tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-08-2016

  • Cập nhật : 25/08/2016

Hàng mây, tre Việt Nam xuất khẩu bị Trung Quốc cạnh tranh

Sản phẩm Việt Nam cần đầu tư chất lượng tốt và có giá trị sử dụng cao trong cuộc sống hằng ngày, không nên sản xuất đại trà vì sẽ vấp phải sự cạnh tranh lớn của các sản phẩm đến từ Trung Quốc.

Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam cho biết theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch hàng mây, tre, cói xuất khẩu mặt hàng này bảy tháng 2016 lên 147 triệu USD, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước. 

Trong số quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng mây, tre, cói của Việt Nam thì Mỹ là thị trường chủ lực, chiếm 24% tổng kim ngạch, đạt gần 35 triệu USD nhưng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2015. Thị trường lớn thứ hai là Nhật Bản, kế đến là thị trường Đức cũng giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

 

hang may, tre, coi viet nam xuat khau.

Hàng mây, tre, cói Việt Nam xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, hiện cả nước có trên 1.500 doanh nghiệp (DN) và cơ sở tham gia sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Với đặc thù có nhiều làng nghề trải dài khắp cả nước, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là lĩnh vực Việt Nam có nhiều lợi thế. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều DN sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này đang đứng trước nhiều thách thức từ hội nhập.

Khuyến nghị giải pháp cho ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam, các chuyên gia cho rằng để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu khó tính, DN địa phương cần tập trung sản xuất những sản phẩm chất lượng tốt và có giá trị sử dụng cao trong cuộc sống hằng ngày, không nên sản xuất đại trà vì sẽ vấp phải sự cạnh tranh lớn của các sản phẩm đến từ Trung Quốc.(PLO)


Ngân hàng Nhà nước tăng điều tiết nguồn tiền

Lượng tín phiếu phát hành tăng lên, lãi suất trung thầu xuống thấp kỷ lục...

Ngày 23/8, thị trường tiếp tục ghi nhận Ngân hàng Nhà nước gia tăng hoạt động điều tiết nguồn tiền trong hệ thống, với chi phí thấp hơn.

Thống kê sau phiên giao dịch hôm qua (23/8) của một thành viên trên thị trường cho thấy, với trạng thái thanh khoản dư thừa, các ngân hàng thương mại tiếp tục chuyển bớt tiền về Ngân hàng Nhà nước qua dồn mua tín phiếu cơ quan này phát hành. Lượng tín phiếu lưu hành theo đó tiếp tục tăng cao và lãi suất xuống mức kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây.

Cụ thể, trong ngày 23/8, Ngân hàng Nhà nước đã nâng lượng phát hành tín phiếu lên mức 10.000 tỷ đồng, thay vì quy mô phổ biến 8.000 tỷ đồng/phiên thời gian qua, kỳ hạn vẫn không đổi với 14 ngày. Toàn bộ 10.000 tỷ này, cũng như gần như tất cả các phiên từ tháng 5/2016 đến nay, tiếp tục được các ngân hàng thương mại hấp thụ hết.

Với hoạt động dồn mua như trên, nhu cầu giải tỏa vốn từ các ngân hàng thương mại lớn, lãi suất trúng thấu của tín phiếu ghi nhận phiên giảm mạnh thứ ba liên tiếp, giảm thêm 0,11 điểm phần trăm và xuống còn 0,59%/năm.

Đây là mức rất sâu so với 1,5%/năm tín phiếu kỳ hạn 14 ngày phổ biến chỉ vài tháng trước (kể từ thời điểm 30/5/2016, khi Ngân hàng Nhà nước quay trở lại phát hành tín phiếu để hút bớt tiền về sau khi ngừng từ cuối năm 2015).

Lãi suất tín phiếu giảm sâu như trên cũng phản ánh một phần chi phí điều tiết vốn trong hệ thống trở nên dễ chịu hơn.

Qua phiên ngày 23/8, số dư tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước đang lưu hành cũng tiếp tục tăng lên, với khoảng 61.000 tỷ đồng.

Việc Ngân hàng Nhà nước gia tăng hoạt động điều tiết vốn trong hệ thống, như tập trung hút bớt tiền về qua tín phiếu, cũng gián tiếp phản ánh một dòng chảy khác, là cung ngoại tệ tăng cao trong suốt thời gian qua, nhà điều hành đã và đang mua vào lượng lớn ngoại tệ, dự trữ ngoại hối gia tăng kỷ lục.

Mặt khác, hoạt động điều tiết này nhằm góp phần điều hướng lãi suất VND, giảm thiểu áp lực dư thừa VND đối với ổn định tỷ giá, cũng như đối với lạm phát…

Trên thị trường liên ngân hàng, sau 5 phiên giảm liên tiếp, lãi suất VND đã tương đối ổn định, chỉ giảm nhẹ 0,02 - 0,04 điểm phần trăm ở kỳ hạn qua đêm và 1 tuần. Lãi suất cả hai kỳ hạn này ở mức rất thấp, chỉ 0,74% và 0,82%/năm.(VnEconomy)


Hé mở nguồn tiền dùng tái cơ cấu ngân hàng

Một nguồn tiền dự kiến được dùng để tái cơ cấu ngân hàng bắt đầu hé mở, theo kế hoạch của Chính phủ.

Một loạt mục tiêu và kế hoạch lớn đặt ra cho ngành ngân hàng trong dự thảo đề án kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ vừa công bố, trong đó đã hé mở một nguồn tiền để tham gia tái cơ cấu.

Cụ thể, trong định hướng chính sách đến năm 2020 của dự thảo có nêu rõ: “Sửa đổi Luật Bảo hiểm Tiền gửi (Luật số 06/2012/QH2013), Luật các tổ chức tín dụng (Luật số 47/2020/QH12) để trao cho Ngân hàng Nhà nước và Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (DIV) để cho phép sử dụng phí bảo hiểm tiền gửi do các ngân hàng nộp cho DIV để tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng”.

Như vậy, sau giai đoạn 1 (2011-2015) thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu với quan điểm không sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, đến nay, bước sang giai đoạn 2 (2016-2020), yếu tố nguồn tiền bước đầu được nêu rõ ở trên là “cho phép sử dụng phí bảo hiểm tiền gửi”.

Hiện thông tin gợi mở trên đang ở dạng dự thảo, chưa xác định chi tiết, cũng như nếu được thông qua và ban hành dự kiến sẽ có quy định cụ thể về việc sử dụng nguồn tiền nói trên.

Còn theo số liệu đưa ra tại buổi làm việc của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ với DIV ngày 10/8 vừa qua, tính đến cuối tháng 5/2016, tổng nguồn vốn của tổ chức này đạt 30.680 tỷ đồng (trong đó vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng).

Phí bảo hiểm tiền gửi là nguồn thu chủ yếu của DIV, phục vụ quỹ dự phòng nghiệp vụ chi trả cho người gửi tiền khi phát sinh nghĩa vụ chi trả. Đến cuối tháng 5/2015, quỹ dự phòng nghiệp vụ này ở mức 23.437 tỷ đồng.

Đáng chú ý, theo thông tin từ DIV, hơn 99% vốn tạm thời nhàn rỗi của họ được đầu tư vào trái phiếu Chính phủ.(Nhipcaudautu)


Xuất khẩu dệt may ngắc ngoải vì... ổn định tỷ giá

Các đồng tiền ở những thị trường nhập khẩu chính đã điều chỉnh rất mạnh, tuy nhiên, tỷ giá đồng Việt Nam chỉ điều chỉnh 1-2%,. Ngoài ra, lãi vay ngân hàng quá cao, 8% - 10%/năm, gấp từ 2 đến 4 lần so với nhiều nước, khiến hàng dệt may VN rất đắt đỏ

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 7/2016, xuất khẩu nhóm hàng dệt may không có nhiều đột phá, tăng trưởng ở các thị trường chính đều dưới mức 5% và là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 6 năm qua.

Sang nửa đầu tháng 8 (từ ngày 1/8-15/8/2016), hàng dệt may xuất khẩu tiếp tục giảm 4%, tương ứng giảm 45 triệu USD.

Nhiều doanh nghiệp đang thiếu hụt đơn hàng nghiêm trọng và phải cạnh tranh khốc liệt. Do vậy, ngay cả khi đã điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu giảm xuống còn 29 tỷ USD thì mục tiêu này cũng khó mà đạt được khi tăng trưởng của xuất khẩu dệt may đến tháng 7/2016 mới chỉ đạt 13,15 tỷ USD.

Nhiều doanh nghiệp dệt may cho biết, từ nhiều tháng nay, đơn hàng dệt may giảm sút nghiêm trọng. Lượng đơn hàng của nhiều doanh nghiệp dệt may hiện mới chỉ đạt bằng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP may Hưng Yên, cho biết, nếu những năm trước, đến thời điểm này doanh nghiệp của ông hầu hết đã có đơn hàng để ký phiếu đến hết năm thì năm nay, mặc dù đã đến cuối tháng 8 nhưng nhiều đơn vị vẫn chưa đủ việc, thậm chí đang phải ăn đong.

Có thể nói, đây là giai đoạn khó khăn nhất của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu, khó khăn này được Chủ tịch HĐQT Công ty CP may Sông Hồng, ông Bùi Đức Thịnh cho là giai đoạn “bĩ cực” vì doanh thu giảm, lợi nhuận giảm và đơn hàng không đủ để sản xuất.

Không chỉ đơn hàng giảm mà giá xuất khẩu của hàng dệt may cũng giảm từ 10% - 20%. “Hầu hết các đơn hàng đều yêu cầu giảm giá từ 10-15%, thậm chí có đơn hàng yêu cầu giảm 20%. Tuy nhiên, để duy trì sản xuất chúng tôi vẫn phải nhận để làm”, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP may Hưng Yên Nguyễn Xuân Dương chia sẻ.

Theo tìm hiểu của phóng viên, thị trường dệt may xuất khẩu gặp khó khăn trong thời gian qua ngoài những yếu tố khách quan tác động như nền kinh tế một số nước nhập khẩu dệt may Việt Nam đang gặp khó khăn, sự kiện Brexit ở Anh… Tuy nhiên, một trong những khó khăn của ngành dệt may bắt nguồn từ chính sách giữ tỷ giá của Việt Nam ổn định.

Nhiều doanh nghiệp cho biết, trong khi các đồng tiền khác ở những thị trường nhập khẩu chính đã điều chỉnh rất mạnh. Ngoài ra, lãi vay ngân hàng quá cao, ở mức 8% - 10%/năm, gấp từ 2 đến 4 lần so với nhiều nước. Những yếu tố này khiến hàng dệt may Việt Nam đắt hơn các nước đối thủ cạnh tranh từ 20% - 30%.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Tổng công ty CP may Hưng Yên dẫn chứng cụ thể: Đồng Euro châu Âu điều chỉnh giảm 18%, đồng Yên của Nhật Bản giảm 17%, và Nhân dân tệ của Trung Quốc giảm 8%... Tuy nhiên, tỷ giá đồng Việt Nam chỉ điều chỉnh 1-2%, khiến hàng hóa Việt Nam trở nên đắt đỏ không thể cạnh tranh được với hàng của các nước khác.

Ngoài ra, mới đây, Hội đồng Tiền lương Quốc đã quyết định điều chỉnh lương lương tối thiếu vùng tăng vào năm 2017 là 7,3%. Nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước cho rằng, quyết định tăng lương sẽ tiếp tục là gánh nặng cho doanh nghiệp dệt may khi những khó khăn của ngành dệt may chưa được tháo gỡ.

Chia sẻ với PV Infonet, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ông Trương Văn Cẩm cho hay, quyết định tăng lương từ năm 2017 sẽ khiến doanh nghiệp dệt may gặp nhiều khó khăn, tác động lớn đến chi phí của các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp dệt may như chi phí nhân công tăng, mức đóng bảo hiểm xã hội, chi phí công đoàn cũng tăng theo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị giảm.(Infonet)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-08-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-08-2016

    Nhập siêu gần 270 triệu USD trong nửa đầu tháng 8
    Cần cơ chế bù lỗ trong xử lý nợ xấu
    Nợ công và sự đánh đổi
    Kiềm giữ lạm phát nhưng cần kích thích tiêu dùng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-08-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-08-2016

    Ngành công nghiệp tái chế có thể tạo ra hơn 1.000 tỉ USD
    Hệ thống ngân hàng đang dư thừa lượng tiền lớn
    Trung Quốc hấp dẫn giới đầu tư kho hàng
    Sản xuất công nghiệp Nhật Bản tháng 8 tăng

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-08-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-08-2016

    Saudi Arabia không gây lụt thị trường dầu mỏ trước cuộc đàm phán đóng băng sản lượng
    Nhập khẩu ethanol của Trung Quốc trong tháng 7/2016 giảm
    Tổng cục Hải quan lý giải chênh lệch số liệu xuất nhập khẩu
    Siêu thị Mỹ bán nhiều loại trái cây Việt
    Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 25% so với cùng kỳ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 26-08-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 26-08-2016

    Xuất khẩu dăm gỗ Việt Nam đối mặt với khó khăn chồng chất
    Làm gì để dẹp phân bón giả?
    Donald Trump muốn chơi rắn trong thương mại với Trung Quốc
    Nhà đầu tư Hàn Quốc mở rộng loại hình đầu tư ở Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-08-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-08-2016

    Việt Nam là điểm đầu tư “hot” nhất trong các thị trường mới nổi hai năm liên tiếp
    Dự báo cung - cầu và giá đường niên vụ 2016-2017
    Ngành thủy sản trước các áp lực thay đổi để giữ vững và phát triển giá trị
    Việt Nam đứng đầu danh sách quốc gia thu hút vốn FDI

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-08-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-08-2016

    Giá gạo châu Á giảm, gạo Thái thấp nhất 6 tháng
    Bruney muốn mua gạo của Lào
    Iran sẵn sàng hơn cho hành động của OPEC để thúc đẩy giá dầu
    Đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 85.000 tấn đường

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-08-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-08-2016

    Giải ngân gần 10 tỷ USD vốn FDI 8 tháng đầu năm
    Goldman Sachs cho biết sự phục hồi của giá dầu vẫn mong manh
    Xuất khẩu dầu diesel của Trung Quốc tăng kỷ lục trong tháng 7
    Greenspan dự báo lãi suất Mỹ có thể tăng cao một cách nhanh chóng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 25-08-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 25-08-2016

    Xuất khẩu rau quả dự kiến đạt 2,5 tỷ USD
    Lượng tôm châu Á bị từ chối nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng vọt do nhiễm kháng sinh cấm
    Giá cá tra giảm mạnh do Trung Quốc giảm mua
    Giá bạch tuộc đông lạnh nhập khẩu vào Nhật Bản tăng

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-08-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-08-2016

    Trung Quốc mất dần hào quang, Việt Nam tỏa sáng trên bản đồ đầu tư
    Xuất khẩu của Hàn Quốc giảm 20 tháng liên tiếp
    Tăng trưởng sản xuất của Nhật Bản thấp nhất kể từ năm 2013
    Kinh tế Anh không bị tác động nhiều sau quyết định rời khỏi EU

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-08-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-08-2016

    Xuất khẩu từ Đức sang Iran tăng sau khi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt
    Nhập khẩu đường của Trung Quốc trong tháng 7 giảm 14%
    Giá cá sấu tại Đồng Nai giảm mạnh
    Singapore đối mặt với sức ép về lương cao và môi trường không thuận