Lào không muốn Biển Đông bị quân sự hóa
Nga mời Nhật cùng đánh cá ở vùng biển tranh chấp
50 người thiệt mạng vì cúm heo ở Nga
Malaysia khẳng định “nguy cơ khủng bố có thật”
Pháp thắt chặt quan hệ với Nga bất chấp lệnh trừng phạt EU
Tin thế giới đọc nhanh trưa 29-05-2016
- Cập nhật : 29/05/2016
G7 quan ngại tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông
Thủ tướng Shinzo Abe tại một cuộc họp báo trong thời gian diễn ra thượng đỉnh G7 tại Ise-Shima, Nhật Bản, ngày 27/05/2016. Ảnh REUTERS/Issei Kato
Nga nâng cấp hạ tầng quân sự lớn "chưa từng thấy" ở Viễn Đông
Ngày 27/5, hãng thông tấn RIA Novosti đưa tin Nga sẽ củng cố cơ sở hạ tầng quân sự và tái vũ trang cho binh lính ở khu vực Viễn Đông.
Thượng tướng Sergey Surovikin - Tư lệnh Quân khu miền Đông của Nga, tuyên bố "Nhằm loại bỏ những mối đe dọa thậm chí là nhỏ nhất, Bộ Quốc phòng Nga sẽ áp dụng những biện pháp chưa từng có tiền lệ để phát triển cơ sở hạ tầng quân sự ở khu vực Viễn Đông". Ông tiết lộ Nga cũng có kế hoạch củng cố tất cả các đội hình, đơn vị quân đội và tăng cường bảo vệ về phương diện xã hội cho binh lính cũng như gia đình họ.
Ông Surovikin đồng thời lưu ý Sakhalin và Quần đảo Kuril, trong đó có 4 hòn đảo tranh chấp với Nhật Bản, là "tiền đồn phía Đông của Nga", là sự đảm bảo tuyệt đối cho an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của nước này.
Tranh chấp chủ quyền tại 4 hòn đảo hiện do Nga kiểm soát và gọi là Nam Kuril, trong khi Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc, đã ngăn cản hai nước đạt được một hiệp ước hòa bình. Năm 2013, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Vladimir Putin đã nhất trí đẩy nhanh tiến trình đàm phán nhằm tìm kiếm giải pháp có thể chấp nhận được cho cả hai nước liên quan đến hiệp ước hòa bình trên.
Philippines bắt 10 ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép
Truyền thông Philippines ngày 27/5 cho biết hai tàu cảnh sát biển của nước này đã rượt đuổi, ngăn chặn tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép và bắt 10 ngư dân.
Đại úy Jeffrey Collado nói với kênh truyền hình địa phương ABS-CBNrằng một tàu cá Trung Quốc, thân vỏ thép, "ngụy trang" bằng cách treo quốc kỳ Philippines, đã lén lút xâm phạm vùng biển của nước này.
Khi tàu cảnh sát biển phát hiện và tiến tới ngăn cản tàu Trung Quốc thì bị tàu này đâm, rồi đổi hướng chạy thoát. Tuy nhiên, một tàu cảnh sát biển Philippines khác đã nhanh chóng hỗ trợ. Cả hai tàu đã chặn lối thoát của tàu Trung Quốc.
Tàu Trung Quốc (phải) giả treo cờ Philippines đã bị lực lượng chức năng Philippines bắt ngày 17/5. Ảnh minh họa: BFAR
"Tàu Trung Quốc hoạt động trong vùng biển của Philippines chứ không phải vùng biển quốc tế hoặc nơi tranh chấp", Đại úy Collado nói.
Cảnh sát biển Philippines cũng bắt 10 ngư dân Trung Quốc. Họ sẽ bị cáo buộc tội đánh bắt trái phép.
Đây không phải lần đầu tiên Philippines bắt ngư dân Trung Quốc. Manila ngày 17/5 cũng thông báo bắt 25 thuyền viên Trung Quốc trên hai tàu cá vì đánh bắt trái phép trong vùng biển phía bắc quốc đảo này.
Cuối năm 2014, một tòa án Philippines phạt 9 ngư dân Trung Quốc 102.000 USD vì hành vi săn bắt trộm.
Các vụ việc trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila tăng cao xung quanh vấn đề chủ quyền trên Biển Đông. Philippines đệ đơn lên Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) kiện Trung Quốc theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) về việc nước này đơn phương tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò" đối với Biển Đông. PCA dự kiến phán quyết về vụ kiện vào giữa năm nay.
CNRP dọa biểu tình nếu ông Kem Sokha bị bắt
Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập ngày 27/5 tuyên bố sẽ kêu gọi các cuộc biểu tình quy mô lớn nếu Phó Chủ tịch đảng này, nghị sĩ Kem Sokha bị bắt.
Tuyên bố đưa ra sau cuộc họp của Ban lãnh đạo CNRP nhấn mạnh CNRP sẽ sử dụng các quyền của mình để tổ chức các cuộc biểu tình lớn phi bạo lực nếu ông Kem Sokha bị bắt. Tuyên bố còn cho biết các nghị sĩ của CNRP sẽ thông báo với Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin rằng họ không thể tiếp tục làm việc tại Quốc hội do cái gọi là "quyền miễn truy tố của một số nghị sĩ bị vi phạm". Tuyên bố cũng kêu gọi lãnh đạo CNRP ở các tỉnh, thành phố trình kiến nghị lên Phnom Penh để nhờ Quốc vương can thiệp.
Trước đó ngày 26/5, một tòa án Campuchia đã đề nghị cảnh sát bắt ông Kem Sokha sau khi ông này hai lần từ chối ra tòa (vào ngày 17/5 và 25/5) trong một vụ kiện liên quan đến người được cho là nhân tình của ông. Tòa án này đã cáo buộc ông Sokha tội không tuân thủ lệnh của tòa án theo điều 538 của Bộ Luật hình sự. Với cáo buộc trên, ông Sokha có thể ngồi tù từ 1 đến 6 tháng.
Trong một bức thư gửi tới tòa án, một trong 5 luật sư của ông Sokha lấy lý do nghị sĩ này không thể ra tòa trình diện đúng ngày do "quá bận rộn". Ngoài ra, trong phiên xét xử đầu tiên, bên công tố cũng chưa đặt ra bất kì câu hỏi nào hay đưa ra cáo buộc nào cho ông Kem Sokha, do vậy ông này không cần thiết phải có mặt tại tòa.
Lệnh triệu tập được phát ra sau khi Khom Chandaraty, thợ cắt tóc 25 tuổi và được cho là người tình của ông Kem Sokha, thừa nhận có quan hệ với ông hồi tháng 4. Theo Khom Chandaraty, Phó Chủ tịch đảng CNRP, đã hứa cho cô 3.000 USD để mua nhà và mở cửa hiệu song ông này đã thất hứa. Khom Chandaraty kiện ông Kem Sokha và yêu cầu được đền bù 300.000 USD.
Vụ việc trên bị vỡ lở hồi tháng 2 khi các đoạn ghi âm cuộc nói chuyện trên điện thoại giữa hai người bị rò rỉ. Ông Kem Sokha không có bất kỳ phát biểu công khai nào về vụ việc này.
Trung Quốc tiết lộ bước mới trong chiến lược thôn tính Hoàng Sa
Trung Quốc đã xây dựng trái phép cái gọi là thành phố Tam Sa trên quần đảo Trường Sa, chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ năm 1974. Ảnh AFP