Hà Nội lọt “danh sách đen” của Bộ TNMTvề tình trạng ô nhiễm nặng
Tăng lương tối thiểu: Cần tính hợp lý hơn tính chu kỳ
Lào chia sẻ thiệt hại hạn hán với Việt Nam
Trung Quốc bị tố đổ hoá chất giết chết cá ở Trường Sa
Doanh nghiệp vận tải đang phải 'oằn mình' vì phí BOT
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 06-05-2016
- Cập nhật : 06/05/2016
Tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép cách bờ biển Việt Nam 45 km
Khoảng 10h15 ngày 4/5, Hải đội 2 và Đồn biên phòng Cồn Cỏ (Quảng Trị) phát hiện tàu cá số hiệu 16061 mang quốc tịch Trung Quốc vi phạm vùng biển chủ quyền Việt Nam.Tàu cá này đánh bắt ở cách đảo Cồn Cỏ khoảng 10 hải lý về phía Đông, cách đường phân định vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc 50 hải lý về phía Tây. Vị trí tàu đánh bắt cách bờ biển Quảng Trị khoảng 25 hải lý, tức 45 km.
Sau một tiếng vượt biển, nhà chức trách Quảng Trị tiếp cận tàu cá trên, kiểm tra có 4 ngư dân Trung Quốc. Lực lượng tuần tra đã lập biên bản, cảnh cáo và phóng thích tàu cá này khỏi vùng biển Việt Nam.
122 triệu USD phát triển 5 tỉnh biên giới
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án "Hỗ trợ phát triển khu vực biên giới, vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Mục tiêu dài hạn của dự án nhằm tạo ra một môi trường cho phép năm tỉnh khu vực tam giác phát triển (DTA) hiện thực hóa tiềm năng của mình để trở thành trung tâm năng động hơn và tăng trưởng nhanh hơn.
Mục tiêu ngắn hạn là tạo điều kiện cho người nghèo, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, tiếp cận cơ hội nâng cao thu nhập; tạo thuận lợi cho các sản phẩm nông nghiệp trong vùng tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế; cải thiện năng lực lập kế hoạch và điều phối giữa các tỉnh nhằm ưu tiên chiến lược cho đầu tư vào giao thông và các cơ sở hạ tầng khác trong bối cảnh phát triển khu vực tam giác phát triển.
Đồng thời tăng cường kết nối và xóa bỏ tình trạng không có đường nối giữa các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ thông qua một hành lang đường bộ để thúc đẩy hội nhập khu vực tiểu vùng và tăng trưởng; nâng cao hiểu biết và năng lực của người nông dân và doanh nghiệp để khai thác lợi thế về sản xuất và kinh doanh nông nghiệp.
Bên cạnh đó tăng cường năng lực, bao gồm chuẩn bị một chiến lược khả thi về quy hoạch phát triển, huy động và phân bổ nguồn lực, cung cấp các hàng hóa công ích, huy động sự tham gia của khối tư nhân trong nước, khu vực và quốc tế nhằm thực hiện các cam kết và nguồn lực của 5 tỉnh để thúc đẩy tiến triển của sáng kiến Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV), đặc biệt là Quy hoạch tổng thể của khu vực tam giác phát triển.
Các hoạt động chính của Dự án nhằm cải thiện kết nối đường bộ; cải thiện cơ sở hạ tầng hậu cần và quản lý giao thông; phát triển nguồn nhân lực, xây dựng năng lực thể chế.
Dự án được thực hiện trong 6 năm kể từ khi ký Hiệp định. Tổng mức đầu tư của Dự án: 122,106 triệu USD.
Cơ quan đầu mối Dự án là UBND tỉnh Đắk Lắk. Cơ quan chủ quản các Dự án thành phần là UBND các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước.
Quỹ Bảo hiểm xã hội được phép gửi tại ngân hàng thương mại tối đa 3 năm
Nghị định nêu rõ, hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH, BHYT, BHTN phải bảo đảm minh bạch, an toàn, hiệu quả và thu hồi được vốn đầu tư.
Hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH, BHYT, BHTN được thực hiện thông qua 5 hình thức theo thứ tự ưu tiên: 1- Mua trái phiếu Chính phủ; 2- Cho ngân sách nhà nước vay; 3- Gửi tiền, mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; 4- Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành; 5- Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Việc đầu tư vào hình thức 4 và hình thức 5 ở trên chỉ áp dụng đối với quỹ BHTN; số tiền đầu tư vào hai hình thức này không được vượt quá 20% số dư quỹ BHTN của năm trước liền kề.
Được gửi tiền tại các NHTM không quá 3 năm
Liên quan đến hoạt động gửi tiền tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định quy định, mức gửi tiền tại các ngân hàng thương mại do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định căn cứ vào phương án đầu tư quỹ đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua. Thời hạn gửi tiền được tính kể từ ngày gửi đến ngày thu hồi. Thời hạn cụ thể do Bảo hiểm xã hội Việt Nam lựa chọn căn cứ vào từng loại kỳ hạn gửi tiền của ngân hàng thương mại nhưng tối đa không quá 3 năm.
Mức lãi suất gửi tiền thực hiện theo lãi suất tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng thương mại nhưng phải đảm bảo không thấp hơn mức trung bình lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn tại thời điểm gửi tiền của 4 chi nhánh trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc 4 ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Việc lựa chọn 4 chi nhánh thuộc 4 ngân hàng thương mại tương ứng do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định.
Trích Quỹ Dự phòng rủi ro không quá 2%
Nghị định cũng quy định rõ, toàn bộ số tiền sinh lời thu được hằng năm của hoạt động đầu tư theo quy định tại Nghị định này và số tiền lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi phản ánh các khoản thu, chi BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật về cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN được sử dụng để trích lập quỹ dự phòng rủi ro và phân bổ vào các quỹ.
Trong đó, Nghị định quy định mức trích quỹ dự phòng rủi ro hằng năm tối đa không quá 2% số tiền sinh lời của hoạt động đầu tư cho đến khi số dư quỹ dự phòng rủi ro bằng 5% số dư nợ đầu tư vào hình thức 3 và hình thức 5 của năm trước liền kề. Mức trích cụ thể hằng năm do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định.
Quỹ dự phòng rủi ro trong thời gian chưa sử dụng, được sử dụng đầu tư vào các hình thức 1 và hình thức 2.
Tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết bằng luật pháp quốc tế
Ngày 5/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp thân mật Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hồng Tiểu Dũng.
Ngày 5/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp thân mật Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hồng Tiểu Dũng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định trên cơ sở kiên trì đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, đi sâu hội nhập quốc tế, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một hết sức coi trọng việc củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc, coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu, nhất quán trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hồng Tiểu Dũng đến chào xã giao. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Chủ tịch nước đề nghị hai bên tăng cường hơn nữa gặp gỡ, tiếp xúc giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; tổ chức tốt các hoạt động giao lưu nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ, nhân sỹ trí thức và nhân dân các địa phương biên giới hai nước; làm tốt hơn nữa công tác giáo dục và thông tin tuyên truyền để tạo cơ sở củng cố, tăng cường tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cần làm tốt hơn nữa vai trò cầu nối, thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương hữu quan hai nước tích cực trao đổi, tăng cường hợp tác, nhằm đưa các cơ chế hợp tác sẵn có và các thỏa thuận đã đạt được trên các lĩnh vực thương mại và đầu tư sớm có tiến triển thực chất, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước phát triển theo hướng ổn định, cân bằng, bền vững.
Đồng thời, Chủ tịch nước cũng đề nghị cần sớm có biện pháp hữu hiệu để cải thiện cán cân thương mại song phương, tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm tiến độ; khuyến khích các doanh nghiệp có thực lực của Trung Quốc đầu tư vào các dự án lớn, tiêu biểu cho trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của Trung Quốc tại Việt Nam, góp phần tăng cường tin cậy, mang lại lợi ích thiết thực, lâu dài cho nhân dân hai nước.
Về vấn đề Biển Đông, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị hai bên thực hiện nghiêm túc những thỏa thuận và nhận thức chung đã đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc.”
Hai bên kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế; trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 19982, thực hiện đầy đủ, hiệu quả các điều khoản của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Đề nghị hai bên thúc đẩy các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển giữa hai nước đạt kết quả; tích cực thúc đẩy các lĩnh vực, dự án hợp tác mà hai bên đã nhất trí; cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, góp phần gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.
Đại sứ Hồng Tiểu Dũng chúc mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ trọng trách người đứng đầu Nhà nước Việt Nam; mong rằng trên cương vị cao cả của mình, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp tục chỉ đạo, thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Trung Quốc-Việt Nam không ngừng đạt tiến triển mới.
Đại sứ Hồng Tiểu Dũng khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc coi trọng cao độ quan hệ với Việt Nam; mong muốn cùng với Việt Nam duy trì giao lưu và tiếp xúc cấp cao, thúc đẩy hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Việt Nam tiếp tục phát triển lành mạnh, bền vững trong thời gian tới
Dự thảo nghị định quản lý taxi Grab, Uber gây tranh cãi
Tổng cục Đường bộ đang chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị định 86 sửa đổi về kinh doanh vận tải bằng ôtô, trong đó có quy định sẽ bắt buộc gắn hộp đèn Taxi E trên nóc phương tiện taxi tính tiền qua phần mềm điện tử Grab, Uber, còn taxi truyền thống giữ nguyên hộp đèn taxi và biểu trưng doanh nghiệp. Theo ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội, dự thảo sửa đổi còn mập mờ đối với loại hình xe được gắn hộp đèn Taxi E, chỉ cần có hộp đèn này là được phép hoạt động taxi. Trong khi dự thảo đưa ra các điều kiện rất ngặt nghèo với doanh nghiệp taxi truyền thống, như: phải có trụ sở, giấy phép kinh doanh, có bộ phận theo dõi, giám sát; lái xe phải được tập huấn, có chứng chỉ hành nghề.
Taxi truyền thống bị ràng buộc nhiều quy định, như xe chỉ hoạt động 8 năm, phải gắn thiết bị giám sát hành trình để theo dõi; đồng hồ tính tiền phải in được hóa đơn, được kẹp chì và kiểm tra của cơ quan chức năng… "Dự thảo không đưa taxi E phải ràng buộc các quy định này nên sẽ là thiếu bình đẳng trong hoạt động taxi", ông Bình nói.
Ngoài ra, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho rằng, taxi truyền thống được kiểm soát, kiểm định đồng hồ từ cơ quan nhà nước, song chưa rõ cơ quan nào sẽ kiểm định taxi tính tiền qua ứng dụng phần mềm điện tử. Đặc biệt, lãnh đạo Hiệp hội taxi Hà Nội cho biết, hiện Hà Nội khống chế số lượng taxi với khoảng 18.000 xe. Song khi gắn hộp đèn taxi E cho phương tiện Grab và Uber sẽ làm bùng phát taxi ở thủ đô, gây ùn tắc giao thông.
Ông Nguyễn Anh Quân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Taxi Thành Công cũng nhận định, doanh nghiệp taxi làm ăn bài bản, đầu tư cho thương hiệu của mình và phải chịu khống chế về số xe. Nhưng dự thảo nghị định 86 của Bộ Giao thông dường như muốn hợp pháp hóa cho xe Grab và Uber là taxi với quy định rất đơn giản. "Bộ giao thông đang thí điểm hoạt động xe Grab thì cần đánh giá toàn diện hiệu quả của phương tiện này và tác động với xã hội trước khi có quy định hợp thức hóa", ông Quân nói.
Theo đại diện Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, việc nhận diện taxi tính tiền qua phần mềm điện tử để đưa vào khuôn khổ quản lý của Bộ Giao thông Vận tải là đúng song phải làm rõ thế nào là Taxi E. Ngoài ra, khi đã là taxi thì phải chịu các quy định như taxi truyền thống thì mới đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng, không gây phản ứng trong dư luận. Nếu quy định thiếu cụ thể sẽ không tránh khỏi việc các doanh nghiệp taxi nghi ngờ rằng ngành giao thông đang ưu ái cho các hoạt động của xe Grab và Uber.
Trao đổi với VnExpress ngày 5/5, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cho biết, dự thảo nghị định 86 được Tổng cục Đường bộ soạn thảo, chưa phải là quan điểm của Bộ Giao thông và cần chỉnh sửa nhiều. Quan điểm của Bộ giao thông là loại hình taxi nào cũng phải chịu các quy định chung như về niên hạn xe, tiêu chuẩn người lái, có bộ phận giám sát an toàn... để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và bình đẳng với doanh nghiệp. Bộ Giao thông cũng không có chủ trương phân biệt các loại hình taxi như gắn hộp đèn taxi E hay taxi truyền thống.
Theo Thứ trưởng Thọ, các xe cá nhân dạng Uber, Grab sẽ phải hoạt động trong các hợp tác xã, doanh nghiệp chứ không có tình trạng chạy riêng lẻ không chịu sự quản lý và hoạt động lộn xộn như hiện nay. "Phần mềm điện tử là một trong những biện pháp giúp doanh nghiệp giảm chi phí quản lý, điều hành tốt hơn theo xu hướng hiện đại, nhiều doanh nghiệp taxi đang áp dụng theo hướng này chứ không chỉ có Uber, Grab", ông Thọ cho biết.
Thứ trưởng Thọ cũng thừa nhận thời gian qua mặc dù có đề án thí điểm hoạt động taxi Grab song các phương tiện này vẫn hoạt động lộn xộn, nhiều xe chưa gắn nhận diện xe Grab. Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu thanh tra Bộ phối hợp với thanh tra các địa phương kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm trong hoạt động thí điểm của Grab sẽ xử lý nghiêm, thậm chí cho dừng hoạt động.
Theo điều 18, dự thảo nghị định 86, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi:
Xe taxi phải có trọng tải thiết kế từ 9 chỗ ngồi trở xuống; Xe taxi có niên hạn sử dụng không quá 8 năm tại đô thị loại đặc biệt; không quá 12 năm tại các địa phương khác. Xe taxi tính tiền bằng đồng hồ trên xe phải có hộp đèn với chữ "TAXI" và tính tiền thông qua ứng dụng phần mềm điện tử phải có hộp đèn với chữ "TAXI E" gắn cố định trên nóc xe.
Xe taxi tính tiền bằng đồng hồ trên xe phải có thiết bị in hoá đơn kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe và lái xe phải in hóa đơn tính tiền trả cho hành khách khi khách thanh toán tiền.
Xe taxi tính tiền thông qua ứng dụng phần mềm điện tử kết nối với thiết bị điện tử của hành khách thì phải cung cấp cho hành khách thông tin về chuyến đi gồm: biển kiểm soát xe, điểm đầu, điểm kết thúc; hành trình, cự ly di chuyển; thời gian bắt đầu và kết thúc chuyến đi, số tiền hành khách phải trả.
Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải đăng ký và thực hiện sơn biểu trưng không trùng với biểu trưng đã đăng ký của đơn vị kinh doanh vận tải taxi trước đó. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bằng xe taxi phải có số xe tối thiểu là 20; riêng đối với đô thị loại đặc biệt phải có số xe taxi tối thiểu là 200.