tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 29-05-2016

  • Cập nhật : 29/05/2016

Tổng thống Assad bác tin Nga soạn thảo hiến pháp cho Syria

Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngày 27/5 đã bác bỏ tin truyền thông nói rằng Nga, quốc gia đồng minh của Syria đã soạn thảo một bản hiến pháp mới cho nước này và trình lên chính phủ của ông.

tong thong syria bashar al assad. anh: afp/ttxvn

Tổng thống Syria Bashar Al Assad. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo Reuters, trang mạng xã hội Facebook chính thức của Tổng thống Syria đăng tuyên bố nêu rõ: "Không có bản dự thảo hiện pháp nào được trình lên nước Cộng hòa Arập Syria. Mọi thứ được truyền thông nhắc tới về vấn đề này là hoàn toàn không đúng sự thật. 
 
Bất cứ hiến pháp mới nào trong tương lai dành cho Syria sẽ không được đệ trình từ phía nước ngoài, mà sẽ hoàn toàn là của Syria, vốn được thảo luận và nhất trí bởi chính người dân Syria và sau đó là đưa ra trưng cần dân ý. Mọi thứ khác sẽ là vô giá trị".
 
Hôm 24/5, nhật báo Liban "al-Akhbar" đưa tin Nga đã hoàn tất việc soạn thảo bản hiến pháp, theo đó sẽ tước đi nhiều quyền của Tổng thống Syria và thành lập một chính phủ có tính phân quyền hơn - cả hai yếu tố này được xem là động thái nhượng bộ các nhóm phiến quân chống Assad. Hồi tháng trước, hãng tin Bloomberg cũng đưa tin Nga và Mỹ đang cùng làm việc về một bản dự thảo hiến pháp.

Điện Kremlin đáp trả lời Tổng thống Ukraine về “hoàn trả Crimea”

Tuyên bố của Kiev về các khu vực của Nga không cần phải bình luận, phát ngôn viên của Tổng thống Nga, Dmitry Peskov cho biết.
anh: sputnik

Ảnh: Sputnik

Nếu tuyên bố của Tổng thống Ukraina Petr Poroshenko về việc trả lại Donbass cho Kiev ngay sau Nadezhda Savchenko, được chỉ đạo bởi những cân nhắc nhân đạo, nó sẽ được chào đón, ông Peskov nói với các phóng viên.
"Còn nói về Crimea - chúng tôi không bình luận gì về khiếu nại đến các vùng lãnh thổ của Nga", ông nói thêm.
Trước đó, theo Sputnik, ông Poroshenko cho biết ông dự định lấy lại Donbas và Crimea bằng cách giống như quân nhân Ukraine Naderda Savchenko, người bị kết án ở Nga 22 năm tù vì tội giết nhà báo RTR ở Donbass, và sau đó được Tổng thống nga Putin ân xá vào hôm thứ Tư và được đưa đến Kiev.

Ai sẽ vào Bộ Chính trị Trung Quốc tại Đại hội Đảng 19?

Tính theo tuổi, Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc được xác định sang năm sẽ nghỉ hưu gồm 3 Phó Thủ tướng; Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Chủ tịch Chính Hiệp...

Tờ "Minh báo" của Hong Kong ngày 27/5 đưa tin Đại hội lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc (gọi tắt là Đại hội Đảng 19) dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm 2017. Điều đáng chú ý là tại Đại hội Đảng 19, trong số 25 Ủy viên Bộ Chính trị hiện nay, do quy định 67 tuổi có thể tiếp tục lưu nhiệm, 68 tuổi sẽ nghỉ hưu, sẽ có 11 người được xác định là sẽ nghỉ hưu, thế nhưng số người được xác định sẽ “cạnh tranh” cho 11 chỗ trống này hiện nay vẫn còn rất ít.

Nguyên nhân thứ nhất là những quan chức được coi là thân tín của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và được ông đề bạt cất nhắc đều là những quan chức kinh nghiệm còn ít. Thứ hai là những quan chức cấp cao hiện nay có nhiều kinh nghiệm trên chính trường, nhưng chưa chắc đã lọt vào tầm ngắm của ông Tập Cận Bình, vì thế khó đoán những ứng cử viên nào sẽ vào Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng 19.

lanh dao dang, chinh phu trung quoc tham du phien be mac dai hoi dai bieu nhan dan toan quoc (quoc hoi) trung quoc khoa 12 sang 16/3. anh: thu yen kien/ttxvn

Lãnh đạo Đảng, Chính phủ Trung Quốc tham dự phiên bế mạc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa 12 sáng 16/3. Ảnh: Thu Yến Kiên/TTXVN

Tính theo tuổi, Ủy viên Bộ Chính trị được xác định sang năm sẽ nghỉ hưu gồm Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ, Mã Khải, Lưu Diên Đông; Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn; Bí Thư Ban Bí thư Trung ương Lưu Vân Sơn; Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân đại) Trương Đức Giang, Phó Ủy viên trưởng Nhân đại Lý Kiến Quốc; Chủ tịch Chính Hiệp toàn quốc Du Chính Thanh; Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Phạm Trường Long; Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Mạnh Kiến Trụ và Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Quách Kim Long.

Theo thông lệ trên quan trường Trung Quốc, Bí thư Ban Bí thư Trung ương là những ứng cử viên “lớn” vào Bộ Chính trị. Trong số 3 Bí thư Ban Bí thư Trung ương không phải là Ủy viên Bộ Chính trị hiện nay gồm có: Phó Chủ tịch Chính Hiệp toàn quốc Đỗ Thanh Lâm và Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Triệu Hồng Chúc đến sang năm tuổi đều gần hoặc quá 70, cơ hội để vào Bộ Chính trị là rất thấp, người duy nhất có khả năng được đưa lên tầm cao hơn là Ủy viên Quốc vụ kiêm Tổng Thư ký Quốc Vụ viện (Chính phủ) Dương Tinh, năm nay 63 tuổi.

Trong số các quan chức hiện nay, những ứng cử viên “lớn” vào Bộ Chính trị còn có các Ủy viên Quốc vụ, ngoài Dương Tinh ra, Ủy viên Quốc Vụ chuyên trách vấn đề đối ngoại, Dương Khiết Trì (66 tuổi) và Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Công an Quách Thanh Côn (62 tuổi) và Ủy viên Quốc vụ phụ trách vốn đầu tư cho công nghiệp quốc gia Vương Dũng (61 tuổi) đều có cơ hội vào Bộ Chính trị, trong đó Vương Dũng có thể "chen chân" vào hàng ngũ Phó Thủ tướng.

Trong số các Phó Ủy viên trưởng Nhân đại là Đảng viên có Vương Chấn (66 tuổi), Thẩm Diệu Diệu (60 tuổi), Cát Bính Hiên (65 tuổi) cũng như Phó Chủ tịch Chính Hiệp là Đảng viên gồm Trương Khánh Lê (66 tuổi), Lư Triển Công (65 tuổi), Vương Chính Vĩ (60 tuổi) về lý thuyết đều có cơ hội vào Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng 19.

Trong số các quan chức cấp bộ hiện nay, ngoài Bí thư Thành ủy kiêm Thị trưởng Thiên Tân Hoàng Hưng Quốc (63 tuổi), Chủ nhiệm Văn phòng Tài Chính Trung ương Lưu Hạc (67 tuổi), Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Trần Hi (64 tuổi), Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Tin học hóa, Miêu Vu (61 tuổi), Bộ trưởng Bộ Giám sát Hoàng Thụ Kiên (62 tuổi) ra, Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc Triệu Khắc Trí (64 tuổi), Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây Vương Nho Lâm (64 tuổi), Bí thư Tỉnh ủy Giang Tây Cường Vệ (64 tuổi), Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc Lý Hồng Trung (61 tuổi), Bí thư Khu ủy Khu Tự trị Dân tộc Chuang Quảng Tây Bành Thanh Hoa (60 tuổi), Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng Trần Toàn Quốc (62 tuổi) đều có cơ hội vào Bộ Chính trị. Thế nhưng, từ danh sách những ứng cử viên vào Bộ Chính trị này có thể thấy việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc nếu như nói không phải là đi giật lùi thì cũng là dậm chân tại chỗ.


Triều Tiên dọa đáp trả vụ Hàn Quốc bắn cảnh cáo 2 tàu

Triều Tiên đe dọa sẽ đáp trả sau khi Hàn Quốc bắn cảnh cáo một tàu tuần tra và một tàu cá của Bình Nhưỡng khi chúng vượt qua hải giới giữa hai miền Triều Tiên ở khu vực Hoàng Hải (còn gọi là NLL).

Giới chức Hàn Quốc cho biết, hai tàu Triều Tiên rút lui khoảng 8 phút sau khi Hải quân Hàn Quốc bắn cảnh cáo bằng đạn pháo 40 mm vào khoảng 7 giờ 30 phút sáng (theo giờ địa phương) ngày 27/5.

Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) tối cùng ngày dẫn tuyên bố của Bộ Tư lệnh tối cao Quân đội Nhân dân Triều Tiên nói rằng Bình Nhưỡng đã tố cáo Hải quân Hàn Quốc xâm phạm lãnh hải miền Bắc và tuyên bố việc miền Nam bắn cảnh cáo về phía tàu của Triều Tiên là "hành động khiêu khích nghiêm trọng". 

Trước đó cùng ngày, hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn tin quân đội Hàn Quốc cho biết, 2 tàu của Triều Tiên ngày 27/5 đã vượt qua NLL trong bối cảnh tình trạng căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên vẫn chưa được giải quyết. Hải quân Hàn Quốc đã bắn cảnh cáo về phía 2 tàu này.

Trung Quốc nhăm nhe xây "Maldives trên Biển Đông"

Hôm 27/5, Trung Quốc đang nhăm nhe biến một số hòn đảo đang có tranh chấp trên Biển Đông thành khu nghỉ dưỡng như phong cách Maldives.

trung quoc muon bien cai goi la "thanh pho tam sa" (thuoc quan dao hoang sa cua viet nam) thanh khu nghi duong nhu maldives.

Trung Quốc muốn biến cái gọi là "Thành phố Tam Sa" (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) thành khu nghỉ dưỡng như Maldives.

Tờ Chinadaily của Trung Quốc trích lời ông Xiao Je - người đứng đầu cái gọi là "Thành phố Tam Sa" (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) mà Trung Quốc thành lập trái phép trên Biển Đông cho biết, họ hy vọng sẽ biến khu vực này thành điểm du lịch hấp dẫn như Maldives.

“Chúng tôi sẽ phát triển một số hòn đảo, đá để làm nơi ăn nghỉ cho khách du lịch” – ông Xiao ngang nhiên công bố kế hoạch hành động trái với luật pháp quốc tế. Người này cho biết thêm, những nơi được lựa chọn để xây dựng khu nghỉ dưỡng phục vụ du lịch, cưới hỏi, lặn ngắm, bắt cá… sẽ không có sự hiện diện của quân sự. “Tiến trình này đang được thực hiện dần dần và từng bước” – ông Xiao nói.

Cái gọi là thành phố Tam Sa được Trung Quốc thành lập trái phép trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ông Xiao tiết lộ: Trung Quốc sớm tiếp tục vận hành chuyến tàu thứ hai đưa khách du lịch ra Phú Lâm. Trước đó, Trung Quốc đã vận hành tàu du lịch có tên Coconut Princess, xuất phát từ đảo Hải Nam đưa một đoàn hàng trăm khách ra đảo Phú Lâm. Ngoài ra, Trung Quốc đang vận hành trái phép một số chuyến bay thường xuyên tới hòn đảo này. Ông Xiao hy vọng, Trung Quốc sẽ mở nhiều chuyến bay trực tiếp/ngày tới Bắc Kinh.

Những hành động trên của Trung Quốc là vi phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với quần đảo Trường Sa. Điều này đã được Việt Nam nhấn mạnh và tuyên bố nhiều lần. Đồng thời, cộng đồng quốc tế cũng nhiều lần lên tiếng.

Cùng ngày, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa khẳng định quan điểm của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông. Theo Thủ tướng, “sự phồn vinh và phát triển bền vững ở Việt Nam, châu Á và trên thế giới chỉ có thể được bảo đảm nếu có một môi trường quốc tế hòa bình và ổn định.

Thủ tướng cho hay: “Chúng ta đang đứng trước những thách thức ngày càng lớn đối với hòa bình và an ninh của khu vực, trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông.

Do đó, các hành động đơn phương, trái pháp luật quốc tế và thỏa thuận khu vực, như bồi đắp đảo nhân tạo với quy mô lớn, làm thay đổi nguyên trạng và tăng cường quân sự hóa đang đe dọa nghiêm trọng hòa bình và ổn định trong khu vực. Tình hình đó đòi hỏi các quốc gia liên quan cần kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, tuân thủ Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông (DOC), tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa, sớm tiến tới Bộ quy tắc ứng xử (COC).


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục