tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-01-2016

  • Cập nhật : 30/01/2016

Đua gom quỹ đất rẻ phía Tây Sài Gòn

Dù địa bàn nóng vẫn là trục Đông - Nam, nhiều nhà phát triển bất động sản đang âm thầm thu gom hàng chục hecta đất ở phía Tây TP HCM dưới nhiều hình thức để chuẩn bị cho chiến lược kinh doanh dài hơi.

Từ nửa cuối năm 2015, Công ty địa ốc Thắng Lợi đã dày công săn lùng 60 hecta đất quanh trục phía Tây Sài Gòn và tỉnh giáp ranh để chuẩn bị các dự án mới. Theo tiết lộ của đơn vị này, với quỹ đất hiện có, trong vòng 12 tháng tới doanh nghiệp dự kiến tung ra 1.500 nền đất (300-500 triệu đồng/nền) và nhà phố dự án xây sẵn giá 700 triệu đến một tỷ đồng chìa khóa trao tay.

"Trong khi các ông lớn chọn khu Đông và Nam Sài Gòn làm đất hứa, chúng tôi vẫn quyết theo đuổi địa bàn phía Tây vì giá đất nơi này còn rẻ, thuận lợi tiếp cận nhóm khách hàng bình dân", lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ. Dự kiến sau Tết Bính Thân, đơn vị này sẽ bung hàng.Cũng quyết không bỏ thị phần quỹ đất rẻ ở cửa ngõ phía Tây thành phố, Công ty cổ phần đầu tư Nam Long vừa mua xong một dự án quy mô 9 hecta tọa lạc tại quận Bình Tân. Khu đất này được doanh nghiệp chuẩn bị phát triển căn hộ trong thời gian tới.

sau truc dong - nam, cac doanh nghiep bat dong san dang am tham huong ve phia tay. anh: qh

Sau trục Đông - Nam, các doanh nghiệp bất động sản đang âm thầm hướng về phía Tây. Ảnh: QH

Đình đám nhất phải kể đến chiến lược đầy táo bạo của Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà Khang Điền. Dù đang sở hữu hơn 100 ha đất sạch tại quận 9, đại gia này gây bất ngờ lớn khi mạnh tay thâu tóm cổ phiếu của ông trùm quỹ đất phía Tây TP HCM.

Đầu tháng 12/2015, Khang Điền mua thỏa thuận 32 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCI), nâng tỷ lệ sở hữu lên mức 57,31%. BCI đang nắm quỹ đất lớn nhất nhì Sài Gòn với 24 dự án đang triển khai, tổng diện tích gần 400 ha tập trung chủ yếu ở Bình Tân, Bình Chánh. Nhiều chuyên gia cho rằng động thái thu gom cổ phiếu không nằm ngoài mục tiêu tăng quy mô quỹ đất.

Trong thông cáo báo chí do Khang Điền phát đi cũng xác định rõ chiến lược bám trụ khu Đông và lan tỏa về hướng Tây của doanh nghiệp trong thời gian tới. Đó là từng bước mở rộng quỹ đất, đầu tư các dự án mới tại khu vực Tây Nam TP HCM ở phân khúc nhà thấp tầng, chung cư, khu công nghiệp, bất động sản thương mại.

Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng đang nhòm ngó quỹ đất lớn tại trục đô thị phía Tây của Công ty Năm Bảy Bảy. Tuy nhiên, ý thức được nguồn lực to lớn này, hiện nay, doanh nghiệp khá thận trọng bắt tay với các đối tác hoặc khối ngoại. 

Xu hướng nghiêng về phía Tây không dừng lại ở những cơn sóng ngầm của một vài doanh nghiệp mà đã trở thành cuộc đua rầm rộ khi Nam Tiến, Novaland, Hoàng Anh Sài Gòn và Hưng Thịnh đều hăng hái nhập cuộc. Các dự án đã và đang được mở bán rầm rộ tại quận Tân Phú và Bình Tân gồm: The Southern Dragon, Melody Residence, Western Dragon...

Phó tổng giám đốc Công ty Him Lam Land, Ngô Quang Phúc đánh giá, dù hai trục Đông - Nam đang cực kỳ hưng thịnh với thị trường nhà ở cao cấp đầy sôi động nhưng khu vực phía Tây TP HCM mới là thiên đường của quỹ đất rẻ chưa được khai phá hết.

Theo ông Phúc, trong năm 2015 đất khu Đông tăng mạnh và có phần lấn lướt khu Nam nhưng xét thế chân vạc, đất khu Tây rẻ hơn cả và cũng dồi dào hơn hai trục đô thị truyền thống. "Giá đất quyết định giá nhà, do đó, các doanh nghiệp đổ về hướng Tây để săn quỹ đất, xí phần trước là xu hướng tất yếu", ông nói.

Chuyên gia này phân tích, dân số ở trục đô thị chếch về hướng Tây đa phần thuộc thành phần nhập cư nên khu vực này sớm muộn rồi cũng hình thành thị phần nhà ở bình dân hoặc trung bình khá cực lớn trong tương lai. "Nhà có giá trên dưới một tỷ đồng đến ngưỡng 1,5 tỷ đồng mỗi căn sẽ đầy tiềm năng phát triển nhưng sản phẩm từ 2 tỷ đồng trở lên sẽ khó bán hơn", ông Phúc dự báo.

Giảng viên bất động sản thuộc Trung tâm tư vấn doanh nghiệp và phát triển kinh tế vùng khoa Kinh tế phát triển (Đại học Kinh tế TP HCM), Ngô Đình Hãn cho rằng các doanh nghiệp đang ngấp nghé khu Tây TP HCM vì 4 lý do chính.

Thứ nhất, hạ tầng kết nối giữa khu Tây Sài Gòn và trung tâm khá tốt thông qua trục Đại lộ Võ Văn Kiệt cũng như kết nối liên vùng tương đối hoàn chỉnh qua cao tốc TP HCM - Trung Lương. Trong tương lai, các tuyến Metro về khu Tây và Bắc thành phố càng tăng thêm động lực phát triển cho khu vục này.

Thứ hai, chi phí đầu vào để phát triển bất động sản khu vực này còn thấp so với các trục đô thị đã phát triển tương đối hoàn chỉnh phía Đông và Nam. Do còn sơ khai, giá nhà đất khu vực này cũng tương đối phù hợp với khả năng chi trả. Căn hộ có giá 15-25 triệu đồng một m2 tùy vị trí, nếu diện tích vừa phải, 50-70m2 sẽ có tính thanh khoản cao.

Thứ ba, phía Tây là thị trường mới, nên các sản phẩm có vị trí thuận lợi, quy mô lớn, chất lượng tốt, tiện ích đầy đủ, quy hoạch đồng bộ sẽ được thị trường đón nhận tích cực. Đây sẽ làn gió mới thay đổi khẩu vị đầu tư cũng như giá trị sống cho khách hàng.

Thứ tư, dân số nội khu và liên vùng đông, nhu cầu nhà ở lớn. Trục đô thị phía Tây thành phố là khu vực của ngõ của Sài Gòn với miền Tây, sẽ thu hút một lượng rất lớn dân cư về khu vực này, tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển đô thị.

Bên cạnh những ưu điểm, ông Hãn cũng chỉ ra thách thức của trục đô thị phía Tây là quy hoạch mới xen lẫn trong khu quy hoạch cũ. Hai yếu tố quy hoạch và hạ tầng phải được tính toán và phát triển đồng bộ, tránh trường hợp manh mún và gia tăng áp lực bất cân xứng cho hạ tầng đô thị khu vực này.


Nhật Bản áp dụng lãi suất âm

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vừa bỏ phiếu thông qua lãi suất -0,1% với khoản dự trữ vượt mức của các tổ chức tài chính đang gửi tại đây.

Kế hoạch mua lại tài sản kỷ lục vẫn được giữ nguyên. Theo đó, BOJ cam kết tiếp tục tăng lượng tiền cơ sở thêm 80.000 tỷ yen (677 tỷ USD) mỗi năm, chủ yếu thông qua mua trái phiếu Chính phủ Nhật Bản, mua cổ phiếu các quỹ ETF và quỹ đầu tư bất động sản.

Mục tiêu đạt lạm phát của Thống đốc Haruhiko Kuroda vẫn còn rất khó khăn trong bối cảnh lương nhân công tăng chậm và giá dầu liên tục đi xuống. Việc này đã khiến ngày càng nhiều chuyên gia kinh tế dự báo Nhật Bản sẽ tung thêm kích thích năm nay. Trong các bài phát biểu gần đây, ông Kuroda liên tục khẳng định sẽ làm "mọi việc cần thiết" để đạt mục tiêu lạm phát.

Thách thức của BOJ khá giống nhiều nước phát triển khác, khi lạm phát luôn dưới mục tiêu của giới chức, một phần vì giá dầu. Tuần trước, Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đã ra dấu hiệu tăng kích thích vào tháng 3 tới.


Alibaba lãi lớn nhờ nông dân Trung Quốc

Quý cuối năm ngoái, doanh thu Alibaba tăng vọt 32% lên 34,5 tỷ NDT, trong khi lợi nhuận ròng tăng gấp đôi lên 12,5 tỷ NDT.

Chủ tịch Alibaba - Jack Ma đã tận dụng sức tiêu thụ tại vùng nông thôn - nơi sinh sống của hơn nửa dân số Trung Quốc. Alibaba đã trang bị nhiều máy tính có kết nối Internet tại các làng quê Trung Quốc, làm việc với quan chức địa phương để đào tạo người mua và người bán tiềm năng. Hãng hiện đã có mặt tại 12.000 ngôi làng trên khắp cả nước."Chiến lược của chúng tôi là bán hàng hóa từ thành thị về cho vùng nông thôn, cũng như giúp các nông dân bán nông phẩm cho những người sống ở thành thị", CEO Alibaba - Daniel Zhang cho biết.

chu tich alibaba - jack ma trong mot su kien cua cong ty. anh: bloomberg

Chủ tịch Alibaba - Jack Ma trong một sự kiện của công ty. Ảnh: Bloomberg

Alibaba đã đơn giản hóa dịch vụ thanh toán và vận chuyển khi nhận thấy ngày càng nhiều người chi cho mua sắm và quảng cáo qua điện thoại. Ngoài việc tầng lớp trung lưu đang tăng mạnh, động thái này cũng đang giúp họ tận dụng quá trình Trung Quốc chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang dựa vào tiêu dùng, kể cả khi GDP tăng chậm nhất 25 năm.

Về lâu dài, Ma đang đầu tư vào các dịch vụ nội dung video, truyền thông đa phương tiện theo yêu cầu và điện toán đám mây để tạo thêm nhiều nguồn thu. Ông cũng đặt mục tiêu thời gian tới, 50% doanh thu công ty đến từ thị trường quốc tế.

Tổng giá trị số hàng bán ra quý trước trên Alibaba tại Trung Quốc là 964 tỷ NDT, tăng 23%. Trong khi đó, con số này trên thiết bị di động tăng gần gấp đôi, lên 651 tỷ NDT, một phần nhờ quý này có Lễ Độc thân - ngày hội mua sắm online do Alibaba tổ chức.

"Alibaba đang dần có nhiều người mua hơn tại các vùng nông thôn và thành thị nhỏ ở Trung Quốc", Li Yujie - nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu RHB nhận xét. Chốt năm 2015, Alibaba có 407 triệu người mua, tăng 5% so với thời điểm cuối tháng 9.


Việt Nam không nên sản xuất gạo thơm cao cấp

Thay vì học theo Thái Lan sản xuất lúa gạo thơm cao cấp vì không thể cạnh tranh lại họ, Việt Nam nên quan tâm đến sản xuất gạo với sản lượng cao

Tại “Hội thảo về tăng cường hợp tác ASEAN để đảm bảo An ninh lương thực” lần thứ 30 diễn ra ở Long An ngày 26-1, GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ, cho rằng chiến lược của ngành nông nghiệp Việt Nam là phải biến việc trồng lúa thành nghề hấp dẫn thu hút nông dân, phải cho nông dân biết cây lúa hiện nay là có giá trị kinh tế cao. Hạn chế khâu trung gia để nông dân có lợi nhuận cao với nghề này.

“Trước mắt cần cấu trúc lại cơ sở hạ tầng cho ngành nông nghiệp, hướng dẫn nông dân tham gia vào HTX để giảm chi phí sản xuất, qua đó đẩy thu nhập nông nghiệp tăng lên. Các cơ quan chức năng tăng cường hợp tác với nông dân, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất lực thực đạt tiêu chuẩn an toàn trên thế giới” - GS-TS Võ Tòng Xuân đề nghị.

ts rolando dy khuyen nghi viet nam nen quan tam den san xuat gao voi san luong cao, chat luong trung binh nhung ban gia ca hop ly. anh: d.thi

TS Rolando Dy khuyến nghị Việt Nam nên quan tâm đến sản xuất gạo với sản lượng cao, chất lượng trung bình nhưng bán giá cả hợp lý. Ảnh: Đ.Thi

TS Rolando Dy, Giám đốc điều hành Trung tâm Kinh doanh Lương thực Thực phẩm, trường Đại học châu Á Thái Bình Dương (Philippines), cho rằng Việt Nam mỗi năm xuất khẩu từ 4,5 – 7 triệu tấn gạo, trong đó hơn 1 triệu tấn là gạo thơm. Do đó, thay vì học theo Thái Lan sản xuất lúa gạo thơm cao cấp vì không thể cạnh tranh lại họ, Việt Nam nên quan tâm đến sản xuất gạo với sản lượng cao, chất lượng trung bình nhưng bán giá cả hợp lý 700 – 800 USD/tấn sẽ đạt lợi nhuận nhiều hơn.

“Với cách làm hợp lý, năng suất hàng triệu tấn/năm người dân trồng lúa sẽ sống được mà Việt Nam cũng sẵn sàng cung ứng lúa gạo một cách tốt nhất ra thị trường thế giới” – ông Rolando Dy nói.


Méo mặt vì cà phê rớt giá

Giá cà phê xuống thấp nhất trong nhiều năm qua khiến người trồng cà phê khốn đốn, bèn ồ ạt chặt bỏ cà phê để trồng tiêu; doanh nghiệp cũng không dám thu mua

Hiện giá cà phê dao động từ 30.000- 31.500 đồng/kg, giảm khoảng 10.000 đồng/kg so với cùng thời điểm năm ngoái. Chưa có tín hiệu cho thấy giá cà phê tăng trở lại.

Vừa mất mùa vừa mất giá

Với hơn 2 ha cà phê cho thu hoạch ổn định nhưng gia đình ông Trần Tuấn Long (ngụ huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) đang rơi vào cảnh khó khăn do giá cà phê xuống thấp. Với diện tích này, gia đình ông thu được 5 tấn cà phê nhân, với mức giá như hiện nay thì chỉ thu được khoảng 150 triệu đồng. “Trong khi đó, chi phí đầu tư như: phân bón, thuốc trừ sâu, nhân công trong suốt 1 năm qua đã nuốt trọn khoản thu đó. Coi như cả năm vợ chồng tôi làm không công” - ông Long chán nản.

nguoi trong ca phe o gia lai lo au vi gia loai hat nay giam sau anh: hoang thanh

Người trồng cà phê ở Gia Lai lo âu vì giá loại hạt này giảm sâu Ảnh: HOÀNG THANH

Còn theo ông Nguyễn Văn Thu (ngụ huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), đây là vụ cà phê có mức giá thấp nhất trong suốt nhiều năm qua. Các năm trước, giá thấp nhất cũng chỉ xuống 34.000 đồng/kg nhưng dao động trong thời gian ngắn, còn vụ cà phê này giá liên tục lao dốc. “Đầu vụ, tôi phải ứng phân bón, thuốc trừ sâu của đại lý và phải chịu lãi suất 20.000 đồng/triệu đồng/tháng. Giá thấp nhưng không bán lấy gì trả nợ, sắm Tết?” - ông Thu nói.

Theo bà Nguyễn Thị Luận (ngụ xã Tân Bình, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai), đây là vụ cà phê thiệt kép, vừa mất mùa lại vừa mất giá. “Hai ha mà chỉ thu hoạch được 5 tấn cà phê nhân, hạt lại rất nhỏ như hạt tiêu nên gọi nhiều người rồi mà vẫn không ai chịu mua. Nếu không ai mua, năm nay nhà tôi chẳng có tiền mà ăn Tết” - bà Luận rầu rĩ.

Thực tế hiện nay là giá cà phê đang ở mức thấp nhưng không còn cảnh người dân găm giữ hàng chờ tăng giá như các năm trước. Theo ông Lê Đức Huy, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV XNK 2-9 Đắk Lắk, những niên vụ trước, khi giá cà phê xuống thấp thì người dân giữ hàng vì còn tiền tích lũy từ những vụ trước; còn năm nay, không còn tiền tích lũy nên dù giá thấp, nông dân vẫn bán ra ồ ạt để trang trải nợ nần, sắm Tết.

Doanh nghiệp dè chừng

Theo một số doanh nghiệp (DN) cà phê, niên vụ này, giá cà phê nhân sụt giảm do 2 nước xuất khẩu cà phê lớn là Indonesia và Brazil bị mất giá đồng tiền mạnh, trong khi sản lượng cà phê tăng. Điều này khiến cho các DN cà phê gặp khó khăn khi xuất khẩu ra thế giới. Để tự cứu, theo ông Phan Hùng Anh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Anh Minh (Đắk Lắk), công ty chú trọng ký hợp đồng trực tiếp với các nhà rang xay chứ không qua trung gian; đồng thời, hạn chế ký hợp đồng ồ ạt, thỏa thuận bàn giao hàng trong thời gian ngắn để tránh thiệt hại do biến động giá.

Còn theo ông Châu Hữu Tài, Trưởng Phòng Mua hàng và Xuất khẩu Công ty TNHH Đắk Man Việt Nam), thị trường cà phê năm 2016 sẽ tiếp tục có nhiều biến động nên phương châm của đơn vị là không ồ ạt ký hợp đồng sớm để tránh trượt giá mà duy trì hoạt động sản xuất, xuất khẩu theo tình hình thực tế.

Trong khi đó, một chủ DN tư nhân chuyên thu mua hàng nông sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai cho biết DN chỉ nhận cà phê ký gửi mà không trữ hàng, ngày nào nông dân chịu bán thì chốt giá ngày đó. “Hiện nay, việc thu mua cũng dè dặt, cầm chừng. Nếu mua nhiều mà đến cuối kỳ giao dịch, giá lao dốc sẽ lỗ nặng” - chủ DN này lý giải.

Ông Huỳnh Ngọc Dương, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk, cho biết UBND tỉnh và ngành công thương đang tìm các giải pháp giúp các DN cà phê tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, kết nối và thúc đẩy hợp tác kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước. Phòng Quản lý xuất nhập khẩu - Sở Công Thương tỉnh Gia Lai khuyến cáo người dân tránh bán ra ồ ạt cà phê trong thời điểm này vì sẽ khiến giá cà phê thị trường khó kiểm soát hơn.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 31-01-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 31-01-2016

    Thủ tướng: Khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong khu vực còn khá lớn
    Đẩy mạnh triển khai Quy hoạch phát triển ngành than
    Bộ Công Thương chưa có chủ trương tăng giá điện
    Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong năm 2016
    Ngành du lịch: Hạn chế bất cập, nâng tính cạnh tranh

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 31-01-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 31-01-2016

    CIEM: “Kinh tế Việt Nam vẫn thiếu một động lực tăng trưởng đủ mạnh”
    Kinh tế chuyển động tích cực ngay từ tháng đầu năm
    Hơn 1.500 tỷ đồng xây dựng nhà máy điện Mặt Trời ở Hậu Giang
    Dệt may là một trong những ngành “nhạy cảm” của TPP
    Doanh nghiệp tư nhân kỳ vọng đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 31-01-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 31-01-2016

    Chính phủ Trung Quốc bơm thêm hơn 15 tỷ USD vào nền kinh tế
    Tập đoàn xi măng lớn nhất Thái Lan lên kế hoạch thâu tóm 100% cổ phần Prime Group
    Châu Âu rất có thể sẽ điều tra Google vì tội trốn thuế
    Nga chi gần 10 tỷ USD đối phó khủng hoảng tài chính trong nước
    Nền kinh tế Mỹ đã bị chững lại vào tháng cuối năm 2015

  • Tin kinh tế đọc nhanh 31-01-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 31-01-2016

    TPHCM: Bất động sản đứng đầu thu hút vốn FDI trong năm 2015
    "Ông lớn" Lotte, Dairy Farm cũng chạy đua mua lại Big C Việt Nam
    Khởi tố thành viên HĐQT BIDV về sai phạm tại Chứng khoán MHBS
    Tập đoàn Hòa Phát chi 2.500 tỷ đồng thành lập Công ty nông nghiệp
    Doanh nghiệp Việt chỉ tận dụng được 30% lợi ích từ các FTA

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 30-01-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 30-01-2016

    Thái Lan là điểm đến phổ biến nhất châu Á - Thái Bình Dương
    1,43 tỉ smartphone được tung ra thị trường năm 2015
    Dự án đường sắt Trung Quốc gặp khó ở Indonesia
    Doanh nghiệp tư nhân vẫn đối diện nhiều khó khăn
    Rủi ro dự án nợ tiền sử dụng đất

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-01-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-01-2016

    Tập đoàn dược phẩm Ấn Độ bưng bít kết quả thử nghiệm thất bại
    Nuôi con bằng sữa mẹ, toàn cầu tiết kiệm 300 tỉ USD/năm
    Singapore dẫn đầu các nhà đầu tư nước ngoài vào VN tháng 1-2016
    Masan Consumer Holdings có giá gần 4,2 tỉ USD
    Nợ thuế vẫn tăng cao

  • Tin kinh tế đọc nhanh 30-01-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 30-01-2016

    Ngân hàng nhân dân Trung Quốc “bơm” thêm 52 tỷ USD vào nền kinh tế
    Kỳ vọng xuất khẩu năm 2016
    6 lĩnh vực doanh nghiệp FDI đang đổ tiền vào để "đè" doanh nghiệp Việt
    90 tỷ đồng xúc tiến thương mại quốc gia năm 2016
    Ngân sách chi 6.000 tỷ đồng chi để trả nợ trong 15 ngày đầu năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-01-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-01-2016

    Khối ngoại bán ròng phiên thứ 18 kể từ đầu năm 2016
    Mua bán, sáp nhập trong ngành nhựa tăng mạnh
    Xu hướng bùng nổ các công ty đa quốc gia siêu nhỏ tại châu Á
    NHNN nói gì về hiện tượng rao bán tiền giả qua facebook?
    George Soros dự đoán EU đang bên bờ vực sụp đổ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-01-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-01-2016

    Doanh nghiệp 'ra đi' lấn át số thành lập mới
    Lợi nhuận Samsung giảm gần 40%
    Trung Quốc hạn chế cho vay NDT tại nước ngoài
    Giày dép, túi xách xuất phần lớn qua Mỹ
    Giảm tỉ lệ kiểm tra hàng hóa

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-01-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-01-2016

    Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản tăng
    Đạm Phú Mỹ đạt doanh thu 9.818 tỉ đồng
    Hơn 12.000 DN tạm ngừng hoạt động trong tháng đầu năm
    Những doanh nghiệp nào được hoàn trên 10.000 tỉ đồng thuế?
    Nga nỗ lực cứu kinh tế