Carlsberg đã gần đạt thỏa thuận mua thêm cổ phần tại Habeco; LienVietpostbank 11 tháng lãi trước thuế hơn 1.700 tỷ; Facebook tuyên bố 'thu tiền ở đâu đóng thuế ở đó' từ năm 2018; Hoa Sen Group: Lợi nhuận tăng trưởng âm
![](http://kinhte.jcapt.com/img1/store/locvang-3010242.jpg)
Đại diện 1 doanh nghiệp cho biết, mỗi năm chi hơn 1 tỷ đồng cho kiểm tra chuyên ngành, chi phí lưu kho lưu bãi và nhiều chi phí phát sinh khác.
Tại Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp cho dự án Luật Chăn nuôi (sửa đổi) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức mới đây, ông Lê Giang, Giám đốc Công ty Thương mại và Đầu tư Vĩnh Giang cho rằng, hiện nay trong Luật Chăn nuôi đang thiếu quy định về quản lý xuất nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trong khi 80% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đều phải nhập khẩu.
Không hài lòng về thủ tục kiểm tra chuyên ngành hiện nay, ông Giang cho rằng, hiện nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đang được quản lý thiếu rõ ràng, quy định về vấn đề này nằm rải rác ở các văn bản khác nhau, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi nhập khẩu nguyên liệu thức ăn phục vụ cho sản xuất.
Đặc biệt, theo ông Giang, khâu quản lý chuyên ngành đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như hiện nay là đang tạo ra rào cản lớn cho doanh nghiệp, khiến cho doanh nghiệp mất thêm rất nhiều thời gian, chi phí.
Ông Lê Giang cũng bày tỏ sự bất đồng khi cơ quan quản lý chuyên ngành thức ăn chăn nuôi mà quản lý cả đầu vào và đầu ra. Theo ông Giang, 1 năm doanh nghiệp của ông mất hơn 1 tỷ đồng chỉ để “phục vụ” cho khâu kiểm tra chuyên ngành, chi phí lưu kho lưu bãi, cùng với nhiều chi phí phát sinh khác.
“Thực tế này khiến các doanh nghiệp không thể nâng cao sức cạnh tranh, đồng thời ảnh hưởng dây chuyền đến các khâu khác. Tôi không thấy ở đâu doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều loại chi phí “râu ria” khác như ở Việt Nam”, ông Giang bức xúc.
Đối với quy trình thông quan, ông Giang cho rằng cần phải rõ ràng chặt chẽ, tránh tình trạng cùng một lô hàng nhưng đến 2 cơ quan kiểm dịch và kiểm tra chất lượng, khiến việc kiểm tra cứ kéo dài lê thê làm cho doanh nghiệp mất thời gian và mệt mỏi.
Chính vì vậy, ông Giang mong muốn, Luật Chăn nuôi sửa đổi cần phải quy định rõ ràng hơn, quy rõ trách nhiệm của từng cơ quan chức năng, không thể để tình trạng doanh nghiệp cứ bị “hành” như hiện nay (VOV)
-------------------------
TP HCM mong muốn kết nối với các địa phương thành một chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến phân phối, tạo mọi thuận lợi để đưa hoạt động kết nối cung cầu của doanh nghiệp đi vào chiều sâu.
Ngày 9-12, tại TP HCM tiếp tục diễn ra hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa 2017, 2.763 doanh nghiệp (DN) của 39 tỉnh, thành đã có dịp gặp gỡ để tìm kiếm đối tác, cơ hội bán hàng. Đây cũng là dịp để ngành công thương các tỉnh ngồi lại với nhau bàn giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối cung cầu và truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông sản thực phẩm.
Khó vào siêu thị
Tại hội nghị, lãnh đạo các Sở Công Thương đánh giá qua 5 năm tổ chức, chương trình kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP HCM và các tỉnh, thành đã mang lại nhiều hiệu quả trong xúc tiến thương mại, cũng như tạo nhiều cơ hội quảng bá bán hàng cho các DN, nhất là DN ở tỉnh.
Ông Huỳnh Ngọc Hải, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng, cho biết Lâm Đồng là một trong những địa phương tham gia chương trình kết nối cung cầu với TP HCM từ những năm đầu và có sản phẩm tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường lớn này. "Hoạt động kết nối cung cầu rất có ý nghĩa vì thông qua các lần kết nối, nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa các DN của hai địa phương đã được ký kết" - ông Hải chia sẻ. Từ thành công của chương trình, đại diện Sở Công Thương các tỉnh Hòa Bình, Kiên Giang, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu… quyết tâm thực hiện mục tiêu tăng cường kết nối để khai thác, chinh phục thị trường TP HCM, đặc biệt là kênh phân phối hiện đại.
Các doanh nghiệp giới thiệu hàng hóa tại hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa năm 2017 Ảnh: Hoàng Triều
Mặc dù vậy, đại diện Sở Công Thương các tỉnh phản ánh sau 5 năm làm "mai mối" cho chương trình vẫn còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ, nhất là trong việc cung ứng hàng hóa vào siêu thị. Ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An, phản ánh hàng hóa vào siêu thị phải chôn vốn từ 50-60 ngày trong khi thời hạn thanh toán theo hợp đồng là 30 ngày, gây rất nhiều khó khăn cho DN. Bên cạnh đó, chi phí đưa hàng vào siêu thị cao, chiếm khoảng 20% - 30% giá bán… "Có trường hợp DN, cơ sở sản xuất ở Long An bị làm khó, không trực tiếp bán hàng vào siêu thị được mà phải thông qua một đơn vị khác. DN nếu không bán hàng vào được siêu thị mà vào kênh truyền thống thì giá cả không ổn định và phụ thuộc thương lái" - ông Hồng dẫn chứng.
Do vậy, ông Hồng đề nghị Sở Công Thương TP HCM cố gắng tác động để hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại chấn chỉnh tình trạng phân biệt đối xử với nhà cung cấp.
Kịp thời gỡ khó
Ghi nhận ý kiến đóng góp của các tỉnh thành, bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, cho hay sở sẽ đề nghị các đơn vị cung ứng và phân phối chấn chỉnh, tập trung giải quyết những vướng mắc trong thời gian qua. Sở cũng sẽ tiếp tục theo dõi để kịp thời tháo gỡ vướng mắc nhằm tạo sự thông suốt cho hàng hóa lưu thông vào siêu thị ở kênh tiêu thụ hiện đại lẫn truyền thống.
Cũng theo bà Trang, hiện nay, 22 tỉnh, thành phía Nam chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, sản phẩm gần giống nhau nên việc kết nối không thuận lợi. Vì vậy, cần tính toán sản xuất để ưu tiên cung cấp, phân phối các sản phẩm mang tính độc đáo theo thế mạnh của từng địa phương, như xoài cát Hòa Lộc của tỉnh Đồng Tháp, cam của tỉnh Vĩnh Long… "Nếu làm được như vậy thì sẽ hạn chế sản xuất manh mún, tạo được nguồn cung cấp hàng có sản lượng lớn và ổn định" - bà Trang khẳng định.
Dành sự quan tâm đến kết nối cung cầu giữa TP HCM và các địa phương, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, cho rằng những khó khăn mà DN phản ánh cần được tháo gỡ để tăng cường liên kết giữa TP HCM và các địa phương. Theo ông Tuyến, chủ trương của TP HCM là mong muốn kết nối với các tỉnh, thành khác thành một chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến phân phối. Theo đó, TP HCM đang có chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao và sẽ phát triển những sản phẩm công nghệ dùng cho nông nghiệp công nghệ cao. TP HCM tạo mọi thuận lợi để các tỉnh, thành có thể đẩy mạnh hợp tác ở lĩnh vực này; qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp cho thị trường TP HCM và cả nước.(NLĐ)
--------------------------
Ngày 9/12, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới về Phát triển bền vững Laura Tuck tái khẳng định cam kết của Ngân hàng Thế giới tiếp tục hỗ trợ Việt Nam, trong việc giải quyết các thách thức đô thị hóa nhanh và biến đổi khí hậu.
Bà Laura Tuck, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới về Phát triển bền vững cho biết: "Sự chuyển đổi mạnh mẽ của Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất thành một nước thu nhập trung bình trong vòng ba thập kỷ, là cảm hứng cho nhiều quốc gia trên thế giới. Ngân hàng Thế giới mong muốn được tiếp tục duy trì mỗi quan hệ mật thiết với Việt Nam để đảm bảo tăng trưởng toàn diện, bền vững và có khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu."
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, bà Laura Tuck chứng kiến những biến chuyển do các dự án được Ngân hàng Thế giới tài trợ đem lại như Dự án khôi phục kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè. Bà Laura Tuck khuyến khích chính quyền Thành phố tập trung vào quản lý đất, quản lý đầu tư và quản lý tài chính cho phát triển. Bà Laura Tuck khẳng định, mối quan hệ hợp tác lâu dài, toàn diện, đa ngành và đa lĩnh vực với Thành phố là một trụ cột trong chiến lược hợp tác đô thị hóa của Ngân hàng Thế giới với Việt Nam.
Đến thăm tỉnh Bến Tre, Đồng bằng sông Cửu Long, bà Laura Tuck trực tiếp chứng kiến những tác động của khí hậu tới đời sống, sinh kế và tài sản của các cộng đồng tại khu vực này. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cư ngụ của 17 triệu dân và cung cấp khoảng một nửa sản lượng lương thực của Việt Nam. Đây cũng là khu vực đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến khí hậu như xói lở ven bờ và xâm nhập mặn.
Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới về Phát triển bền vững nhấn mạnh các cơ quan chính phủ và cộng đồng có thể quyết định tương lai của Đồng bằng sông Cửu Long thông qua các lựa chọn xác đáng với đầy đủ thông tin về cách bảo vệ đồng bằng, cụ thể như khi nào cần nhường chỗ cho sông nước, chỗ nào cần để nhập mặn và khi nào cần điều chỉnh sinh kế cộng đồng để phù hợp với điều kiện thiên nhiên thay đổi. Ngân hàng Thế giới đang giúp xác định và ưu tiên hóa đầu tư về thích ứng với biến đổi khí hậu, hỗ trợ tài chính để chuẩn bị một Quy hoạch tổng hợp vùng có sự tham gia của các ngành và các tỉnh.
Trong buổi họp với lãnh đạo thành phố Cần Thơ, bà Tuck thảo luận vai trò của thành phố trong sự chuyển đổi của Đồng bằng sông Cửu Long, một khu vực với tỷ lệ dân cư tập trung cao và tầm quan trọng của việc tăng cường khả năng chống chịu ở đô thị.
Bà Laura Tuck đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới về Phát triển bền vững từ ngày 1/7/2015. Ở cương vị này, bà Laura Tuck quản lý các Nhóm công tác toàn cầu liên quan đến phát triển bền vững. Đây là nơi tập hợp các kinh nghiệm tốt nhất từ toàn bộ Nhóm Ngân hàng Thế giới và các đối tác để có thể giải quyết các thách thức khó khăn nhất gặp phải trong phát triển bền vững (Vietnam+)
----------------------------------------
Một trong những thay đổi lớn trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi mà Bộ GD&ĐT đang soạn thảo và trình Chính phủ là lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ”.
Theo GS. Phạm Thị Trân Châu, là một nhà giáo, bà rất cảm ơn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đưa ra đề xuất tăng lương cho giáo viên.
Nhưng bà cho rằng cần đặt giáo viên trong một tổng thể đội ngũ cán bộ viên chức. “Trong đó tôi muốn nói đến thầy thuốc và thầy giáo. Hai đối tượng liên quan trực tiếp đến con người. Tôi là một nhà giáo. Do đó, tôi quan tâm đến tính khả thi của đề xuất này.
Ở tầm vĩ mô nhà nước phải cân bằng ngân sách và các lực lượng của đất nước, không thể nói bộ phận nào quan trọng hơn. Cảm nhận của tôi là tính khả thi của đề xuất này rất khó” – GS. Phạm Thị Trân Châu chia sẻ.
Trước câu hỏi nếu đời sống của giáo viên đảm bảo thì họ khó có thể chuyên tâm để dạy học sinh?
GS. Phạm Thị Trân Châu cho rằng mệnh đề này nói rất đúng. Vì bà đi dạy từ những năm 60 của thế kỷ trước nên rất hiểu điều đó.
“Nhưng nếu nói thế, cán bộ y tế lương cũng như thế họ không chuyên tâm thì sao? Mọi người vào bệnh viện sẽ thế nào? Các ngành khác đều không chuyên tâm thì đất nước sẽ ra sao? Giáo viên tất nhiên đang chịu rất nhiều áp lực, tôi biết điều này. Nhưng bất cứ viên chức nào, ngành nào chỉ vì lương mà không làm thì lấy đâu ra người để làm. Vấn đề lương cần được quan tâm tôi rất ủng hộ. Nhưng nói gì cũng phải có tính khả thi. Tính khả thi của đề xuất này hơi ít” – GS. Trân Châu một lần nữa khẳng định.
Chính vì vậy nên bà đề xuất trong bối cảnh đất nước hiện nay, trước mắt nên chú ý đến bộ phận giáo viên đang hưởng bậc lương thấp nhất. Có nghĩa là ở bộ phận thấp nhất khi về hưu đúng chế độ thì lương không quá thấp. Như thế khả thi và nhân văn hơn.
Còn thực ra làm nghề gì trong bối cảnh đất nước hiện nay cũng cần cái tâm với nghề nghiệp. Làm nghề gì cũng phải có tâm, thích nghi trong hoàn cảnh đất nước, phải chấp nhận trong khó khăn chung của đất nước.(Tienphong)
Carlsberg đã gần đạt thỏa thuận mua thêm cổ phần tại Habeco; LienVietpostbank 11 tháng lãi trước thuế hơn 1.700 tỷ; Facebook tuyên bố 'thu tiền ở đâu đóng thuế ở đó' từ năm 2018; Hoa Sen Group: Lợi nhuận tăng trưởng âm
51% cổ phần của Sabeco sẽ về tay tỷ phú Thái Lan; Vinasoy khánh thành nhà máy sữa đậu nành thứ 3 tại Bình Dương; Giá thép Trung Quốc giảm gần 2% vì thị trường xây dựng; Úc dự kiến xuất 350 tấn cherry vào Việt Nam
Phố Wall cảnh báo nhà đầu tư hãy chuẩn bị cho đợt tăng lãi suất mạnh nhất kể từ 2006; Trung Quốc muốn sưởi ấm bằng điện hạt nhân; Apple chính thức thâu tóm Shazam với giá 400 triệu USD; Thủ tướng yêu cầu làm rõ mất 2,4 tỷ USD/năm vì không sử dụng cảng nước sâu
Tiếp tục gia hạn cho vay ngoại tệ, ngân hàng nào hưởng lợi?; Asean Deep Value Fund kiện, tòa án yêu cầu Apec Invest dừng nhiều nội dung trong nghị quyết ĐHCĐ; Công bố 9 Nghị quyết của Quốc hội; Tín dụng sẽ không dùng hết "room", cả năm có thể chỉ tăng trưởng 18 - 19%
Kiện toàn nhân sự chủ chốt 5 địa phương; Chủ tịch Dragon Capital: Nên trao cho doanh nghiệp quyền tự do huy động vốn ngoại; Nhu cầu thanh khoản vào chu kỳ tăng, NHNN 'bơm' thêm hơn 34.000 tỷ; Công ty Cao su Đồng Nai bất ngờ thông báo hủy kế hoạch bán đấu giá cổ phần tại HDBank
Saudi Arabia sẽ cắt giảm lượng dầu xuất khẩu sang châu Á vào tháng 1/2018; Giá thép tăng trở lại; Không phải bitcoin, giám đốc quỹ 42 tỷ USD cho rằng bong bóng tài sản nằm ở chính những cổ phiếu lớn nhất thế giới: Alibaba và Amazon; Với Bugatti, triệu hồi xe cũng cần có đẳng cấp
Bitcoin vào danh sách những rủi ro thị trường lớn nhất năm 2018; Ngân hàng Thế giới khuyến nghị kiềm chế tăng chi cho quỹ lương; Facebook, Google đè quảng cáo truyền thống: Nộp thuế nhỏ giọt, xử lý thế nào?; World Bank thay đổi quan điểm về tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2017
Tháng 1-2018: Xử Trầm Bê, Phạm Công Danh và Huyền Như; Ngân hàng cần thêm một lát cắt thân hữu?; 5 năm cổ phần hóa 530 doanh nghiệp: Không phản ánh chân thực bức tranh CPH, thoái vốn; Trung Quốc bắt đầu "dòm ngó" tới hàng may mặc Việt Nam
Làn sóng Việt Kiều Mỹ mua bất động sản tại Việt Nam tăng cao; Truy thu thuế của 200 đối tác Grab; Một lượng tiền lớn vừa được Ngân hàng Nhà nước bơm trở lại thị trường; Xử vụ sàn vàng ảo Khải Thái: Kỷ lục về số bị hại được triệu tập
Bài toán xuất siêu bền vững; Đồng won mạnh lên tác động tới ngành sản xuất ô tô Hàn Quốc năm 2018; Xuất khẩu rau, quả 2017: Mục tiêu 3,6 tỷ USD kỷ lục mới; Đường sắt đô thị tuyến Cát Linh-Hà Đông: Lại lùi tiến độ gần 1 năm
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự