Đà Nẵng muốn đầu tư xây dựng Cảng Liên Chiểu
Nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại vùng ĐBSCL
Siết chặt việc mua, bán, lưu thông SIM thuê bao di động
Thủ tướng phê chuẩn nhân sự UBND 2 tỉnh Bình Phước và Vĩnh Phúc
Cảnh giác những mời gọi “mật ngọt” đi LĐXK bất hợp pháp
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 22-03-2016
- Cập nhật : 22/03/2016
10/15 tiêu chí đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp năm 2020 dự kiến không đạt
Mặc dù đặt ra nhiều chỉ tiêu tăng trưởng khá cao, nhưng cho dù đạt được các chỉ tiêu này, Việt Nam vẫn không thể trở thành một nước công nghiệp như mục tiêu đã đề ra.
“Nhiều tiêu chí để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại dự kiến không đạt”, báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII cho biết.
Cụ thể, đến năm 2020, dự kiến có 10/15 chỉ tiêu không đạt tiêu chí để trở thành nước công nghiệp. 10 chỉ tiêu trong số đó là:
Bên cạnh lý do GDP/người phải đạt 7.000 USD/năm, trong khi mức này năm 2015 còn cách mục tiêu quá xa (hiện là 2.109 USD/năm), TS. Doanh cho biết tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP cũng là một thách thức.
“Nông nghiệp của chúng ta hiện nay đang đóng góp khoảng 17% GDP, làm sao trong mấy năm nữa có thể giảm xuống dưới 10%. Muốn như vậy, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ phải phát triển rất nhanh, bởi nông nghiệp cũng phát triển (tốc độ tăng trưởng bình thường của nông nghiệp ở mức 3%). Nhưng nếu muốn được như vậy, công nghiệp phải tăng trưởng khoảng 12 – 16%. Điều ấy không dễ làm!”, ông Doanh nói.
TPHCM: Thu hồi hơn 380 m2 đất của VNPT ở quận 10
Đây là khu đất thuộc một phần thửa số 36 tờ bản đồ số 4, bộ địa chính phường 14, quận 10 (tài liệu đo năm 2001) theo ý kiến của Bộ Tài chính tại Công văn số 4336/BTC-QLCS ngày 06/04/2015 về phê duyệt phương án xử lý khoảng 25.12 ha đất tại khu C30.
Đồng thời, UBND thành phố cũng chỉ định giao khu đất thu hồi trên cho Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Quận 10 để kết hợp với 3,226 m2 đất đã giao theo Quyết định số 3302/QĐ-UBND ngày 30/07/2007 của UBND Thành phố, thực hiện dự án nhà ở tái định cư với hình thức sử dụng đất: nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; thời gian kể từ ngày ký quyết định cho đến khi hoàn tất dự án và bàn giao cho UBND Quận 10 quản lý, bố trí tái định cư theo quy định.
Bên cạnh đó, Sở Xây dựng được giao rà soát việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án ở tái định cư nêu trên theo quy định
Ủy ban Kinh tế: Cần sớm có vốn cho Sân bay Long Thành
Đề xuất vốn cho Long Thành là một trong những nội dung đáng chú ý được Ủy ban Kinh tế đưa ra trong tờ trình thẩm tra, đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kinh tế - xã hội 2015 và 5 năm 2011-2015; triển khai kế hoạch 2016 và giai đoạn 2016-2020.
Để thực hiện đột phá chiến lược về hạ tầng, cơ quan thẩm tra cho rằng cần tiếp tục triển khai đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ, nghiên cứu sớm triển khai mở rộng tuyến đường sắt Bắc – Nam và hiện đại hóa, nâng cao năng lực dịch vụ tổng hợp của các cảng biển lớn để giảm chi phí vận chuyển, góp phần tăng năng lực cạnh tranh hàng hóa. Nhà nước cũng cần quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông tại các vùng khó khăn.
Với siêu dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh, để đảm bảo khởi công và hoàn thành giai đoạn I đúng thời gian theo Nghị quyết Quốc hội, cần ban hành cơ chế đặc thù về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sớm triển khai dự án.
"Theo đó, đề nghị Quốc hội quyết định bố trí vốn và cho phép thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng cho Dự án trước khi phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi", cơ quan thẩm tra kiến nghị.
Hồi đầu năm, trong một báo cáo mới gửi Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng cùng Ủy ban thường vụ Quốc hội sau chuyến thực địa của ủy ban Kinh tế, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu cũng lo ngại nếu triển khai dự án theo các quy định hiện hành thì giai đoạn một của sân bay Long Thành sẽ bị chậm khoảng 5 năm so với nghị quyết của Quốc hội (tức đến 2023 mới khởi công, thay vì đưa vào khai thác trong năm này).
Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế khi ấy khuyến nghị Chính phủ chuẩn bị báo cáo Quốc hội các cơ chế đặc thù về bố trí vốn giải phóng mặt bằng, duyệt tiểu dự án tái định cư trước khi thông qua báo cáo khả thi toàn dự án… để cơ quan quyền lực xem xét, “lồng ghép” vào nghị quyết phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020 khi Quốc hội họp phiên toàn thể vào cuối tháng 3 này.
Sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương hồi giữa năm ngoái, bản dự kiến tiến độ chuẩn bị dự án của chủ đầu tư là Tổng công ty Cảng hàng không cho biết dự tính tháng 4 năm nay sẽ công bố kết quả chọn tư vấn lập báo cáo khả thi để báo cáo này được trình cấp có thẩm quyền vào 7/2017.
Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress mới đây, lãnh đạo ACV cho hay nhanh nhất cũng tới giữa năm 2018 báo cáo này mới được trình.Trong khi đó, ông Trần Văn Vĩnh - Phó chủ tịch tỉnh Đồng Nai khẳng định nếu công tác đền bù, tái định cư phải chờ đến khi báo cáo khả thi được duyệt mới có thể triển khai thì phải tới năm 2021 mới xong.
Công bố lịch thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2016
Sáng ngày 21/3, tại hội nghị tập huấn thi THPT quốc gia năm 2016, Bộ GD-ĐT đã công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Theo đó, kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tổ chức thi 8 môn gồm: toán, văn, lịch sử, địa lý, vật lý, hóa học, sinh học và ngoại ngữ.
Ngày 30/6 thí sinh tập trung đến địa điểm thi làm thủ tục dự thi, nhận thẻ dự thi và chỉnh sửa sai sót. Thời gian thi diễn ra từ ngày 1/7 đến ngày 4/7.
Các môn toán, văn, lịch sử và địa lý thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 180 phút. Các môn vật lý, hóa học và sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút. Các môn ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm. Riêng đề thi môn ngữ văn có 2 phần đọc hiểu và làm văn.
Đến năm 2020 sẽ giảm 52 nghìn ha đất trồng lúa, chuyển sang phát triển hạ tầng, trồng cây khác, nuôi thủy sản
Nếu tình hình khô hạn tiếp tục kéo dài đến tháng 6/2016 thì sẽ có khoảng 560 nghìn ha đất canh tác lúa bị thiếu nước.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình khô hạn và xâm nhập mặn của cả nước diễn ra rất nghiêm trọng, nếu tình hình khô hạn tiếp tục kéo dài đến tháng 6/2016 thì sẽ có khoảng 500 nghìn ha đất canh tác lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khoảng 40 nghìn ha của vùng Duyên hải Nam trung Bộ, khoảng 20 nghìn ha của vùng Tây Nguyên bị thiếu nước.
Theo quy hoạch, đến năm 2020, diện tích đất trồng lúa là 3.812,43 nghìn ha, trong đó, đất chuyên trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên là 3.221,91 nghìn ha. Chính phủ đề nghị điều chỉnh đến năm 2020, diện tích đất trồng lúa là 3.760,39 nghìn ha, giảm 52,04 nghìn ha, trong đó, đất chuyên trồng lúa nước giảm 92,95 nghìn ha. Trong số 3.760,39 nghìn ha được giữ lại, có khoảng 400 nghìn ha được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng khi cần thiết có thể quay lại trồng lúa. Đề xuất này được Ủy ban Kinh tế thông qua.
Theo ý kiến của Ủy ban Kinh tế, hiện nay, nguồn cung gạo trong nước đang dư thừa, thị trường xuất khẩu gạo bị thu hẹp do một số quốc gia là bạn hàng truyền thống nhập khẩu gạo của Việt Nam dần tự chủ được sản xuất lương thực. Diện tích đất trồng lúa đề nghị chuyển mục đích sử dụng chủ yếu là phục vụ nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp, đô thị, xây dựng nông thôn mới và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Về diện tích điều chỉnh giảm 52,04 nghìn ha đất trồng lúa, trong đó đất chuyên trồng lúa nước giảm 92,95 nghìn ha là diện tích đất thường xuyên bị hạn hán, nhiễm mặn, ngập lụt và đất bị thoái hóa sản xuất lúa kém hiệu quả so với các cây trồng khác nhất là chuyển sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây lâu năm.
Đối với diện tích 400 nghìn ha đất lúa chuyển sang trồng các loại cây hàng nămchủ yếu như sau: ngô khoảng 150 nghìn ha, đậu tương, cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 80 nghìn ha, trồng rau, hoa, cây cảnh khoảng 110 nghìn ha và kết hợp nuôi trồng thủy sản khoảng 50 nghìn ha… Phần diện tích chuyển đổi phần lớn là diện tích thường xuyên bị hạn hán, xâm nhập mặn do chịu tác động của của biến đổi khí hậu, không thể tiếp tục trồng lúa hoặc trồng lúa hiệu quả thấp.
Với diện tích đất trồng lúa còn lại cùng với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất, diện tích gieo trồng lúa dự kiến đạt trên 7 triệu ha, năng suất lúa bình quân hàng năm khoảng 60 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 42 triệu tấn/năm, với sản lượng này sẽ bảo đảm an ninh lương thực hiện tại, ngay cả khi dân số tăng và giữ ổn định ở mức 120 triệu dân trong tương lai.
Nội dung trên được trình bày trong Báo cáo tóm tắt của Bộ Tài nguyên - Mô trường và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội về Phương án điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia, tại phiên họp chiều 21/3/2015, kì họp 11, Quốc hội khóa XIII.