Đại sứ Mỹ: “Khi đánh cược vào người Việt Nam, bạn luôn thắng”
Lào xả nước đập thuỷ điện giúp Việt Nam chống hạn
Thêm 25 ngư dân Việt bị Malaysia bắt giữ
Cháy các cửa hàng người Việt ở Thái, thiệt hại hơn một triệu USD
Chính phủ yêu cầu: 18 Bộ, 50 tỉnh phớt lờ, bỏ qua
Ba lĩnh vực then chốt để Việt Nam duy trì thành quả cải thiện chất lượng sống
- Cập nhật : 05/05/2016
(Tin kinh te)
Việt Nam đang có những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, theo ông Chris Malone, thành viên Hợp danh kiêm Tổng giám đốc Công ty tư vấn quản lý BCG Việt Nam, những thử thách phía trước đòi hỏi Việt Nam cần có những hành động quyết đoán trong ba lĩnh vực then chốt để duy trì thành tựu ấn tượng này.
Công cụ đánh giá Phát triển Kinh tế bền vững (SEDA) của BCG Việt Nam đã ca ngợi thành quả mà Việt Nam đạt được trong tiến trình chuyển đổi sự thịnh vượng kinh tế sang chất lượng cuộc sống của người dân. Thưa ông, đâu là những tiến bộ ấn tượng về cải thiện chất lượng cuộc sống của Việt Nam?
Việt Nam hiện đang ở vị trí thứ 4/149 quốc gia về năng lực chuyển đổi mức độ thịnh vượng kinh tế sang chất lượng cuộc sống của người dân. Kết quả này được trích từ nghiên cứu do BCG (Mỹ) thực hiện độc lập, dựa trên kết quả phân tích của công cụ SEDA.
Ông Chris Malone, thành viên Hợp danh kiêm Tổng giám đốc Công ty tư vấn quản lý BCG Việt Nam công bố báo cáo BCG về tiến trình chuyển đổi sự thịnh vượng kinh tế sang chất lượng cuộc sống của người dân của Việt Nam
Điểm SEDA hiện tại của Việt Nam là 42,4 và ở mức trung bình, xếp thức 79 trong số 149 quốc gia được BCG đánh giá. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các quốc gia thịnh vượng như Mỹ, Nhật Bản, Na Uy, Đức và Singapore đều được xếp trên Việt Nam với mức điểm hiện tại đạt từ 80 trở lên.
Tuy nhiên, khi xét về tiến bộ đạt được trong giai đoạn bảy năm từ 2006 đến 2013, Việt Nam nằm trong nhóm 20% dẫn đầu. Với điểm tăng trưởng SEDA trong thời gian gần đây là 78,8, Việt Nam đang ở trong nhóm các quốc gia có những thành tựu đáng kể trong một thập kỷ qua, bao gồm Ba Lan, Indonesia, Trung Quốc.
Các nghiên cứu trong báo cáo cho thấy, với chỉ số GDP đầu người (dựa trên cân bằng sức mua) chỉ đạt 5.200 USD nhưng Việt Nam lại thuộc nhóm quốc gia có biểu đồ phát triển ổn định, có khả năng đạt chất lượng sống ngang bằng với các quốc gia có GDP tính theo đầu người trung bình đạt 10.000 USD.
Vậy so với các nước trong khu vực, chất lượng cuộc sống của người Việt đang nằm ở đâu, thưa ông?
Điểm SEDA hiện tại của Việt Nam là 42,4 - cap hơn trung bình 40,2 của các quốc gia ASEAN, trừ Singapore.
So với bốn quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất trong số các quốc gia có thu nhập trung bình ở Đông Nam Á là Malaysia, Philippines, Thái Lan và Indonesia (nhóm ASEAN 4 theo cách gọi của BCG); Việt Nam có mô hình tăng trưởng tương đối khác. Điểm SEDA hiện tại của Việt Nam thấp hơn 45,2 là điểm trung bình của nhóm ASEAN 4, nhưng điểm tăng trưởng SEDA của Việt Nam trong thời gian gần đây cao hơn mức 69,6 trung bình của nhóm này.
Điều đó có nghĩa là Việt Nam còn có thể làm tốt hơn nữa trong một số lĩnh vực trong thời gian tới.
Vậy đâu là những thách thức cơ bản mà Việt Nam đang phải đối mặt để duy trì thành tựu ấn tượng về cải thiện đời sống người dân, thưa ông?
Đó là các vấn đề: lao động - việc làm, cơ sở hạ tầng, lĩnh vực dịch vụ công và quản trị nhà nước- là những vấn đề tạo nên thách thức lớn cho sự phát triển bền vững mà Việt Nam phải vượt qua.
Nếu so với các quốc gia có trình độ phát triển tương đương thì năng suất lao động và đội ngũ lao động có tay nghề của Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều. Thực tế cho thấy thị trường Việt Nam còn có nhiều vấn đề tồn tại. Mặc dù tỉ lệ thấp nghiệp thấp, chỉ khoảng 3%, nhưng tỉ lệ lao động trẻ thấp nghiệp cao hơn gấp đôi mức đó. Trong khi nhiều tập đoàn đa quốc gia vẫn phải đau đầu vì sự thiếu hụt lao động có tay nghề.
Ông Chirs Malone: "So với các quốc gia có trình độ phát triển tương đương thì năng suất lao động và đội ngũ lao động có tay nghề của Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều"
Việt Nam cũng chưa bắt kịp các nước cùng trình độ phát triển, kể cả nhóm ASEAN 4 ở một số lĩnh vực như hệ thống cung cấp điện, chất lượng đường bộ và đường sắt. Ước tính cho thấy đến năm 2020, Việt Nam sẽ cần đầu tư từ 113 tỉ đến hơn 140 tỉ Đô la Mỹ vào cơ sở hạ tầng; tuy nhiên, ngân sách nhà nước có thể chỉ đáp ứng được 50% đến 60% nhu cầu này.
Điều đó có nghĩa là Việt Nam cần phải có nhiều hành động quyết đoán hơn trong thời gian tới?
Để vượt qua những khó khăn đó, các nhà quản lý Việt Nam cần nâng cao năng lực cho thị trường lao động bằng cách xây dựng mối liên kết thiết yếu cung và cầu giữa các ngành công nghiệp và các tổ chức đào tạo, tổ chức hướng nghiệp cho những người trẻ hướng tới các lĩnh vực có nhu cầu lao động cao.
Trong lĩnh vực hạ tầng, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm từ Hàn Quốc hay Ấn Độ về mô hình hợp tác công-tư để thu hút nhiều hơn vốn đầu tư tư nhân.
Việt Nam cũng cần tăng cường tính minh bạch trong quản trị công thông qua triển khai áp dụng các công cụ kỹ thuật số.
(Theo Báo Đầu Tư)