Mặc dù bức tranh chung của nền kinh tế là tích cực, nhưng điểm nghẽn đáng quan ngại nhất của phát triển lại là khu vực giữ vai trò động lực – khu vực tư nhân trong nước. Nói một cách hình ảnh, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập, nhưng khu vực kinh tế tư nhân trong nước vẫn “cô đơn”.
Đà Nẵng, “điểm đến mới” của các tập đoàn công nghệ
- Cập nhật : 11/09/2015
(Tin kinh te)
Môi trường hoạt động ở đây có phần “thông thoáng” hơn so với Hà Nội và Tp.HCM...
Nếu như cách đây 15 năm, Việt Nam có rất ít công ty công nghệ thông tin, thì nay đã có 14 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động trong tất cả các lĩnh vực, từ phần cứng, phần mềm cho đến kinh doanh nội dung số.
Một bài viết mới đây trên tạp chí PC Magazine (Mỹ) nhìn nhận, coi ngành công nghệ thông tin như một trong những mũi nhọn để phát triển kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, đưa ra nhiều chính sách khuyến khích dành cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tổng dân số hơn 90 triệu, với độ tuổi trung bình hơn 30, trong đó số lượng lập trình viên, kỹ sư, doanh nhân trẻ, sinh viên ngày càng gia tăng, những yếu tố này được đánh giá sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ của Việt Nam.
Từ thủ đô Hà Nội ở phía Bắc cho đến thành phố biển Đà Nẵng hay Tp.HCM ở miền Nam, mỗi năm các trường đại học đào tạo ra hàng nghìn kỹ sư công nghệ thông tin và kỹ thuật phần mềm.
Ba trường đại học công nghệ thông tin lớn nhất của Việt Nam hiện là Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng.
Nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Cisco, Fujitsu, HP, IBM, Intel, LG, Samsung, Sony, và Toshiba đã về tận các trường đại học để tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp. Sinh viên công nghệ thông tin Việt Nam cũng rất năng động, nhiều người đã tự tìm kiếm nguồn vốn đầu tư để mở công ty riêng.
Đáng chú ý, PC Magazine dự báo, Đà Nẵng - thành phố trung tâm miền Trung của Việt Nam - có tiềm năng trở thành một trung tâm công nghệ cao.
Tại đây, khu công nghệ cao Đà Nẵng đã và đang đáp ứng tốt các nhu cầu ngày càng gia tăng về cơ sở hạ tầng cho các nhà máy sản xuất phần cứng, các công ty phần mềm và công nghệ thông tin quốc tế…
IBM đã thành lập văn phòng đầu tiên ở Hà Nội và Tp.HCM từ năm 1994. Đến 2012, IBM mở văn phòng tại Đà Nẵng. Cùng năm, tập đoàn này đưa Đà Nẵng vào danh sách 33 thành phố năng động nhất thế giới, đồng thời dành cho Đà Nẵng 50 triệu USD trong chương trình cải tạo cơ sở hạ tầng trong thời gian 3 năm.
Tổng giám đốc IBM Việt Nam Tan Jee Toon khẳng định, tập đoàn này tin tưởng vào tương lai phát triển của ngành công nghệ thông tin tại Đà Nẵng, khi môi trường hoạt động ở đây có phần “thông thoáng” hơn so với Hà Nội và Tp.HCM.
(Theo Thời báo kinh tế Việt Nam)