Những rủi ro hiển hiện nhưng thường bị bỏ qua có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng kinh tế ở Trung Quốc
Nikkei: Không phải siêu đô thị, những thành phố trung lưu như Đà Nẵng sẽ dẫn đầu tăng trưởng của ASEAN
- Cập nhật : 14/07/2017
Đã qua rồi cái thời mà các thành phố lớn như Manila, Bangkok và Jakarta dẫn đầu nhu cầu tiêu dùng nhanh nhất trong khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN.
Hiện nay, các khu vực hạng 2 như tỉnh Đồng Nai hay Đà Nẵng của Việt Nam và Cavite ở Philippines mới là những điểm nóng cho phát triển, theo Nielsen và công ty chiến lược AlphaBeta.
Trong báo cáo "Nhìn lại ASEAN", 2 công ty khảo sát các thị trường hàng đầu trong khu vực về các mặt hàng như bia, nước giải khát, sô cô la, thuốc lá và kem dưỡng ẩm.
Theo báo cáo, động lực tăng trưởng số 1 sẽ là thương mại xuyên biên giới vì "với khoảng cách gần gũi với Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản, ASEAN có vị trí tốt để được hưởng lợi từ tất cả các dòng chảy toàn cầu". Những nhân tố khác bao gồm các cụm kinh tế, tài nguyên thiên nhiên phong phú và ngành du lịch đang phát triển.
Những khu đô thị tầm trung được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng nhanh nhất trong 7/10 hạng mục vào năm 2030, theo báo cáo. Ví dụ Đà Nẵng sẽ là thị trường lớn thứ 5 của ASEAN đối với mặt hàng bia trong năm 2030. Năm 2030, những đô thị trung lưu có từ 1-5 triệu dân được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng 5,1% mỗi năm trong khi con số của nhóm siêu đô thị là 2,6%.
Trang Hồ/ Theo Nikkei/NDH.VN