Loại bom bí mật có thể làm nổ tung máy bay Ai Cập
Người già Nhật Bản cố tình phạm tội để được vào tù
Ngoài siêu tăng Armata, NATO phải “sợ” vũ khí nào của Nga?
Obama kết thúc tốt đẹp chuyến thăm lịch sử tới châu Á
Ấn Độ thử thành công tên lửa siêu thanh BrahMos
Tin thế giới đọc nhanh 27-05-2016
- Cập nhật : 27/05/2016
Tổng thống Obama và Thủ tướng Abe bắt tay về Biển Đông
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay, 26-5, đã có cuộc hội đàm riêng về những căng thẳng tại Biển Đông.
Theo Nikkei, cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo cho thấy sự liên minh chặt chẽ giữa hai quốc gia trong bối cảnh đối mặt với các động thái gia tăng căng thẳng trên biển của Trung Quốc.
Tại cuộc họp báo chung, ông Abe khẳng định các tuyên bố về chủ quyền tại Biển Đông cần được đưa ra trên cơ sở “phù hợp luật pháp quốc tế” chứ không phải thông qua “đe dọa” hay “những thay đổi đơn phương với hiện trạng”.
Cùng đó, Tổng thống Obama nói: “Chúng tôi rất mong muốn được thấy một nghị quyết hòa bình cho những tranh chấp này. Điều ngăn cản việc có được nghị quyết đó không phải là bất cứ việc gì mà chúng tôi đang tiến hành”.
Ý ông Obama muốn phản bác lại quan điểm Bắc Kinh luôn cho rằng Mỹ không nên can thiệp vào các vấn đề Biển Đông.
Tổng thống Mỹ khẳng định việc giải quyết những tranh chấp xung đột hoàn toàn nằm trong tầm tay của Trung Quốc.
Có vẻ như cả ông Abe lẫn ông Obama đều cảm thấy các thành viên của Liên minh châu Âu trong nhóm G7 chưa thực sự quan ngại về tình hình Biển Đông, hoặc còn lấn cấn trong việc bày tỏ thái độ khi Trung Quốc là bạn hàng lớn và quan trọng với họ.
Do đó, bằng cách đẩy vấn đề này lên ngay trước các phiên nghị sự chính thức của G7, Nhật Bản và Mỹ mong muốn các thành viên khác sẽ sẵn sàng hơn với nội dung này.
Theo các nguồn tin ngoại giao từ Mỹ và Trung Quốc của Nikkei, Bắc Kinh lo ngại các nhà lãnh đạo G7 sẽ bày tỏ lập trường cứng rắn về các động thái của họ ở Biển Đông trong tuyên bố chung sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh.
Vì lẽ đó, Trung Quốc đã kín đáo vận động Ý và các thành viên G7 khác có nhiều quan tâm tới các khoản đầu tư của Trung Quốc giúp họ ngăn cản việc Nhật Bản và Mỹ đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự.
Tuy nhiên nguồn tin của Nikkei cũng nói cả ông Abe lẫn ông Obama dường như đều bỏ qua các áp lực vận động hành lang đó.
Trung Quốc theo dõi tàu nước khác trên Biển Đông bằng máy bay không người lái
Trung Quốc bị tố dùng máy bay do thám cỡ lớn Air Sniper để giám sát tàu thuyền nước ngoài trên Biển Đông. Ảnh: Dailybeast
Trung Quốc triển khai cả phương tiện công nghệ cao là máy bay do thám không người lái để giám sát tàu thuyền nước ngoài qua lại Biển Đông, Dailybeast dẫn báo cáo của Lầu Năm Góc. Loại máy bay được Trung Quốc sử dụng là Air Sniper của Tập đoàn công nghiệp hàng không quốc gia Quý Châu.
Hôm 10/5 Trung Quốc điều chiến đấu cơ J-11 bám sát tàu khu trục USS William P. Lawrence khi tàu Mỹ đang tuần tra trong vùng 12 hải lý quanh đá Chữ Thập, nơi Trung Quốc đang bồi đắp và xây dựng trái phép.
Hôm 19/5, ít nhất hai chiến đấu cơ J-11 Trung Quốc đã chặn máy bay do thám EP-3 Mỹ, khi máy bay Mỹ đang thực hiện một cuộc tuần tra định kỳ, theo Lầu Năm Góc. Mỹ cáo buộc Trung Quốc ứng xử "thiếu chuyên nghiệp và không an toàn".
Mỹ coi đây là động thái cho thấy Trung Quốc thay đổi cách tiếp cận ở Biển Đông. Trước kia, Bắc Kinh thường tránh leo thang căng thẳng bằng cách gửi tàu hải giám, hải cảnh tới khu vực với lý do bảo vệ tàu cá.
Giới quan sát cho rằng việc Trung Quốc thay đổi chiến lược có thể do nước này tính toán sai quy mô và tốc độ phản ứng của Mỹ khi điều tàu chiến, máy bay trinh sát đến Biển Đông. Tuy nhiên, cũng có thể điều này phản ánh Trung Quốc và Mỹ đang ở bờ vực xung đột quân sự công khai.
Tháng 2, Đô đốc Harry Harris khẳng định trước quốc hội Mỹ về việc Trung Quốc "rõ ràng đang quân sự hóa" Biển Đông với việc cải tạo, bồi lấp đảo trái phép, thậm chí xây cả đường băng cho máy bay dân sự, quân sự. Bill Urban, người phát ngôn Lầu Năm Góc khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục cho máy bay, tàu đi qua những vùng biển quốc tế để thách thức tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung Quốc. Điều này cũng được Tổng thống Mỹ Obama nhắc lại trong chuyến công du 3 ngày tới Việt Nam vừa qua.
Hai con trai cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân bị điều tra
Các chuyên gia phân tích chính trị Trung Quốc cho rằng trong một trường hợp công khai gần đây, Bí thư Thành ủy Thượng Hải Hàn Chính đã nói đến vấn đề vợ chồng, con cái của cán bộ lãnh đạo kinh doanh chính là bước “dọn đường” để công khai vụ này.
Ông Giang Cẩm Hằng (65 tuổi) hiện đang giữ chức hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Kỹ thuật Thượng Hải kiêm thành viên Hội đồng Quản trị Tập đoàn Viễn thông Trung Quốc (CNC).
Còn ông Giang Cẩm Khang (62 tuổi) từng là thị sát viên Ủy ban Xây dựng và Giao thông TP Thượng Hải.
Nguồn tin tiết lộ những vấn đề liên quan đến hai ông Giang Cẩm Hằng và Giang Cẩm Khang đã được điều tra rõ ràng, tài sản của hai người này cũng đã bị niêm phong.
Tuy nhiên, do liên quan đến cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân nên CCDI đặc biệt thận trọng.
Hiện vẫn chưa biết thời điểm quyết định công khai những vấn đề liên quan đến hai ông Giang Cẩm Hằng và Giang Cẩm Khang./.
Truyền thông Trung Quốc: G7 không nên "xía vô" Biển Đông
Truyền thông Trung Quốc hôm nay 26-5 cảnh báo các nhà lãnh đạo nhóm G7 đang nhóm họp tại Nhật Bản không nên “xen vào” tranh chấp trên Biển Đông.
Trung Quốc phản ứng sau khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm qua lặp lại quan điểm phản đối các hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông và hối thúc Bắc Kinh tôn trọng luật pháp quốc tế.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk bên lề hội nghị cho rằng G7 cần có lập trường “cứng rắn và rõ ràng” về tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc.
Thủ tướng Anh David Cameron trước khi đến Nhật cũng nhấn mạnh Bắc Kinh phải tôn trọng phán quyết của Tòa trọng tài thường trực The Hague về vụ kiện của Philippines.
Tờ Tân Hoa xã đăng bài khuyên G7 “nên lo việc của mình hơn là chỉ trỏ người khác” và cáo buộc Nhật Bản đang lợi dụng hội nghị để lôi kéo các đồng minh để cô lập Trung Quốc. Tác giả bài báo cho rằng việc thảo luận vấn đề Biển Đông vượt ngoài khả năng của G7 và phản ánh tư tưởng thời chiến tranh lạnh.
Trong khi đó, người phát ngôn Vương Nghị ngày 26-5 khi được hỏi rằng hội nghị G7 có phải là nơi thích hợp để bàn chuyện Biển Đông hay không đã trả lời rằng việc này tùy thuộc vào nhóm G7.
“Nhưng chúng tôi tin rằng dù chủ đề là gì, họ nên có quan điểm công bằng và vô tư, không áp dụng tiêu chuẩn kép và đặc biệt không nên có hành động khiêu khích hay làm tăng căng thẳng khu vực”, Reuters dẫn lời ông Vương.
Hồi tháng 4-2016, Bắc Kinh từng triệu đại diện ngoại giao các nước thành viên G7 để phản đối tuyên bố chung của nhóm về vấn đề Biển Đông. Tuyên bố bày tỏ lo ngại về tình hình ở Biển Đông và Hoa Đông và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Quân đội Nga - Trung nhất trí tăng cường hợp tác
Thiết bị quân sự được đưa lên tàu đổ bộ Peresvet thuộc hạm đội Thái Bình Dương, trong cuộc tập trận Nga - Trung năm 2015. Ảnh: Sputnik
Theo Tass, Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 24/5 tuyên bố vòng đối thoại chiến lược thứ 18 giữa Lực lượng Vũ trang Nga và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) được tổ chức cùng ngày tại Bắc Kinh.
Đại diện cho phía Trung Quốc là Đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó Tổng tham mưu trưởng PLA trong khi phía Nga do Trung tướng Sergey Rudskoy, Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga, đại diện.
"Hai bên đã trao đổi quan điểm về tình hình quốc tế và khu vực trong lĩnh vực an ninh, cải cách quân sự, cũng như hợp tác giữa lực lượng vũ trang hai nước, và đạt đồng thuận rộng rãi", Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 24/5 cho hay.
Ông Tôn nói hợp tác giữa các Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Nga đang phát triển tích cực trong những năm gần đây. "Nhằm đóng góp cho việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung, Trung Quốc muốn liên tục mở ra tiềm năng hợp tác cùng Nga, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và làm sâu rộng thêm lòng tin chiến lược", ông nói.
Ông Rudskoy cho rằng Nga và Trung Quốc đang hợp tác hiệu quả trên mọi lĩnh vực. "Đồng thuận đạt được trong vòng đối thoại chiến lược này sẽ dẫn đến tăng dần cấp độ hợp tác giữa lực lượng vũ trang hai nước, tạo xung lực mới thúc đẩy quan hệ Nga - Trung phát triển", ông nói.