Chưa cho phép doanh nghiệp đưa điều dưỡng sang Nhật làm việc
Việt Nam sắp gia nhập Công ước La Haye
Bắt 4.000 vụ phân bón giả, chỉ khởi tố… 10 vụ
Ông Phạm Văn Tân làm phó bí thư tỉnh Tây Ninh
Bộ GTVT: Đã hoàn thành thoái vốn nhà nước tại 34 doanh nghiệp, thu về 2.377 tỷ đồng
Tin trong nước đọc nhanh chiều 13-10-2015
- Cập nhật : 13/10/2015
Chính phủ đề xuất phát hành 3 tỉ đô la trái phiếu quốc tế
Sau khi Chính phủ ra Nghị quyết thống nhất phương án phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) ra thị trường quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án phát hành đến 3 tỉ đô la Mỹ kể từ năm 2017 nhằm tái cơ cấu lại nợ trong nước giai đoạn 2015-2016.
Hai đề xuất chính là: đề nghị cho phép đa dạng hóa các kỳ hạn phát hành TPCP và cho phép phát hành TPCP ra thị trường vốn quốc tế để tái cơ cấu danh mục nợ của Chính phủ.
Về việc phát hành TPCP ra thị trường vốn quốc tế, Việt Nam đã thành công với việc phát hành 1 tỉ đô la bằng ngoại tệ thông qua Vietcombank năm 2014 (lãi suất 4,8%/năm) nhằm tái cơ cấu các khoản nợ đã vay trước đó với lãi suất cao. Sau đó, tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9 và nhiều lần trước đó, Chính phủ đã đề cập đển phương án tiếp tục phát hành TPCP ra thị trường vốn quốc tế.
Chính phủ đề xuất sẽ phát hành khoảng 3 tỉ đô la Mỹ để tái cơ cấu lại các khoản nợ TPCP trong nước đã phát hành trong giai đoạn 2015-2016. Từ năm 2017, lượng trái phiếu này sẽ được bán ra để bù đắp bội chi ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) sửa đổi, tiếp tục tái cơ cấu danh mục nợ Chính phủ theo quy định tại Luật quản lý nợ công và bù đắp thiếu hụt nguồn vốn nước ngoài.
Bộ Tài chính khẳng định rằng việc vay mới để đảo nợ vẫn đảm bảo duy trì tỉ lệ nợ nước ngoài của Chính phủ không quá 50% tổng nợ Chính phủ theo chiến lược quản lý nợ công giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030.
Dự kiến các đợt phát hành sẽ có kỳ hạn dài từ 10 đến 30 năm. Lãi suất phụ thuộc vào điều kiện thị trường vốn quốc tế tại thời điểm phát hành.
Hiện nay, thị trường vốn và TPCP trong nước quy mô nhỏ, thanh khoản thấp, nhất là trong vòng 1 năm trở lại đây gặp nhiều khó khăn do các nghị quyết 78/2014 của Quốc hội và Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước không cho phép phát hành TPCP kỳ hạn ngắn và tỉ lệ sở hữu trái phiếu của các ngân hàng thương mại, ngân hàng nước ngoài (những người mua chính) bị khống chế. Tình hình như vậy nhưng nhu cầu huy động vốn cho ngân sách trong giai đoạn tới tương đối cao nên việc tiếp cận thị trường vốn quốc tế để giảm áp lực vay trong nước là cần thiết.
Tuy nhiên, phải đến năm 2017, Luật NSNN 2015 (sửa đổi) mới có hiệu lực, cho phép bội chi NSNN được bù đắp từ nguồn trong và ngoài nước thì mới thực hiện được. Khi đó, vay nước ngoài bao gồm cả phát hành TPCP ra thị trường vốn quốc tế để bù đắp bội chi. Còn quy định hiện vẫn đang còn hiệu lực của Luật NSNN chỉ cho phép “bội chi NSNN được bù đắp bằng nguồn vay trong và ngoài nước” mà không đề cập đến việc phát hành TPCP ra thị trường vốn nước ngoài.
1.300 tỉ đồng để giải tỏa gần 3 km rạch Văn Thánh
“Tổng chiều dài hai bên bờ rạch Văn Thánh cần giải tỏa khoảng 2,9km, tính từ ngã ba kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đi qua địa bàn phường 19,21 và 22, quận Bình Thạnh”.
Đây là số liệu khảo sát mới nhất vừa được UBND quận Bình Thạnh (TP.HCM) báo cáo UBND TP để thực hiện dự án chỉnh trang rạch Văn Thánh.
Theo đó, có 834 hộ dân bị ảnh hưởng phải giải tỏa, trong đó 694 hộ bị giải tỏa trắng. Theo quận Bình Thạnh, hầu hết nhà dân ven rạch Văn Thánh đều chưa có giấy tờ hợp pháp nên mức đền bù sẽ thấp và người dân sẽ không đủ tiền để tạo lập nơi ở mới.
Do đó, quận đề xuất phương thức bồi thường bằng căn hộ thay cho bằng tiền. Theo đó, tổng giá trị dự kiến để thực hiện việc bồi thường khoảng 1.300 tỉ đồng. Ngoài ra, quận Bình Thạnh cũng đề xuất sau khi giải phóng mặt bằng thì cần xây kè và đường giao thông dọc rạch Văn Thánh. Cụ thể, đường đi bộ sau bờ kè rộng 3 m, dãy cây xanh 5 m, đường giao thông rộng 7 m cùng vỉa hè hai bên đường.
Vay tín chấp nông nghiệp có thể lên tới 1 tỷ đồng
Nghị định 55 quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống của nông dân, cư dân nông thôn.
Nghị định có nhiều điểm mới như mở rộng đối tượng được hưởng chính sách đối với các cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; tăng mức xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo trong nông nghiệp (mức vốn có thể được vay từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng), cơ cấu lại thời hạn nợ và cho vay mới…
Các quy định này nhằm khuyến khích các TCTD đầu tư vốn vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện cho người dân vay vốn phát triển sản xuất.
QTDND hoạt động với mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên nhằm thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên. Các QTDND hoạt động trên địa bàn phường, xã; đối tượng cấp tín dụng chủ yếu là cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, do đó các món cho vay thành viên thường nhỏ, tài sản đảm bảo chủ yếu là đất đai hoặc cây trồng vật nuôi.
Tuy nhiên, đất đai tại các vùng nông thôn thường không đầy đủ về mặt pháp lý vì vậy không đủ điều kiện cho vay theo quy định của tổ chức tín dụng, hoặc nếu đủ điều kiện được vay thì giá trị khoản vay thường nhỏ không đáp ứng được nhu cầu của hoạt động tổ chức kinh doanh. Trường hợp tài sản đảm bảo khoản vay là tài sản hình thành từ vốn vay, thường là cây trồng vật nuôi, nhưng những tài sản này có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào do thiên tai, dịch bệnh. Thông tư 10/2015/TT-NHNN và Nghị định 55/2015/NĐ-CP ra đời đã giải quyết được vấn đề này.
Cụ thể, Thông tư 10/2015/TT-NHNN quy định rõ về chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho vay; việc cơ cấu lại thời hạn nợ; cho vay mới; hồ sơ, trình tự thủ tục khoanh nợ, xóa nợ; tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản đảm bảo của khoản vay nông nghiệp, nông thôn. Khách hàng vay vốn không có tài sản đảm bảo vẫn được tiếp cận nguồn vốn này. Trường hợp thành viên vay vốn chưa trả được khoản vay cũ như gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan bất khả kháng có thể được tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ để phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và có thể tiến hành cho vay mới để phục hồi sản xuất kinh doanh đối với những khách hàng có dự án, phương án khả thi.
Trong những năm qua, với hơn 1.100 QTDND hoạt động trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước đã góp phần phát triển kinh tế tập thể, xây dựng nông thôn mới, góp phần tương trợ thành viên trên địa bàn hoạt động. Hệ thống QTDND thời gian qua đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong quá trình tạo lập nguồn vốn và luân chuyển vốn cho phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt phù hợp với đặc điểm nông nghiệp nông thôn Việt Nam và dần khẳng định vị thế của mình trong việc hỗ trợ thành viên phục vụ phát triển kinh tế.
Ủy ban Chứng khoán không được có quá 3 phó chủ tịch
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có chủ tịch và không quá 3 phó chủ tịch.
Nhiệm vụ của Ủy ban là trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Ủy ban có nhiệm vụ cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; chấp thuận những thay đổi liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Đồng thời, quản lý, giám sát hoạt động của các sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và các tổ chức phụ trợ; tạm đình chỉ hoạt động giao dịch, hoạt động lưu ký của các sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán trong trường hợp có dấu hiệu ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;...
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có 15 đơn vị trực thuộc gồm: Vụ Pháp chế, Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, Vụ Quản lý chào bán chứng khoán, Vụ Giám sát công ty đại chúng, Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán, Vụ Quản lý các công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư chứng khoán, Vụ Giám sát thị trường chứng khoán, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài vụ - Quản trị, Văn phòng, Thanh tra, Cục Công nghệ thông tin, Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán, Tạp chí Chứng khoán.
Phân bón VN bán cho láng giềng rẻ hơn trong nước
Thông tin từ hội thảo quốc gia về thị trường phân bón VN do Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT phối hợp với Hiệp hội Phân bón VN tổ chức ngày 12-10 tại Hà Nội cho biết như vậy.
Tho đó, chi phí cho phân bón quá cao, tới 60 - 70% đầu vào, cả nước có tới trên 1.000 cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón, trong đó có những cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón giả, nhái, kém chất lượng, ảnh hưởng môi trường.
Theo ông Nguyễn Hạc Thúy - tổng thư ký Hiệp hội Phân bón VN, hiện có quá nhiều cấp đại lý phân bón, dẫn đến đội giá thành sản phẩm khi đến tay nông dân.
Mặt khác, do bất cập về chính sách, đặc biệt là chính sách thuế, hiện giá một số loại phân bón sản xuất tại VN, của công ty VN xuất khẩu đến tay nông dân Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar lại rẻ hơn so với giá bán cho nông dân tại VN.