tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 26-05-2016

  • Cập nhật : 26/05/2016

Báo Pháp: Tổng thống Mỹ cảnh cáo thái độ ỷ mạnh hiếp yếu của Trung Quốc

Tại Hà Nội, vào ngày thứ hai của chuyến công du, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi giải quyết xung khắc biển Đông bằng giải pháp hòa bình, theo RFI.
tong thong my obama phat bieu tai trung tam hoi nghi quoc gia my dinh, ha noi, ngay 24/06/2016 - reuters.

Tổng thống Mỹ Obama phát biểu tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Mỹ Đình, Hà Nội, ngày 24/06/2016 - Reuters.

Sáng 24/05/2016, tại Hà Nội, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi phải giải quyết tranh chấp ở biển Đông bằng giải pháp hòa bình. Trong bối cảnh Trung Quốc dùng sức mạnh lấn chiếm các hải đảo, gia cố thành tiền đồn, Tổng thống Mỹ lên án thái độ nước lớn ăn hiếp nước nhỏ.
Ông nói: "Các nước lớn không nên uy hiếp các nước nhỏ hơn mình. Các tranh chấp phải được giải quyết một cách ôn hoà", AFP của Pháp tường thuật.
Cũng theo tuyên bố của tổng thống Mỹ, máy bay và hải thuyền của Hoa Kỳ "tiếp tục tuần tra trong khu vực, sẽ họat động bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép và Mỹ sẽ ủng hộ tất cả mọi nước thực thi quyền giao thông này".

Truyền thông Trung Quốc “bực ra mặt” vì quyết định của ông Obama

Hôm 24/05/2016, báo chí chính thống của Trung Quốc lên tiếng cho rằng ông Obama đã "nói dối" khi cho biết việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Hoa Kỳ đối với Việt Nam không nhằm vào Trung Quốc.
tong thong my obama.

Tổng thống Mỹ Obama.

Hôm 24/05/2016, báo chí chính thống của Trung Quốc lên tiếng cho rằng ông Obama đã "nói dối" khi cho biết việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Hoa Kỳ đối với Việt Nam không nhằm vào Trung Quốc. Bắc Kinh cáo buộc Washington muốn "kìm hãm Trung Quốc".
Trong ngày đầu tiên ở Hà Nội hôm 23/5, Tổng thống Mỹ Obama đã thông báo sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận hoàn toàn vũ khí đối với Việt Nam sau 41 năm.
Chính quyền Bắc Kinh quan tâm nhiều đến sự kiện này bởi vì nó liên quan đến Biển Đông cũng như chiến lược xoay trục qua châu Á Thái Bình Dương của Mỹ.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo cho rằng phát biểu của ông Obama là "một lời nói dối".
Gần đây, Hoa Kỳ đã cho các tàu chiến di chuyển trong khu vực 12 hải lý của một số đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép trên Biển Đông, với tuyên bố là để đảm bảo tự do hàng hải trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng quân sự hóa trong khu vực đang tranh chấp.
Tương tự như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, có Việt Nam nhưng không có Trung Quốc, việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí, theo tờ báo, cho thấy Hoa Kỳ muốn kìm hãm Trung Quốc qua ba lĩnh vực: hệ tư tưởng, quân sự, và kinh tế thương mại.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết Trung Quốc "vui mừng khi thấy Việt Nam và Mỹ có bước tiến trong quan hệ" và "hy vọng việc cải thiện quan hệ Việt Nam - Mỹ có lợi cho ổn định trong khu vực", ABCNEWS dẫn lời.
Bà Hoa Xuân Oánh cho rằng những lệnh cấm vận vũ khí sát thương là di tích từ thời Chiến tranh Lạnh, và không nên được duy trì.

Nga tiếp tục trả nợ trăm tỷ USD “thừa kế” của Liên Xô

Truyền thông Nga vừa cho biết, nước này vừa hoàn trả Kuwait 1,7 tỷ USD, thuộc khoản nợ của Liên Xô mà nước này lãnh trách nhiệm trả nợ, sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ.
ke tu khi nhan chuyen giao quyen luc tu tay tong thong dau tien cua nga la boris yeltsin, ong vladimir putin da phai ganh mon no khong lo tu thoi lien xo.

Kể từ khi nhận chuyển giao quyền lực từ tay Tổng thống đầu tiên của Nga là Boris Yeltsin, ông Vladimir Putin đã phải gánh món nợ khổng lồ từ thời Liên Xô.

Truyền thông Nga dẫn tuyên bố của Bộ Tài chính nước này cho biết, Moscow vừa hoàn trả toàn bộ khoản nợ “thừa kế” của Liên Xô, bao gồm 1,1 tỷ USD khoản vay gốc và khoản lãi phát sinh trên 620 triệu USD cho Kuwait và nước tiếp theo được trả nợ sẽ là Hàn Quốc.
Theo quy định của Hiệp định nợ, khoản nợ gốc của Liên Xô sẽ được Nga trả cho Kuwait bằng tiền mặt, còn các khoản nợ do lãi tích lũy được trả bằng cách cung cấp các sản phẩm công nghệ cao của Nga, bao gồm cả các vũ khí, trang thiết bị quân sự.
Bộ Tài chính Nga cho biết trong một tuyên bố, hiện Liên bang Nga vẫn còn nghĩa vụ trả nợ cũ của Liên Xô cho Hàn Quốc, Macedonia, cùng với Bosnia và Herzegovina. Tuy nhiên, giới chức lãnh đạo Moscow không công bố rõ hiện tổng số nợ theo dạng này của Nga là bao nhiêu.
Đồng thời, Moscow cũng không tiết lộ kế hoạch trả nợ cũng như hình thức hoàn trả đối với các khoản nợ tiếp nhận từ Liên Xô. Tuy nhiên, qua xem xét việc trả nợ Hàn Quốc và Kuwait, có thể nhận thấy Nga sẽ trả hoàn toàn bằng tiền mặt hoặc tiền mặt cộng với trang thiết bị quân sự.
Bộ Tài chính Nga cũng cho biết, bất chấp những khó khăn về kinh tế do lệnh trừng phạt của Mỹ và EU, cùng với việc giá dầu lao dốc cực hạn và sự mất giá của đồng Rúp (Ruble), sau khi trả hết nợ cho Kuwait, Nga sẽ tiếp tục thanh toán cho Hàn Quốc.
Vào đầu năm 1991, Hàn Quốc đã cho Liên Xô vay 1 tỷ USD tiền mặt và 470 triệu USD hàng hóa, trong gói cung cấp tài chính có thời hạn là 5 năm. Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, Nga trở thành “người thừa kế” toàn bộ các khoản nợ nước ngoài của Liên Xô, trong đó có nợ Hàn Quốc.
Tính đến giai đoạn năm 2000, khi ông Vladimir Putin bắt đầu nhậm chức Tổng thống từ người tiền nhiệm Boris Yeltsin, nợ nước ngoài của Nga đã lên tới 158 tỷ USD, chiếm tới 96% tổng GDP bèo bọt của đất nước, trong đó số nợ “thừa kế” của Liên bang Xô viết vào khoảng gần 100 tỷ USD.
10 năm sau khi ông Putin lên cầm quyền, Moscow đã trả hết các khoản nợ gốc và lãi vay của các quốc gia và ngân hàng phương Tây thuộc Câu lạc bộ Paris và Câu lạc bộ London, cùng với IMF. Tổng số nợ mà Nga đã thanh toán vào khoảng 80 tỷ USD.
Còn các khoản nợ thời Xô viết, Moscow đã đề xuất trả nợ nhiều lần bằng tiền mặt và các loại vũ khí, trang bị tối tân trong kho vũ khí khổng lồ của Liên Xô. Hàn Quốc là nước nhận rất nhiều vũ khí, biến họ trở thành nước đồng minh của Mỹ sở hữu nhiều loại vũ khí Liên Xô/Nga nhất.
Tính đến năm 2013, khoản nợ của Nga đối với Hàn Quốc được cho là còn khoảng 560 triệu USD. Việc sẵn sàng bỏ ra 1,7 tỷ USD để trả hết nợ cho Kuwait cho thấy, rất có thể lần này Nga sẽ thanh toán hết số nợ còn tồn đọng với Hàn Quốc.
Được biết, sau khi Liên bang Xô viết tan rã vào tháng 12/1991, các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã ký Hiệp định về việc phân chia tài sản của Liên bang, dựa trên các điều khoản của Công ước Vienna năm 1983 để phân định tỷ lệ “thừa kế” của từng quốc gia trên cơ sở các đóng góp của họ.
Sau đó, các nước này đã ký thỏa thuận gọi là “phương án 0”, trong đó quy định Nga cần phải trả toàn bộ các khoản nợ nước ngoài của Liên Xô, đổi lại, Moscow sẽ được thừa kế chân Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, phần lớn tài sản của Liên bang Xô viết (61,34 %), cùng với kho vũ khí khổng lồ (bao gồm cả vũ khí hạt nhân).
Ngoài ra, phần được chia của các nước Cộng hòa theo tỷ lệ đóng góp của họ cho Liên bang Xô viết được phân chia như sau: Ukraine được chia 16,37%, Belarus nhận 4,13%, Uzbekistan nắm 3,27%, Kazakhstan chiếm 3,86%, Gruzia được 1,62%, tiếp theo ít dần đến Estonia với 0,62%.

Sắp ban hành thông tư hướng dẫn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

Dự thảo Thông tư hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đang được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) rốt ráo lấy ý kiến hoàn thiện.
anh minh hoa. nguon: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cùng với Nghị định 135, Dự thảo Thông tư hướng dẫn ra đời được kỳ vọng sẽ tạo khung pháp lý đồng bộ, minh bạch cho việc thực hiện của nhà đầu tư và các đối tượng liên quan, đồng thời tăng cường vai trò quản lý giám sát của cơ quan quản lý, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước đối với dòng vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Theo Vụ Quản lý Ngoại hối (thuộc Ngân hàng Nhà nước), Dự thảo Thông tư tập trung hướng đến việc điều chỉnh và hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan đến phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước, cũng là lĩnh vực được NĐT quan tâm nhất. Đó là việc mở và sử dụng tài khoản để thực hiện hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tiêu chí lựa chọn công cụ đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và đặc biệt là hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho tổ chức tự doanh là công ty tài chính tổng hợp và ngân hàng thương mại, giấy chứng nhận đăng ký nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho tổ chức nhận ủy thác làngân hàng thương mại.

Ngoài ra, Dự thảo Thông tư giúp hướng dẫn việc xác định tỷ lệ đầu tư an toàn của các tổ chức tự doanh, quy trình xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm, nguyên tắc xác định hạn mức tự doanh, hạn mức nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài…, vốn là những vấn đề khá “nóng” trong quản lý an toàn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Đặc biệt, nội dung được các NĐT quan tâm liên quan đến thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài dành cho cá nhân người lao động có quốc tịch Việt Nam làm việc trong các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, cũng được quy định chi tiết tại Dự thảo Thông tư.

Cụ thể, về công cụ đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, trước mắt, Dự thảo Thông tư chỉ cho phép đầu tư vào một số loại sản phẩm tài chính cơ bản, thông dụng và có tính an toàn cao như cổ phiếu phổ thông, trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán và chứng chỉ tiền gửi. Tiêu chí lựa chọn các công cụ này dựa trên các yêu cầu: phải được niêm yết công khai trên thị trường chứng khoán nước ngoài, phải đạt mức xếp hạng tín nhiệm tối thiểu bởi các tổ chức xếp hạng quốc tế.

“Hiện nay, do trên thị trường tài chính quốc tế, các công cụ tài chính sản phẩm đầu tư chứng khoán và các giấy tờ có giá rất đa dạng, biến đổi liên tục về chủng loại, kết cấu và xếp hạng tín nhiệm. Đáng lưu ý, nhiều loại công cụ, sản phẩm có cấu trúc và đặc điểm phức tạp, lại thường xuyên thay đổi, do đó, căn cứ tình hìnhkinh tế tài chính trong nước và quốc tế, cũng như năng lực quản lý và quản trị rủi ro của các chủ thể tham gia, Dự thảo Thông tư quy định về công cụ và tiêu chí lựa chọn công cụ được phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trên nguyên tắc từng thời kỳ xác định để đảm bảo quản lý an toàn hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài”, đại diện Vụ Quản lý Ngoại hối cho hay. Đại diện này cũng cho biết thêm, đối với các loại công cụ và tiêu chí lựa chọn khác sẽ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ cụ thể để đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả.

Liên quan quy định về tỷ lệ đầu tư an toàn của tổ chức tự doanh, Ngân hàng Nhà nước cho biết, dựa trên cơ sở số lượng các tổ chức tự doanh là ngân hàng thương mại và công ty tài chính tổng hợp, đặc biệt là tình hình cán cân thanh toán quốc tế hiện đại, giai đoạn đầu dự kiến tỷ lệ an toàn được xác dịnh bằng 1% vốn tự có của chính các tổ chức tự doanh. Hạn mức tự doanh và nhận ủy thác đầu tư hàng năm của các ngân hàng thương mại và công ty tài chính tổng hợp được Ngân hàng Nhà nước xem xét từng thời kỳ, nhưng trong mọi thời điểm sẽ không vượt quá tỷ lệ an toàn này.

Lý giải nguyên nhân quy định trần hạn mức bắt buộc dựa trên vốn tự có này, Vụ Quản lý Ngoại hối cho rằng, chỉ tiêu vốn tự có luôn là căn cứ quan trọng để xác định các giới hạn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước. Bản thân quy mô vốn của TCTD bao gồm rất nhiều loại như vốn tự có riêng lẻ của từng TCTD và vốn tự có hợp nhất áp dụng đối với các TCTD có các công ty con, vốn chủ sở hữu… Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường hợp vốn chủ sở hữu tuy còn hiện hữu trên bảng cân đối kế toán, song khả năng tài chính thực không còn ở mức an toàn khi xác định vốn tự có theo quy định của pháp luật đối với TCTD. Do đó, việc xác định trần hạn mức an toàn dựa trên căn cứ vốn tự có riêng lẻ của chính tổ chức tự doanh là căn cứ có tính cơ sở tương đối xác thực nhất.

Cũng theo Dự thảo Thông tư, các tổ chức tự doanh, nhận ủy thác và các trường hợp đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định tại Nghị định 135 cần gửi báo cáo tổng hợp định kỳ hàng quý, hàng năm và dự kiến nhu cầu đầu tư năm sau cho Ngân hàng Nhà nước về tình hình tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài để Ngân hàng Nhà nước nắm bắt và giám sát được dòng vốn chuyển tiền ra nước ngoài.


Báo Trung Quốc cảnh báo Obama không 'châm lửa ở châu Á'

Trung Quốc hôm qua cảnh báo Tổng thống Mỹ Obama không nên châm lửa ở châu Á sau khi ông thông báo dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.
tong thong my barack obama. anh: reuters.

Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm chính thức Việt Nam trong ba ngày từ 23 đến 25/5. Trong ngày đầu tiên, ông thông báo Mỹ quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam và điều này "không do yếu tố Trung Quốc", đồng thời cho biết Hà Nội và Washington có cùng mối quan ngại về tình hình Biển Đông.

"Mỹ và Việt Nam không nên 'châm lửa tại khu vực'", China Daily, tờ báo đảng Cộng sản Trung Quốc, cảnh báo trong bài xã luận đăng hôm qua, cho rằng hành động của ông Obama là nhằm "hạn chế Trung Quốc trỗi dậy". "Điều này, nếu là thật, thì gây hại cho hòa bình và ổn định khu vực".Global Times cho rằng tuyên bố "không nhằm vào Trung Quốc" là "lời nói dối rất tệ", "làm sự đối đầu chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh thêm trầm trọng". Tờ này còn tố Washington đang cố thắt chặt ba tấm lưới quanh Bắc Kinh, về tư tưởng, an ninh, kinh tế và thương mại, nhằm giữ vững vị trí thống trị ở khu vực.

may bay trinh sat san ngam p-3c orion, mot trong nhung vu khi my duoc ky vong ban cho viet nam sau khi lenh cam van vu khi duoc do bo. anh: wikimedia.

Máy bay trinh sát săn ngầm P-3C Orion, một trong những vũ khí Mỹ được kỳ vọng bán cho Việt Nam sau khi lệnh cấm vận vũ khí được dỡ bỏ. Ảnh: Wikimedia.

Phát biểu tại thành phố Hồ Chí Minh, sau khi Tổng thống Obama đến đây hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói việc dỡ lệnh cấm vận không liên quan đến Trung Quốc mà là để thúc đẩy một "trật tự dựa trên các nguyên tắc" ở khu vực đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới này.

"Nếu muốn đề cập đến khả năng xuất hiện mồi lửa có thể đốt cháy thứ gì đó, chúng tôi lưu ý rằng Trung Quốc không nên có hành động đơn phương như cải tạo đất hoặc quân sự hóa các đảo ở khu vực có nhiều bên tuyên bố chủ quyền chống lấn", ông Kerry cho biết.

Theo ông Kerry, Trung Quốc nên nhớ rằng Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông. Mỹ chỉ nói rằng "hãy giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, theo trật tự dựa trên các nguyên tắc".

Nới lỏng một lệnh cấm vận vũ khí không phải là phi trật tự và cũng không gây kích động, ông Kerry nhấn mạnh. "Tôi hy vọng Trung Quốc hiểu điều này chính xác".

Ngày 23/5, khi được hỏi về phản ứng của Bắc Kinh trước quyết định của Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho biết Trung Quốc "vui mừng khi thấy Việt Nam và Mỹ có bước tiến trong quan hệ giữa hai nước" và "hy vọng việc cải thiện quan hệ Việt - Mỹ có lợi cho hòa bình, ổn định", theo Reuters.

"Đây là một tiến trình được bắt đầu tương đối gian nan với các cuộc đối thoại khó khăn từ nhiều năm trước, với sự tham gia của Ngoại trưởng Kerry, thượng nghị sĩ John McCain cùng rất nhiều người khác từ cả hai chính phủ", ông Obama nói về quá trình dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang hoan nghênh việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam, nhấn mạnh rằng điều này cho thấy quan hệ hai nước đã bình thường hóa hoàn toàn.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục