Mỹ ưu tiên không quân đối phó Trung Quốc ở biển Đông
Máy bay năng lượng mặt trời bay xuyên Đại Tây Dương
Tên lửa Triều Tiên có thể tiêu diệt mục tiêu Mỹ ở Thái Bình Dương
Trung Quốc quanh co trước phán quyết vụ kiện"đường lưỡi bò"
Tàu khu trục Mỹ đang tuần tra biển Đông
Tin thế giới đọc nhanh trưa 11-07-2016
- Cập nhật : 11/07/2016
Trung Quốc có thể đẩy mình vào ngõ cụt sau phán quyết Biển Đông
Các lập luận ngang ngược chỉ khiến Trung Quốc rơi vào thế đường cùng sau khi tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông.
Ngày 12/7, tòa trọng tài quốc tế do Liên Hợp Quốc bảo trợ ở The Hague, Hà Lan, sẽ ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện Biển Đông của Philippines đối với Trung Quốc. Giới chuyên gia đánh giá phán quyết này nhiều khả năng sẽ có lợi cho Philippines, dồn Trung Quốc vào thế đường cùng, khiến nước này gia tăng những động thái gây hấn trên Biển Đông, theo tạp chí Week.
Năm 2009, Bắc Kinh đệ trình lên Liên Hợp Quốc một tấm bản đồ đầy mơ hồ, gồm 9 đoạn đứt khúc, bao trọn phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines, Brunei... Dựa trên "đường 9 đoạn" không hề có bất cứ cơ sở pháp lý nào này, Trung Quốc luôn miệng nói rằng họ có cái gọi là "chủ quyền lịch sử" đối với phần lớn Biển Đông.
Philippines cho rằng tuyên bố của Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), khiến Manila bị hạn chế khai thác tài nguyên và đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế. Philippines khởi kiện yêu sách của Trung Quốc tại tòa trọng tài vào năm 2013. Tòa trọng tài năm 2015 khẳng định họ có thẩm quyền xử vụ kiện.
Trong khi đó, Trung Quốc khăng khăng không chấp nhận vụ kiện và từ chối tham gia tiến trình.
Theo bình luận viên Kyle Mizokami từ Week, Trung Quốc đang tự đẩy mình vào ngõ cụt với những lập luận ngang ngược cùng thái độ bất hợp tác. Dù tiến hành hàng loạt chiến dịch vận động hành lang nhằm lôi kéo sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới, khả năng thuyết phục dư luận của Trung Quốc là rất nhỏ bởi những chứng cứ mà họ đưa ra để biện hộ cho tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông thực sự yếu.
Trung Quốc hiện đứng giữa hai lựa chọn: "Muối mặt" rút lại tuyên bố chủ quyền phi lý hoặc trở thành "kẻ giả tạo" tuân thủ một cách có chọn lọc các hiệp ước và hiệp định quốc tế, ông Mizokami đánh giá. Đây chắc chắn sẽ là một thất bại nặng nề và Trung Quốc hiểu rõ điều đó. Bằng chứng rõ ràng nhất thể hiện ở việc Bắc Kinh ráo riết loan tin rằng họ sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa trọng tài.
Một số nhà phân tích lo ngại sau khi phán quyết của tòa được đưa ra, Trung Quốc sẽ có những động thái gây hấn nghiêm trọng hơn vì bị bẽ mặt trước cộng đồng quốc tế.Sử dụng sức mạnh quân sự có thể là một lựa chọn của Trung Quốc, chuyên gia Mizokami nhận định. Cục Hải sự Trung Quốc hôm 3/7 thông báo nước này sẽ tiến hành tập trận từ ngày 5 đến 11/7 với phạm vi bao trùm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc sẽ triển khai nhiều tàu chiến chủ lực trong cuộc tập trận trái phép kể trên, trong đó có tàu khu trục tên lửa số 115 của hạm đội Bắc Hải, khu trục tên lửa số 139, hộ vệ tên lửa số 595 của hạm đội Đông Hải. Hạm đội Nam Hải tham gia với nhiều tàu chiến, chiến đấu cơ, trực thăng, số lượng cụ thể không được công bố. Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn ngang nhiên thiết lập một vùng cấm trên biển rộng hơn 60.000 km.
Việc cuộc tập trận kết thúc trước khi tòa trọng tài đưa ra phán quyết chỉ một ngày không phải trùng hợp ngẫu nhiên, ông Mizokami nhận xét. Trung Quốc sẽ đưa hàng loạt khí tài tới trước cửa ngõ của những quốc gia bị ảnh hưởng bởi yêu sách "đường 9 đoạn". Đây dường như là một thông điệp mang đầy tính thách thức và răn đe.
Giới quan sát cho rằng Trung Quốc cũng có thể điều tàu chiến tuần tra khắp khu vực "đường 9 đoạn", đặc biệt là những vùng mà Philippines tuyên bố chủ quyền, như một cách để thể hiện thái độ không chấp nhận phán quyết từ tòa trọng tài.
Theo Mizokami, những hành vi gây hấn kiểu này sẽ là đòn giáng mạnh,hủy hoại nghiêm trọng hình ảnh cũng như uy tín của Trung Quốc trong mắt cộng đồng quốc tế. Tất cả những thỏa thuận quốc tế mà Bắc Kinh tham gia ký kết từ đó cũng sẽ bị thế giới ngờ vực về độ tin cậy.
Tuần tới, lịch sử Trung Quốc hiện đại sẽ trải qua một bước ngoặt. Lý tưởng hơn cả, Bắc Kinh có thể lựa chọn tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài và rút lại tuyên bố về "đường 9 đoạn". Nhưng họ cũng có thể ngoan cố bám lấy những gì lâu nay vẫn theo đuổi, dù chúng đi ngược lại các quy định và luật pháp quốc tế. "Một cường quốc lớn đang hướng tới vị thế lãnh đạo toàn cầu chỉ có một lựa chọn duy nhất", ông Mizokami nhấn mạnh.(VNEX)
Singapore đang trở thành “quốc gia thông minh”
Khởi đầu 35 năm trước, giờ đây Singapore vững vàng ở ngôi đầu thế giới trong hành trình tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư - cuộc cách mạng công nghệ số.
Theo Báo cáo công nghệ thông tin toàn cầu năm 2016 do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thực hiện và công bố mới đây, trong danh sách 139 nền kinh tế được khảo sát về sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), Singapore đứng đầu bảng. Theo sau trong nhóm top 10 lần lượt là Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Hoa Kỳ, Hà Lan, Thụy Sĩ, Anh, Luxembourg và Nhật Bản.
Thành quả của hành trình 35 năm
Báo cáo xếp hạng các nền kinh tế dựa trên 53 yếu tố từ môi trường pháp lý, chính trị, kỹ năng của nguồn nhân lực và tính cạnh tranh cho đến việc ứng dụng ICT của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp...
53 yếu tố này được gom thành 10 tiêu chí gồm: 1. Môi trường pháp lý và chính trị; 2. Môi trường kinh doanh và sáng tạo; 3. Cơ sở hạ tầng và nội dung số; 4. Tính cạnh tranh; 5. Kỹ năng; 6. Ứng dụng ICT của người dân; 7. Ứng dụng ICT của doanh nghiệp; 8. Ứng dụng ICT của chính phủ; 9. Các tác động về kinh tế; 10. Các tác động về xã hội. 10 tiêu chí này được xếp vào 4 nhóm tiêu chí: nhóm tiêu chí về môi trường; nhóm tiêu chí về mức độ sẵn sàng; nhóm tiêu chí về ứng dụng và nhóm tiêu chí về tác động.
Tổng hợp kết quả xếp loại 4 nhóm tiêu chí này sẽ ra chỉ số “sẵn sàng kết nối”, xác định vị trí của các nền kinh tế trên bản đồ ICT toàn cầu.
Trong bảng xếp hạng năm nay, Singapore dẫn đầu 3 nhóm tiêu chí (môi trường, ứng dụng và tác động). Đảo quốc sư tử được xếp số 1 ở một số tiêu chí quan trọng như môi trường kinh doanh và sáng tạo, chất lượng nguồn nhân lực ICT, mức độ ứng dụng ICT của chính phủ, tác động xã hội của ICT.
Riêng nhóm tiêu chí thứ tư (mức độ sẵn sàng), đảo quốc sư tử tụt xuống thứ 16 do tính cạnh tranh của ICT hạn chế, ảnh hưởng bởi giá thành sử dụng các dịch vụ thông tin viễn thông và chi phí cho nguồn nhân lực cao.
“Xét tổng thể, vị trí số 1 trong bảng tổng sắp là hệ quả từ cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Singapore đối với lĩnh vực ICT, trong đó đặc biệt nhất là chương trình Quốc gia thông minh” - báo cáo nhấn mạnh.
WEF cũng khuyến cáo công nghệ số đang tạo ra cơ chế kinh tế - xã hội mới mà cần thiết phải có sự thay đổi trong quản trị và điều hành để một quốc gia có thể thụ hưởng thành quả lâu dài. “Nền kinh tế số cần kiểu lãnh đạo, quản trị và hành xử mới” - báo cáo viết.
Để có mùa quả ngọt
Năm 1981, Singapore bắt đầu kế hoạch máy tính hóa toàn quốc nhằm ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển kinh tế - xã hội. Kế hoạch này đặt mục tiêu “xóa mù” máy tính và tạo nhiều công ăn việc làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. 25 năm trước đây, phần lớn người dân Singapore xa lạ với ICT, ít ai nghĩ tới chuyện công nghệ có thể mang lại cơ hội và thay đổi cuộc sống cho họ. Nguồn nhân lực về ICT của cả nước chỉ vẻn vẹn có 850 người. Hầu như ai cũng cho rằng máy tính và ICT là chuyện khoa học viễn tưởng.
Hàng loạt chính sách, chương trình, kế hoạch thúc đẩy sự phát triển của ICT liên tục được Chính phủ Singapore cũng như các tổ chức, doanh nghiệp khởi xướng và quyết liệt thực hiện. Cả đảo quốc sư tử hừng hực lao vào “trận địa” ICT với một quyết tâm biến Singapore thành trung tâm của ICT toàn cầu.
Đỉnh cao của những nỗ lực này chính là sáng kiến Quốc gia thông minh (Smart nation) được Thủ tướng Lý Hiển Long công bố vào ngày 24-11-2014 với triết lý: “Thông minh không phải được đo bởi sự phát triển của công nghệ, mà nằm ở việc xã hội sử dụng công nghệ để xử lý các vấn đề cũng như thách thức đang gặp phải. Người dân phải là trung tâm của Quốc gia thông minh, chứ không phải công nghệ”.
Sáng kiến này nêu rõ: “Singapore nỗ lực để trở thành một quốc gia thông minh nhằm hỗ trợ người dân sống tốt hơn, cộng đồng mạnh mẽ hơn và tạo nhiều cơ hội hơn cho tất cả mọi người”.
Trong giai đoạn đầu, Singapore xác định 5 lĩnh vực then chốt đối với bất cứ công dân nào và toàn xã hội mà công nghệ số có thể tham gia gồm giao thông, nhà ở và môi trường, hiệu quả kinh doanh, y tế và các dịch vụ công. Chính phủ cam kết sẽ tạo điều kiện về hạ tầng, chính sách để mọi sáng kiến, ý tưởng đều có cơ hội hình thành và thử nghiệm, kể cả những rủi ro có thể xảy ra.
ICT là cốt lõi để thực hiện mục tiêu Quốc gia thông minh, trong đó tập trung vào 3 ưu tiên: công nghệ hỗ trợ xã hội; di động và giao thông thông minh; môi trường dữ liệu an toàn. Chính phủ cũng cam kết hằng năm đầu tư khoảng 1% GDP cho nghiên cứu và phát triển.
Những quyết sách đó đã đơm hoa kết trái. ICT giờ đây đã trở thành một phần của cuộc sống tại Singapore. Ba phần tư hộ gia đình có ít nhất một máy tính, cứ hai nhà thì hơn một nhà có kết nối băng thông rộng để lướt mạng. Ngành công nghiệp ICT đóng góp tới 6,5% GDP của cả nước.
Hơn 172.000 người làm việc trong lĩnh vực ICT sẵn sàng hỗ trợ mọi nhu cầu về thông tin, truyền thông, viễn thông của nền kinh tế và xã hội. Singapore là một trong các quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai e-government (chính phủ điện tử - năm 1998).
Các nước ASEAN ở đâu trong bảng xếp hạng?
NATO tô vẽ Nga "như một mối đe dọa"
Ngày 10/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova nhận định Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày càng khuếch trương mưu toan tô vẽ hình ảnh nước Nga như một mối đe dọa để biện minh cho các hành động của mình.
Bình luận trên được bà Zakharova đưa ra sau khi hội nghị thượng đỉnh NATO vừa kết thúc ngày 9/7 tại thủ đô Vacsava của Ba Lan. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao này nhấn mạnh Nga đang nghiên cứu kĩ các quyết định của hội nghị thượng đỉnh NATO, tuy nhiên đánh giá sơ bộ cũng cho thấy bất chấp nhu cầu khách quan duy trì hòa bình và ổn định ở châu Âu, nhu cầu phối hợp tiềm năng của tất cả các quốc gia nhằm chống lại những thách thức thực tế của thế giới ngày nay, NATO đang tập trung vào việc kiềm chế một nguy cơ mà họ tự vẽ ra từ phía Đông.
Theo bà Zakharova, ngày càng rõ rệt hơn về mưu toan vẽ nên hình ảnh nước Nga thành một mối đe dọa nhằm biện minh cho các biện pháp tăng cường quân sự cũng như đánh lạc hướng dư luận khỏi vai trò của NATO và một số quốc gia thành viên trong việc gây ra các cuộc khủng hoảng và duy trì tình hình căng thẳng tại các khu vực trên thế giới.
Bà Zakharova cảnh báo NATO đang xem nhẹ những hậu quả tiêu cực đối với an ninh của NATO xuất phát từ các kế hoạch của Mỹ và NATO nhằm thay đổi cán cân lực lượng hiện nay, trong đó có việc tăng cường thực hiện các kế hoạch phòng thủ tên lửa ở châu Âu. Bà Zakharova tuyên bố Nga chờ đợi sự giải thích cụ thể của NATO về việc tăng cường quân sự trên mọi hướng tại cuộc họp ngày 13/7 tới của Hội đồng Nga-NATO cấp đại diện thường trực. Nga cũng chờ đợi ý kiến của NATO đối với đề nghị của Phần Lan về các biện pháp tăng cường an toàn hàng không khu vực Baltic.
Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra trong 2 ngày 8-9/7 tại Vacsava (Ba Lan) đã quyết định bố trí thêm lực lượng của NATO tại Đông Âu và khu vực Biển Đen.
Biểu tình biến thành bạo loạn ở Đức
Ngày 10/7, cảnh sát Đức cho biết hơn 120 cảnh sát đã bị thương và 86 người biểu tình bị bắt giữ trong cuộc biểu tình biến thành bạo loạn của của những đối tượng cực tả tại thủ đô Berlin.
Trong một thông báo, cảnh sát Berlin cho hay những người biểu tình đã ném chai lọ và gạch đá vào cảnh sát cũng như đốt nhiều xe ô tô. Cảnh sát gọi đây là các cuộc biểu tình bạo lực nhất trong 5 năm qua. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người biểu tình bị thương trong các vụ đụng độ với cảnh sát.
Khoảng 3.500 người đã tham gia các cuộc biểu tình nổ ra vào tối 9/7 và kéo dài đến sáng 10/7. Đoàn biểu tình nói trên đăng ký với chính quyền sẽ diễu hành qua các con đường ở quận Friedrichain, trong đó có đường Rigaer Strasse. Tuy nhiên, cảnh sát Berlin triển khai lực lượng tại đây để hạn chế người biểu tình vượt qua con đường này, nguyên nhân trực tiếp khiến bạo lực bùng phát. Khoảng 1.800 cảnh sát đã được tăng cường tới Berlin, trong đó nhiều cảnh sát đến từ các bang lân cận như Brandenburg, Sachsen, Sachsen-Anhalt, Niedersachsen, Thueringen... Thành phần đoàn biểu tình cũng có nhiều người đến từ các bang khác nhau trên toàn nước Đức.
Kể từ đầu năm 2016 đến nay, cảnh sát Berlin đã nhiều lần phong tỏa ngôi nhà số 94 phố Rigaer Strasse - trung tâm tụ họp các đối tượng cực tả ở Berlin và điều tra dự án “M99” của các lực lượng cực tả ở quận Kreuzberg giáp với quận Friedrichain. Điều này đã dẫn đến các cuộc bạo động nhiều lần xảy ra ở trong khu vực.
Điều đáng lo ngại hơn là những tuần gần đây ở Berlin, gần như tối nào cũng có các vụ đốt xe hơi mà đối tượng tình nghi là các thành phần cực tả. Giới chức lãnh đạo thành phố Berlin và chính quyền quận Friedrichain đang nỗ lực tìm giải pháp đối thoại nhằm giải quyết thách thức an ninh và xã hội tại điểm nóng này.