Động thổ dự án 130 triệu USD tại Khu công nghệ cao TP.HCM
Việt Nam đứng đầu bảng xuất khẩu hạt điều, tiêu
Phát hiện nhiều sai phạm khi thanh tra về hàng đóng gói sẵn
Hàng Việt toàn đóng gói bằng bao tải, thùng phuy
Việt Nam khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia cổ phần hóa
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-09-2015
- Cập nhật : 30/09/2015
Xúc tiến dự án nhà máy điện mặt trời 225 triệu USD
Dự án nhà máy điện mặt trời có tổng kinh phí 225 triệu USD (giai đoạn 1 khoảng 75 triệu USD, công suất 50 MW; giai đoạn 2 khoảng 150 triệu USD, công suất 100 MW)
85% DN dự báo kinh doanh sẽ tốt lên
VN nhập bắp trên 1 tỉ USD
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 9 tháng đầu năm nay, khối lượng nhập khẩu bắp của VN đạt 4,67 triệu tấn, đạt giá trị trên 1 tỉ USD, tăng gần 49% về khối lượng và tăng 28,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Đặc sản Việt sắp ồ ạt vào siêu thị
Tại Hội nghị chắp nối cung cầu hàng hóa giữa các cơ sở công nghiệp nông thôn với hệ thống khu vực phía Nam sáng 29/9 tại TP HCM, Bộ Công Thương đã kết nối được hơn 40 doanh nghiệp với 6 đơn vị phân phối có hệ thống trên toàn quốc như: Saigon Co.op, Lotte, Big C, Aeon Mall… Theo đó, rất nhiều đặc sản địa phương như: đường thốt nốt, khô cá lóc, cá sặc, cam sành, bưởi năm roi, thanh long, cua Cà Mau… sẽ được đưa vào siêu thị trong thời gian tới. Các đơn vị này cam kết sẽ cung ứng đủ sản lượng và giá cả ổn định. Ngược lại, hệ thống siêu thị sẽ hỗ trợ các cơ sở sản xuất quảng bá sản phẩm rộng rãi trên cả nước. Đây cũng là một trong những động thái tích cực giúp các đặc sản Việt Nam đến được tay người tiêu dùng trên mọi miền đất nước, đồng thời, thúc đẩy hàng Việt phát triển, hình thành chuỗi cung ứng bền vững và hiệu quả.
Trao đổi với Vnexpress.net, ông Đỗ Quốc Bình, Giám đốc Công ty cổ phần Tứ Quý Đồng Tháp cho biết, ông rất mừng vì vừa hoàn tất ký kết hợp tác với Saigon Co.op về việc cung ứng sản phẩm khô cá sặc, cá lóc, cá chạch vào hệ thống siêu thị tại TP HCM.
“Đặc sản của chúng tôi trước đây chỉ được giới thiệu ở các chợ truyền thống, cửa hàng đặc sản và liên kết xuất khẩu nên số lượng bán ra vẫn còn hạn chế, chỉ vào khoảng 6-10 tấn một tháng. Nhưng sắp tới khi hợp tác với Saigon Co.op, nếu đơn vị này muốn cung ứng trên toàn hệ thống, chúng tôi sẽ vẫn đáp ứng với công suất tối đa. Hiện tại sản phẩm của công ty được bán ra ở mức 300.000 - 320.000 đồng một kg. Riêng cá chạch phải đến đúng vụ mới có sản phẩm”, ông Bình nói.
Cùng với các loại khô cá, cua Cà Mau của vựa cua Thiên Tân cũng thu hút khá nhiều đối tác khi trưng bày sản phẩm tại hội nghị. Bà Hồng Tâm, chủ vựa cua cho biết, trước đó, chỉ cung cấp trên thị trường, nhưng sau buổi trưng bày đã được 2 đối tác là Lotte và Aeon Mall đề nghị cung ứng hàng.
“Tôi vừa được Lotte mời lên ký kết biên bản ghi nhớ để cung ứng sản phẩm vào siêu thị này. Riêng Aeon Mall cho biết trong vài ngày tới sẽ cử người đến tham quan vựa cua của tôi, sau đó sẽ xem xét và giúp đỡ mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Số lượng cung ứng hai bên sẽ thương lượng sau. Hiện tôi cung cấp 2 loại: cua gạch và cua thịt với giá dao động 220.000-400.000 đồng một kg”, bà Tâm chia sẻ.
Bên cạnh việc đua nhau vào hệ thống siêu thị trong nước thì sắp tới các đặc sản Việt còn được đẩy mạnh tại các hệ thống phân phối ở nước ngoài. Cụ thể, vào tháng 11, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Tuần lễ hàng Việt Nam tại hệ thống siêu thị Selgros – Đức, và đến tháng 6/2016 là tại hệ thống siêu thị Big C Casino - Pháp. Riêng tại Hàn Quốc, Lotte Mart cho biết, tháng 10 này sẽ xuất 200 mặt hàng đặc sản của Việt Nam qua đây, ước tính giá trị xuất khẩu đạt 750.000 USD, tăng 200% so với năm ngoái. Còn Saigon Co.op thì đang đẩy mạnh mặt hàng nông sản sang Singapore và Nga.
Indonesia muốn mua gạo của Việt Nam và Thái Lan
Do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết El Nino, Indonesia muốn nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan trong thời gian từ tháng 11-2015 cho tới tháng 1-2016.
Theo Bangkok Post, chủ tịch danh dự của Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan Chookiat Ophaswongse cho biết Chính phủ Indonesia đã công bố các kế hoạch mua gạo thông qua các hợp đồng liên chính phủ và những đại diện của Chính phủ Indonesia sẽ sớm bắt tay vào thương thảo.
Cũng theo ông Chookiat Ophaswongse, với khoảng thời gian Indonesia cần nhập 1,5 triệu tấn gạo, rất có thể Indonesia sẽ phải nhập khẩu thêm gạo từ các nước khác căn cứ theo năng lực cung cấp của hai nước Việt Nam và Thái Lan.
Indonesia muốn nhập khẩu gạo trong thời gian từ tháng 11-2015 đến tháng 1-2016.
Ông Chookiat Ophaswongse nói: “1,5 triệu tấn gạo Indonesia muốn nhập là loại gạo trắng loại 5%, 15% tấm và đó phải là gạo mới”.