Siêu cao lương cơn mộng tan rồi
Yêu cầu báo cáo mức lương tại các công ty xổ số
Lương của CBCC có thể tăng thêm 60.000 đồng
Gần 800 trâu, bò chết rét
Đón tết nhưng sẵn sàng nhiệm vụ chiến đấu
Tin trong nước đọc nhanh chiều 14-10-2015
- Cập nhật : 14/10/2015
Chưa cho phép doanh nghiệp đưa điều dưỡng sang Nhật làm việc
Cơ quan này cho rằng thời gian gần đây một số nghiệp đoàn Nhật Bản đã sang Việt Nam gặp gỡ các công ty xuất khẩu lao động đề nghị hợp tác đưa thực tập sinh ngành điều dưỡng sang thực tập tại Nhật Bản.
Cục Quản lý lao động ngoài nước đã làm việc với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Qua đó Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam thông tin việc mở rộng tiếp nhận thực tập sinh ngành điều dưỡng đang được đệ trình Quốc hội và Hạ viện Nhật Bản để thảo luận thông qua. Tuy nhiên, hiện nay kỳ họp đã kết thúc và việc xem xét mở rộng lĩnh vực tiếp nhận thực tập sinh điều dưỡng vẫn chưa được hai cơ quan nói trên của Nhật Bản thông qua. Do vậy, thực tập sinh kỹ năng Việt Nam chưa được phép sang thực tập ngành điều dưỡng ở Nhật Bản.
Liên quan đến vấn đề này, Cục Quản lý lao động ngoài nước vừa gửi văn bản yêu cầu các doanh nghiệp không được thực hiện tuyển chọn thực tập kỹ năng đi thực tập tại Nhật Bản ngành nghề điều dưỡng.
Được biết, thời gian qua Cục Quản lý lao động ngoài nước được Bộ LĐ-TB&XH chỉ định nơi làm đầu mối tiếp nhận thực tập sinh ngành điều dưỡng, hộ lý sang Nhật làm việc. Trong thời gian đào tạo, học viên sẽ được cung cấp miễn phí chỗ ở nội trú, bữa ăn và được hỗ trợ tiền sinh hoạt phí. Kết thúc khóa học, ứng viên sẽ tham gia kỳ thi chứng chỉ năng lực tiếng Nhật cấp độ N3.
Những người được lựa chọn sẽ được sang Nhật Bản vừa học vừa làm với thời gian tối đa ba năm đối với ứng viên điều dưỡng (mỗi năm gia hạn một lần) và tối đa bốn năm đối với ứng viên hộ lý (mỗi năm gia hạn một lần). Trong thời gian vừa học vừa làm tại Nhật Bản, các ứng viên được phép dự kỳ thi cấp chứng chỉ quốc gia Nhật Bản về điều dưỡng viên và hộ lý. Ứng viên điều dưỡng được dự thi mỗi năm một lần, ứng viên hộ lý được dự thi một lần vào năm thứ tư. Nếu đỗ các ứng viên sẽ được cấp chứng chỉ quốc gia đối với điều dưỡng viên, hộ lý Nhật Bản và được phép ở lại làm việc dài hạn.
Việt Nam sắp gia nhập Công ước La Haye
Theo Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, hằng năm có khoảng 3.000 ủy thác tư pháp mà các nước gửi tới Việt Nam và Việt Nam gửi ra nước ngoài. Cùng với quá trình hội nhập, mở rộng quan hệ dân sự, kinh tế với bên ngoài, con số này đang gia tăng 20% mỗi năm. Tuy nhiên, do thiếu vắng cơ chế hợp tác quốc tế nên chỉ khoảng 40% yêu cầu được đáp ứng. Số còn lại gặp vướng mắc, gây khó khăn cho việc giải quyết các nhu cầu, lợi ích dân sự, thương mại của cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài. Để gỡ vướng, Chính phủ đã nghiên cứu, đàm phán để gia nhập Công ước La Haye - khuôn khổ pháp lý cho tống đạt giấy tờ trong lĩnh vực dân sự, thương mại (đã có 68 quốc gia ký kết).
Về thẩm quyền, Hiến pháp 2013 đã trao cho Quốc hội thẩm quyền phê chuẩn, quyết định gia nhập điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế quan trọng và những điều ước về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân hoặc điều ước có nội dung trái với luật, nghị quyết của Quốc hội. Các điều ước khác thì thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch nước. Chính phủ thấy rằng với Công ước La Haye này thì thẩm quyền quyết định thuộc về Chủ tịch nước. Tuy nhiên, do quy định trong Hiến pháp chưa được hướng dẫn, giải thích cụ thể nên Chủ tịch nước đã yêu cầu Chính phủ trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Sau khi nghe trình bày của đại diện Chính phủ và Ủy ban Đối ngoại - cơ quan thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết, xác định việc phê chuẩn công ước này thuộc thẩm quyền Chủ tịch nước. Như vậy, Chính phủ sẽ trình kết quả nghiên cứu, đàm phán Công ước La Haye để Chủ tịch nước quyết định phê chuẩn.
Bắt 4.000 vụ phân bón giả, chỉ khởi tố… 10 vụ
Nhiều doanh nghiệp phản ánh tình trạng bị làm giả lên cơ quan chức năng nhưng cuối cùng bị “chìm xuồng” - đây là thông tin được ông Nguyễn Văn Cẩn, Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (389), đưa ra tại Hội thảo Thực trạng thị trường phân bón Việt Nam và thế giới diễn ra ngày 12-10 ở Hà Nội.
Ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, kiến nghị các cơ quan chức năng nên kiên quyết thu hồi giấy phép kinh doanh của cơ sở sản xuất phân bón nhỏ lẻ với sản lượng vài chục ngàn tấn/năm, sản xuất bằng công nghệ cuốc xẻng, bằng xe trộn bê tông.
Ông Phạm Văn Tân làm phó bí thư tỉnh Tây Ninh
Tại phiên họp Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tây Ninh ngày 12-10, BanTổ chức Trung ương đã công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảngvề việc chuẩn y phó bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh nhiệm kỳ 2010-2015 đối vớiông Phạm Văn Tân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy TP TâyNinh.
Ông Phạm Văn Tân, sinh năm 1960, quê quán xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Trình độ kỹ sư cơ khí, cử nhân chính trị. Đã từng giữ các chức vụ: Phó Chủ tịch Hội đồng nhân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, Bí thư Huyện ủy Châu Thành, Bí thư Thành ủy thành phố Tây Ninh.
Ông Mai Văn Chính, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương khẳng định, việc ra quyết định phân công nhiệm vụ cán bộ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã cân nhắc và đánh giá cao đối với kết quả phấn đấu liên tục, bền bỉ, có hiệu quả của ông Phạm Văn Tân; đồng thời bày tỏ tin tưởng, dù ở cương vị nào ông Phạm Văn Tân cũng hoàn thành xuất sắc tốt nhiệm vụ được phân công.
Bộ GTVT: Đã hoàn thành thoái vốn nhà nước tại 34 doanh nghiệp, thu về 2.377 tỷ đồng
Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt phương án cổ phần hóa đối với 4 Tổng công ty, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý tài chính để đủ điều kiện cổ phần hóa đối với 6 công ty con thuộc SBIC và xử lý một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Bộ đã hoàn thành IPO 7 doanh nghiệp, tổ chức đại hội cổ đông lần đầu, chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần đối với 29 doanh nghiệp.
Hoàn thành thẩm định báo cáo quyết định toán và bàn giao vốn nhà nước sang công ty cổ phần đối với 26 doanh nghiệp.
Đã phê duyệt danh sách nhà đầu tư chiến lược, giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược; phấn đấu hoàn thành phương án cổ phần hóa bệnh viện GTVT Trung ương trong năm 2015.
Đã hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt phương án cổ phần hóa đối với 4 Tổng công ty, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý tài chính để đủ điều kiện cổ phần hóa đối với 6 công ty con thuộc SBIC và xử lý một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cổ phần hóa 16 đơn vị sự nghiệp công lập trong năm 2015.
Trong đó, thực hiện cổ phần hóa trước 10 đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện chuyển thành công ty cổ phần. Đã hoàn thành thoái vốn nhà nước tại 34 doanh nghiệp, thu về 2.377 tỷ đồng; đang tập trung triển khai thực hiện thoái toàn bộ vốn nhà nước tại 58 doanh nghiệp với tổng giá trị thoái vốn theo mệnh giá là 5.726 tỷ đồng.
Ngoài ra, liên quan đến vấn đề đầu tư, trong 9 tháng năm 2015 Bộ đã hoàn tất công tác chuẩn bị để khởi công để khởi công, triển khai thi công mới 37 công trình, dự án.
Trong đó, 13 dự án được đầu tư theo hình thức BOT với tổng số vốn huy động trên 40 nghìn tỷ đồng, vượt 8% so với kế hoạch năm 2015.
Liên quan đến dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, ngay sao khi Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư, Bộ đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai dự án; đồng thời trình Thủ tướng Chính phủ giao cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 của dự án.