cuộc bầu cử Quốc hội Nhật. Ngoài ra, vẫn có khả năng các nghị sĩ đối lập bỏ đang sang đầu quân cho liên minh cầm quyền.

Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đã cầm quyền ở Nhật gần như liên tục kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai - chủ yếu với các chính sách tập trung phát triển kinh tế. Chương trình kinh tế Abenomics dưới thời Thủ tướng Abe chủ yếu dễ dàng điều kiện cho vay, giảm giá đồng yen để khuyến khích xuất khẩu. Thời gian gần đây đảng LDP đặc biệt nhận được sự ủng hộ từ các khu vực nông thôn.

Trong khi đó, thời gian cầm quyền ít ỏi của đảng đối lập Dân chủ (DJP) cầm quyền ở Nhật lại trùng với các thời điểm Nhật xảy ra nhiều thảm họa lớn, như thảm họa động đất sóng thần năm 2011 tàn phá cả miền đông bắc Nhật và dẫn đến rò rỉ hạt nhân. Sau thảm họa này, nỗ lực tái thiết của đảng DJP bị chỉ trích mạnh.

thu tuong shinzo abe (phai) va lanh dao dang djp katsuya okada the hien su vui mung va that vong sau ket qua bau cu thuong vien. (anh: japan times)

Thủ tướng Shinzo Abe (phải) và Lãnh đạo đảng DJP Katsuya Okada thể hiện sự vui mừng và thất vọng sau kết quả bầu cử Thượng viện. (Ảnh: JAPAN TIMES)

Hãng tin AP (Mỹ) dẫn nhận định của Giám đốc Viện Nghiên cứu Châu Á Hiện đại tại đại học Temple (Nhật) Robert Dujarric rằng kết quả bầu cử thể hiện sự thất vọng của người dân với đảng DJP hơn là hài lòng với các chính sách của ông Abe khi đồng yen gần đây đã tăng mạnh trở lại.

Tuy nhiên kết quả bầu cử cho thấy cử tri Nhật vẫn chọn sự ổn định và hy vọng kinh tế sẽ phát triển hơn dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Abe, thay vì nghe theo lời kêu gọi của phe đối lập ngăn chặn ông Abe tập trung tăng cường sức mạnh quân đội.

Ngày 10-7, nghị sĩ đảng DJP Yukio Edano thừa nhận thất bại trên kênh truyền hình NHK, rằng DJP đã không thể làm người dân đủ an tâm về hướng đi sắp tới.

Kết quả bầu cử Thượng viện củng cố thêm quyền lực của chính phủ Thủ tướng Abe, khi liên minh cầm quyền cũng đang chiếm thế đa số tại Hạ viện.

Mở đường cải cách hiến pháp

Rất nhiều nhà phân tích chính trị nhận định đây là cơ hội tốt để Thủ tướng Abe thay đổi hiến pháp vốn do Mỹ áp đặt lên Nhật sau khi đế quốc Nhật thất trận trong chiến tranh thế giới thứ hai. Hiến pháp có điều khoản số 9, hạn chế Nhật phát triển quân đội và tham gia chiến tranh ở nước ngoài.

Kể từ khi lên cầm quyền năm 2012, Thủ tướng Abe và đảng LDP công khai ủng hộ sửa đổi hiến pháp, nhằm cho phép Nhật có quyền tham gia phòng vệ tập thể, đưa quân đi bảo vệ một đồng minh khi nước này bị nước khác tấn công quân sự.

Thủ tướng Abe luôn thể hiện quan điểm muốn tăng cường sức mạnh quân đội đối phó các mối lo ngại khủng bố, đe dọa từ Triều Tiên và sự khiêu khích của Trung Quốc.

Tuy nhiên, báo Japan Times (Nhật) dẫn nhận định của nhiều chuyên gia trong đó có Giáo sư Khoa học chính trị Yoshiaki Kobayashi tại đại học Keio (Nhật) rằng Thủ tướng Abe sẽ không, ít nhất là chưa vội đụng đến điều khoản số 9 của hiến pháp vào thời điểm hiện tại.

Thay vào đó có thể Thủ tướng Abe sẽ tiếp cận hiến pháp từ từ bằng cách đưa ra một đề xuất thêm một điều khoản mới ban quyền lực khẩn cấp cho thủ tướng khi đất nước gặp sự cố lớn bất ngờ như động đất lớn.

Bằng việc tiếp cận này, Thủ tướng Abe và đảng LDP hy vọng người dân sẽ quen dần với tiến trình chính trị, mở đường cho việc thay đổi điều khoản số 9 trong tương lai.

Ngoài ra, đề xuất sửa đổi hiến pháp phải được thông qua một cuộc trưng cầu dân ý với quá bán đồng ý, trong khi các cuộc thăm dò đều cho thấy phần lớn người Nhật vẫn thận trọng với việc sửa đổi hiến pháp hòa bình.

Thăm dò của Yomiuri Shimbun hồi tháng 3 cho thấy 61% người Nhật muốn duy trì hiến pháp hòa bình, chỉ 35% muốn thay đổi. Tỷ lệ người Nhật muốn thay đổi hiến pháp hòa bình có dấu hiệu tăng dần theo thời gian khi tỷ lệ này trong một cuộc thăm dò tương tự của Yomiuri Shimbun 14 năm trước chỉ 47,9%.

Theo Giáo sư Yoshiaki Kobayashi, Thủ tướng Abe chắc chắn biết rõ điều này, do đó sẽ rất cẩn trọng và kiên nhẫn đợi thời cơ thích hợp, vì một khi trưng cầu dân ý thất bại thì rất khó để bắt đầu lại.

Giáo sư Tetsuro Kato, Giáo sư chính trị tại đại học Waseda (Nhật) cũng cho rằng Thủ tướng Abe sẽ không vội kích hoạt trưng cầu dân ý thay đổi hiến pháp mà sẽ chờ đến thời điểm tốt hơn. Thay vào đó ông Abe sẽ ưu tiên tìm cách giảm giá đồng yen để tăng xuất khẩu, củng cố tăng trưởng kinh tế lấy lòng dân.

Các nhận định này hoàn toàn phù hợp với ý kiến của Thủ tướng Abe trong cuộc họp báo ngày 11-7 rằng sửa đổi hiến pháp không phải là việc dễ dàng và ông sẽ không vội vàng. Xác nhận chiến thắng trên truyền hình Nhật tối 10-7 cũng như trong chiến dịch vận động bầu cử Thượng viện vừa rồi ông Abe cũng chỉ đề cập mục tiêu phát triển kinh tế chứ không đề cập đến tham vọng hiến pháp.

Ông Natsuo Yamaguchi, lãnh đạo đảng Komeito trong liên minh cầm quyền ngày 10-7 cũng nói rằng không nên vội đụng đến điều khoản 9 của hiến pháp (PLO)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục