tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-08-2016

  • Cập nhật : 26/08/2016

Saudi Arabia không gây lụt thị trường dầu mỏ trước cuộc đàm phán đóng băng sản lượng

 Ít nhất trong thời điểm này, không có bằng chứng Saudi Arabia đang nâng sản lượng để tăng cường áp lực lên các đối thủ để đạt được một thỏa thuận đóng băng sản lượng.

Sản lượng dầu mỏ của Saudi Arabia đạt kỷ lục trong tháng 7, và dường như đạt kỷ lục khác trong tháng 8.
Một số nhà phân tích đã giải thích như là diễn biến tích cực về khả năng tăng sản lượng của vương quốc này trước một cuộc họp không chính thức của các bộ trưởng dầu mỏ tại Algeria vào tháng tới.
Theo quan điểm này, Saudi Arabia đang tăng sản lượng như một cảnh báo tới các đối thủ rằng nếu không có thỏa thuận về đóng băng sản lượng có nghĩa là họ tiếp tục nâng sản lượng của mình và gây thêm thiệt hại cho tất cả các nhà xuất khẩu dầu mỏ.
Saudi Arabia có thể phải dùng đến cuộc chiến khối lượng trong quá khứ để khuyến khích thỏa thuận về sản lượng và trừng phạt những ai không tuân thủ. Nhưng một cái nhìn sâu sắc về thống kê sản lượng, tiêu thụ và xuất khẩu gần đây của vương quốc này vẽ ra một bức tranh nhiều sắc thái hơn.
Ít nhất trong thời điểm này, không có bằng chứng Saudi Arabia đang nâng sản lượng để tăng cường áp lực lên các đối thủ để đạt được một thỏa thuận đóng băng sản lượng.
Sản lượng dầu của Saudi Arabia thường tăng trong những tháng mùa hè để đáp ứng tiêu thụ dầu thô tăng thêm tại các nhà máy điện ở vương quốc này.
Trong thập kỷ qua, sản lượng dầu mỏ của Saudi Arabia đã đạt trung bình cao hơn gần 400.000 thùng/ngày trong tháng 7 so với tháng 1.
Sản lượng dầu rất biến động từ tháng 1 tới tháng 7, trong phạm vi từ giảm 325.000 thùng/ngày tới tăng hơn 1 triệu thùng/ngày.
Nhưng sản lượng có xu hướng tăng theo mùa từ 150.000 thùng/ngày tới 650.000 thùng/ngày, theo Tổ chức sáng kiến dữ liệu chung JODI.
Trong năm 2016, sản lượng dầu thô tăng 440.000 thùng/ngày giữa tháng 1 và tháng 7, số liệu đó trong phạm vi bình thường.
Nhiệt độ khắp bán đảo Ả rập và các nơi khác của Trung Đông cao kỷ lục trong tháng 7 và đầu tháng 8.
Nhu cầu điều hòa không khí cao dường như gây ra nhu cầu tăng lên cho dầu thô và các sản phẩm đã lọc như dầu dieesl và dầu mazut.
Ở cùng thời điểm, Saudi Arabia đã lắp đặt thêm các các nhà máy phát điện chạy bằng khí đốt và thực hiện nhiều biện pháp khác để giảm công suất nhà máy phát điện dùng dầu thô.
Bộ trưởng Năng lượng Khalid Al-Falih cho biết hồi đầu tháng rằng sản lượng dầu tăng một phần để đáp ứng nhu cầu theo mùa trong mùa hè. Ông giải thích nhu cầu trong nước thường tăng trong mùa hè do việc sử dụng điện để làm mát tăng lên.
Nhưng ông lưu ý rằng mức tăng trong mùa hè này là thấp hơn trong các mùa hè trước nhờ các biện pháp hiệu quả.
Số liệu đã công bố cho thấy tiêu thụ dầu thô chỉ trên 700.000 thùng/ngày trong tháng 6, thấp hơn đáng kể mức 894.000 thùng/ngày trong tháng 6/2015 và 827.000 thùng/ngày trong tháng 6/2014.
Xuất khẩu và lưu kho
Sản lượng dầu của Saudi Arabia cũng tăng để đáp ứng nhu cầu tăng từ các khách hàng. Bộ trưởng cho biết “chúng tôi vẫn thấy nhu cầu mạnh đối với dầu thô của chúng tôi tại hầu hết các nơi trên thế giới”.
Xuất khẩu dầu thô của Saudi Arabia đạt trung bình 7,456 triệu thùng/ngày trong tháng 6, giảm gần 380.000 thùng/ngày so với tháng 1, nhưng tăng 91.000 thùng/ngày so với cùng tháng năm trước.
Xuất khẩu dầu thô của Saudi Arabia khá ổn định kể từ năm 2014. Vương quốc này đã bảo vệ thành công khối lượng của mình nhưng đã không tăng thêm.
Sản lượng tăng trong tháng 7 là cần thiết do tiêu thụ và xuất khẩu dầu thô đã vượt xa sản lượng.
Tồn kho dầu thô trên lãnh thổ Saudi sụt giảm hàng tháng tổng cộng hơn 40 triệu thùng từ tháng 11/2015 tới tháng 5/2016.
Có khả năng là các kho chứa dầu được chuyển từ các bể chứa trong nước sang các cơ sở chứa tại Mỹ, Caribbean, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản để gần khách hàng hơn.
Nhưng cũng có khả năng tồn kho của vương quốc này đã giảm thực sự. Bộ trưởng Năng lượng có thể đã bóng gió trong cuộc phỏng vấn của ông với cơ quan báo chí công bố vào ngày 11/8. “Tháng trước, số liệu cung cấp 10,75 triệu thùng/ngày là trên mức sản lượng”.(VITIC/Reuters)

Nhập khẩu ethanol của Trung Quốc trong tháng 7/2016 giảm

Trung Quốc nhập khẩu 24.639 m3 ethanol trong tháng 7/2016, giảm 64% so với cùng tháng năm ngoái, số liệu hải quan cho biết.

 Do nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới thúc đẩy sản lượng nội địa, giảm nguồn nhiên liệu sinh học nhập khẩu từ nước ngoài.

Nhập khẩu ethanol của Trung Quốc năm 2015 cao gấp 25 lần so với 686.905 m3 cùng kỳ năm trước đó, và nhu cầu tăng mạnh trong nửa đầu năm 2016, do khách hàng được hưởng lợi từ nguồn ethanol giá rẻ của Mỹ.

Tuy nhiên, nhập khẩu trong tháng 7/2016 giảm, sau khi các nhà sản xuất Trung Quốc tăng sản xuất nội địa, do nguồn cung ngô giá rẻ được bán tại phiên đấu giá nhà nước.


Tổng cục Hải quan lý giải chênh lệch số liệu xuất nhập khẩu

Hiện nay, một số tổ chức và cá nhân sử dụng thông tin thống kê hải quan về việc chênh lệch giữa số liệu tổng của từng kỳ với số liệu lũy kế tháng trong các biểu sơ bộ do Tổng cục Hải quan công bố.

Giải thích thắc mắc này, Tổng cục Hải quan cho rằng thời điểm thống kê là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan được cơ quan hải quan chấp nhận. Đây là thời điểm số sơ bộ kỳ báo cáo thống kê được tạm chốt. Tuy nhiên, sau thời điểm này có những tờ khai sửa đổi bổ sung, tờ khai hủy xóa, tờ khai nghi ngờ sai… do vậy số liệu tổng của các kỳ sẽ chưa hoàn toàn khớp với số liệu tháng.

Số liệu xuất nhập khẩu trong các biểu sơ bộ được Tổng cục Hải quan phổ biến hằng tháng là số liệu có thể thay đổi khi có thông tin mới cập nhật. Việc thay đổi số liệu thống kê sẽ được phản ánh trạng thái tại các biểu có ký hiệu “điều chỉnh”, “chính thức” được thực hiện 6 tháng một lần.

Khi có số liệu chính thức thì số liệu cộng lại của các kỳ mới khớp với số liệu của kỳ báo cáo dài hơn. Cơ quan hải quan cũng cho rằng điều chỉnh số liệu thống kê hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là một nghiệp vụ thông thường, không thể thiếu trong quy trình nghiệp vụ thống kê.

Trong một hội nghị mới đây, vấn đề chính xác của số liệu thống kê để phục vụ công tác điều hành đã được lãnh đạo Chính phủ đề cập và mổ xẻ. Sự vênh nhau quá lớn về số liệu thống kê, báo cáo trong nhiều lĩnh vực khiến mức độ tin cậy của các con số thống kê kém đi.


Siêu thị Mỹ bán nhiều loại trái cây Việt

Kim ngạch song phương trong lĩnh vực nông sản và thực phẩm giữa Việt Nam-Mỹ đạt 5,9 tỉ USD trong năm 2015.

Hiện Việt Nam đang là thị trường nhập khẩu nông sản, thực phẩm lớn thứ 11 của Hoa Kỳ. Ông Gerald H. Smith, tùy viên nông nghiệp cấp cao Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM, vừa cho biết như trên tại buổi khai trương Siêu thị USMart.

Theo ông Gerald H. Smith, hiện nay Việt Nam cũng xuất khẩu sang Mỹ nhiều sản phẩm mà nông dân Mỹ không trồng được, như trái vải. “Tôi nghĩ Mỹ sẽ trở thành thị trường tiêu thụ vải lớn nhất của Việt Nam. Ngoài ra, các siêu thị Mỹ cũng bán chôm chôm, nhãn và nhiều loại trái cây khác của Việt Nam. Trong khi đó Mỹ cung cấp các loại trái cây như táo, cherry và những loại mà Việt Nam không có”.


Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 25% so với cùng kỳ

Tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong 8 tháng đầu năm đạt hơn 6,4 triệu lượt, trong đó nhiều nhất vẫn đến từ Hong Kong, Trung Quốc.

Theo Tổng cục Du lịch, lượng khách tăng cao nhất trong 8 tháng qua tiếp tục đến từ Hong Kong, Trung Quốc với gần 93% và 58%. Ngoài ra, khách đến từ Hàn Quốc, Thái Lan, Italy, Tây Ban Nha, Lào, New Zealand, Nga, Thụy Điển đều tăng trên 20%. Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 8 tháng đã đạt 3/4 mục tiêu đề ra cho cả năm 2016.

Tuy có sự tăng trưởng mạnh về lượng khách đến bằng phương tiện đường không và đường bộ, khách đến bằng phương tiện đường biển thời gian qua có sự sụt giảm, hơn 15% so với cùng kỳ.

Khách du lịch nội địa trong 8 tháng đạt hơn 43 triệu lượt, giảm hơn 2 triệu lượt so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 265 nghìn tỷ đồng, tăng 22,5% so với 8 tháng năm 2015.

Với mục tiêu đón 8,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2016, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, Việt Nam thời gian qua đã có những bước đi mới. Trong đó có việc thực hiện cung cấp thị thực điện tử từ ngày 1/1/2017, tiếp tục miễn visa một năm cho 5 nước Tây Âu, phê duyệt đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó tập trung ưu tiên phát triển 4 dòng sản phẩm du lịch (du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa; du lịch sinh thái; du lịch đô thị)...(Vnexpress)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục