tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-01-2016

  • Cập nhật : 25/01/2016

Cần 50 tỷ USD cho hạ tầng giao thông

thu truong bo giao thong van tai nguyen ngoc dong - anh: v.v.t

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông - Ảnh: V.V.T


Thứ trưởng Bộ giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết như trên tại Trung tâm báo chí Đại hội XII của Đảng.

Sau khi khái quát những nét lớn về định hướng phát triển hạ tầng giao thông vận tải, ông Nguyễn Ngọc Đông đã trả lời một số câu hỏi báo chí quan tâm.

* Xin ông cho biết tiến độ cảng hàng không quốc tế Long Thành?

Để đạt được tiến độ sân bay Long Thành thì phải nỗ lực rất nhiều, tích cực sắp xếp nguồn vốn là việc rất quan trọng trong giai đoạn lập dự án khả thi, chứng minh được lấy vốn ở đâu để làm. Phần nào sẽ huy động từ khối tư nhân, ví dụ như nhà ga, nhưng còn đường băng thì vốn nhà nước.

Chúng ta sẽ phải tiếp cận với các tổ chức song phương, đa phương đểvay vốn. Để khởi công được thì phải triển khai giải phóng mặt bằng. Hiện nay Đồng Nai đang báo cáo cấp có thẩm quyền để tách dự án giải phóng mặt bằng, lập và triển khai trước để đẩy nhanh tiến độ.

* Dự kiến tổng nguồn vốn cần cho xây dựng các dự án hạ tầng giao thông trong 5 năm tới là bao nhiêu, thưa ông?

Chúng tôi ước tính từ nay cho đến năm 2020, nhu cầu theo chiến lược đã phê duyệt là từ 40 đến 50 tỷ USD. Nhu cầu này hết sức lớn, con số giải ngân năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải là trên 4 tỷ USD, như vậy mỗi năm phải huy động khoảng 7 tỷ USD là thách thức lớn.

Giải pháp như thế nào? Phải khẩn trương xây dựng cơ chế thông qua hoàn thiện hệ thống pháp luật để huy động đa nguồn lực, nếu chỉ trông chờ hoàn toàn ngân sách Nhà nước thì rất khó khăn. Xây dựng cơ chế làm sao để huy động khối tư nhân tham gia vào.

* Thưa ông, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông tiến độ ì ạch lâu nay, vì sao?

Đây là hợp đồng theo phương thức thiết kế, xây dựng, lắp đặt. Trách nhiệm của tổng thầu đã được quy định rõ, nhưng ở đây có nhiều yếu tố tác động dẫn đến chậm. Một phần do ta dùng nguồn vốn của Chính phủTrung Quốc, nên các nhà thầu phải là Trung Quốc, đó là cái ràng buộc.

Chúng tôi theo dõi thấy nhà thầu Trung Quốc làm dự án ở Trung Quốc thì rất nhanh, nhưng ở Việt Nam thì có vướng mắc nhất định. Ban đầu vướng về giải phóng mặt bằng, khảo sát thiết kế chậm, chậm thì sau đó trượt giá lên, lại phải thu xếp về vốn…

Như vậy nguyên nhân rất là đa chiều, trong đó có cả yếu tố trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện. Đánh giá cụ thể năng lực của nhà thầu thì phải cụ thể không thể nói chung được.

* Phải có ràng buộc về hợp đồng, tránh chúng ta trở thành con tin của nhà thầu?

Không phải con tin. Tất cả hợp đồng phải có quy định trách nhiệm bên này bên kia, nhưng trong trách nhiệm đó thì có những cái trách nhiệm bên này lại tác động bên kia, không phải giải quyết hết ở trong đó được.

Ví dụ công tác thiết kế thì phải vào khoan địa chất, nhưng lại vướng giải phóng mặt bằng chậm. Hoặc kinh phí vượt lên thì phải ngồi đàm phán, ta không chủ động được, bạn thì có trình tự, thủ tục của người ta. Chỉ có điều từ đó ta phải rút ra bài học là những dự án khác không có như thế.


Lựa chọn doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vào Mỹ

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT vừa có văn bản thông báo chính thức các tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra vào danh sách đăng ký với Cơ quan Thanh tra An toàn thực phẩm Mỹ (FSIS).

Nafiqad cho biết các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra được lựa chọn để đưa vào danh sách đăng ký với FSIS là các doanh nghiệp đã có lô hàng cá tra xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong năm 2015 và các doanh nghiệp đã ký hợp đồng thương mại có lô hàng cá tra xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong năm 2016.

Đồng thời, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra đã được kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và xếp hạng 1, hạng 2 theo quy định của Bộ NN&PTNT.


Cần có chính sách đảm bảo bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp

cac dai bieu tham du dai hoi. (anh: ttxvn)

Các đại biểu tham dự Đại hội. (Ảnh: TTXVN)


Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII đã ghi nhận "kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế" và "tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân để tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế."

Bên lề Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, các đại biểu đánh giá cao định hướng này và cho rằng Nhà nước cần có những chính sách tạo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trong quá trình phát triển đất nước.​

Đại biểu Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) nhận định: So với văn kiện Đại hội trước, lần này kinh tế tư nhân được coi là động lực quan trọng của đất nước bên cạnh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Điều này có thể kêu gọi sự đóng góp của doanh nghiệp, doanh nhân vào nền kinh tế của nước ta.

Nền kinh tế của Việt Nam có nhiều thành phần, trong đó, việc đóng góp của kinh tế tư nhân là hết sức quan trọng trong tổng thể chung để phát triển đất nước. Nhà nước cần tạo điều kiện, đảm bảo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trong quá trình phát triển cho sự phát triển của loại hình kinh tế tư nhân.​

Đồng quan điểm, đại biểu Nghiêm Xuân Thành (Đảng bộ khối Doanh nghiệp Trung ương) nhấn mạnh: Một trong những trọng tâm để phát triển kinh tế đó là dựa vào nền tảng của kinh tế tư nhân; điều này thực sự quan trọng. Hệ thống kinh tế quốc gia có hạt nhân quan trọng là kinh tế tư nhân.

Đại biểu đánh giá tập trung cho kinh tế tư nhân là một trong những nội dung quan trọng của dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng lần này, và hết sức phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước ta hiện nay.​

Khẳng định trong các thành phần kinh tế, Đảng lựa chọn phát triển kinh tế tư nhân là rất "đúng" và "trúng", đại biểu Nguyễn Minh Hùng (Hải Dương) khẳng định: Đây là nguồn tiềm năng lớn để thúc đẩy, phát triển nền kinh tế-xã hội của nước nhà.

Trong 30 năm đổi mới vừa qua, kinh tế tư nhân đã khẳng định vị thế của mình; vì vậy, Đảng và Nhà nước đang thúc đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, để khơi dậy động lực của từng cá nhân, tổ chức, góp phần cung cấp trí tuệ nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh, đầu tư. Bởi, kinh tế tư nhân đã khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển của nhiều nước trên thế giới.

Để kinh tế tư nhân phát triển xứng tầm, điều kiện đầu tiên Đảng, Nhà nước cần làm là tiếp tục điều chỉnh cơ chế, chính sách, để kinh tế tư nhân phát triển như các thành phần kinh tế khác.

Đại biểu Nguyễn Thanh Ngọc (Tây Ninh) nhìn nhận vai trò của kinh tế tư nhân tại dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII được Đảng, Nhà nước ta cụ thể hóa hơn chủ trương, đường lối của những Đại hội nhiệm kỳ trước. Đại biểu đề nghị trong thời gian tới cần có định hướng rõ ràng hơn, cụ thể hóa các chính sách đồng bộ, hiệu quả hơn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển hơn nữa.​

Các doanh nghiệp tư nhân luôn mong muốn các chính sách của Đảng, Nhà nước cần cụ thể, phù hợp yêu cầu, điều kiện của phát triển, tạo được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp.​

Giải pháp để nền kinh tế công bằng, ổn định là đưa ra các cơ chế ưu đãi mà các thành phần kinh tế đều có thể lựa chọn một cách thích hợp nhất, từ đó hoạch định phương hướng kinh doanh của mình. Các cơ chế, chính sách phải nắm bắt kịp thời với yêu cầu, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần cung cấp đầy đủ thông tin, nhất là thông tin về hội nhập quốc tế cho hệ thống doanh nghiệp. Vai trò của thông tin trong giai đoạn hiện nay rất quan trọng, nhất là những thông tin chính thống từ phía Nhà nước - đại biểu Nguyễn Thanh Ngọc nhấn mạnh.


Nhiều sai phạm khi cổ phần hóa Vietracimex

ong vo nhat thang, chu tich hoi dong quan tri vietracimex.

Ông Võ Nhật Thăng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietracimex.


Thanh tra Chính phủ chỉ ra sai phạm có tính bước ngoặt, làm cho tiến trình cổ phần hóa Vietracimex bị đảo ngược...

Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo về kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Tổng công ty Cổ phần Thương mại xây dựng (Vietracimex) trong việc cổ phần hóa Tổng công ty này, cũng như trách nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước tại các đơn vị được thành lập từ việc cổ phần hóa Vietracimex theo Quyết định số 217/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Nội dung của kết luận thanh tra nêu rõ, Bộ Giao thông Vận tải đã thực hiện không đúng yêu cầu của đề án trong việc chuyển tất cả các công ty thành viên thành công ty con của Vietracimex.

Bộ này cũng đã thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, để người đại diện phần vốn nhà nước tại Vietracimex là ông Võ Nhật Thăng làm trái quy định trong thực hiện quyền, nghĩa vụ người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trái quy định của Luật Doanh nghiệp trong việc tổ chức đại hội cổ đông bất thường vào ngày 3/6/2006, chuyển Công ty mẹ trong mô hình mẹ - con từ doanh nghiệp nhà nước trở thành công ty cổ phần mà ông Võ Nhật Thăng có góp vốn.

Thanh tra Chính phủ cho rằng trách nhiệm cụ thể thuộc về lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, cán bộ cơ quan có liên quan của Bộ này thời kỳ năm 2005-2006.

Cũng theo Thanh tra Chính phủ, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã có khuyết điểm trong việc tiếp nhận phần vốn Nhà nước không đúng thực tế từ Bộ Giao thông Vận tải, thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại Vietracimex từ khi nhận bàn giao đến nay.

Trách nhiệm thuộc về lãnh đạo SCIC và cán bộ liên quan, chủ yếu là thời kỳ 2006-2009.

Kết luận thanh tra cũng nêu rõ, với tư cách là người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty mẹ, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietracimex, ông Võ Nhật Thăng đã cố ý làm trái quy định của pháp luật trong thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp và làm trái quy định của pháp luật trong việc tổ chức đại hội cổ đông bất thường ngày 3/6/200; chuyển công ty mẹ trong mô hình mẹ-con từ doanh nghiệp nhà nước trở thành công ty cổ phần mà ông Thăng có vốn góp.

Kết luận thanh tra nêu rõ, đây là sai phạm có tính bước ngoặt, làm cho tiến trình thực hiện cổ phần hóa Vietracimex bị đảo ngược, trái với mục đích, yêu cầu của đề án thí điểm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Qua nhiều lần tăng vốn liên tiếp sau sự kiện đại hội đồng cổ đông trái pháp luật nói trên, tại thời điểm ngày 31/12/2013, ông Võ Nhật Thăng có góp vốn tại Vietracimex trên 5.164,8 tỷ đồng (theo chứng nhận đăng ký kinh doanh), chiếm 93,37% vốn điều lệ tổng công ty này.

Trước những vấn đề nêu trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính và SCIC tiến hành kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan vụ việc này.

Đồng thời, cơ quan này cũng kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo các sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng - nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 9 công ty, tiến hành rà soát việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không đúng quy định, điều chỉnh lại cho phù hợp.

Với Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao bộ này rà soát lại việc tăng vốn điều lệ của Vietracimex, nếu có sai phạm, thất thoát thì xử lý theo quy định.

Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ yêu cầu SCIC hủy bỏ các văn bản do tổng công ty này ban hành và chỉ đạo không đúng với 9 công ty cổ phần từ khi nhận bàn giao đến nay.

SCIC phải khẩn trương khắc phục những sai phạm khi nhận bàn giao vốn, để nhận bàn giao vốn nhà nước và cử người đại diện phần vốn nhà nước theo đúng các quy định của pháp luật.

Đồng thời, Thanh tra Chính phủ yêu cầu SCIC đánh giá về việc quản lý và hiệu quả đầu tư vốn tại Vietracimex, cơ cấu lại khoản đầu tư này theo quy định của pháp luật và chủ trương của Chính phủ để phát huy hiệu quả vốn nhà nước. Nếu xác định có sự thất thoát vốn nhà nước tại Vietracimex thì kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.


Google chấp thuận nộp 130 triệu bảng tiền thuế cho Anh

google chap thuan nop 130 trieu bang tien thue cho anh

Google chấp thuận nộp 130 triệu bảng tiền thuế cho Anh


Google vừa chấp thuận nộp cho Chính phủ Anh 130 triệu bảng (khoảng 185 triệu USD) tiền thuế truy thu trong một thập niên qua, đồng thời cam kết sẽ nộp thuế nhiều hơn trong tương lai.

Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne nói rằng thỏa thuận trên là thành công của Chính phủ Anh và là bước tiến lớn trong việc xoa dịu sự bất bình của người dân về việc các công ty lớn dùng nhiều “chiêu” để né tránh việc nộp thuế.

Ông bày tỏ hy vọng nhiều công ty sẽ tiếp bước Google chia sẻ một phần lợi nhuận lớn hơn của họ tại Anh.

Trong khi đó, giới phân tích đánh giá cao tầm quan trọng của việc Google chấp thuận nộp 130 triệu bảng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp cho Anh, bởi nó sẽ tạo một tiền lệ cũng như mở đường cho khả năng Google sẽ chấp thuận nộp thuế nhiều hơn tại các nước châu Âu mà công ty này và nhiều công ty đa quốc gia khác bị chỉ trích là lách luật để “né” nhiều tỷ USD tiền thuế.

Chính phủ Pháp hiện yêu cầu Google nộp tới 1 tỷ euro (khoảng 1,08 tỷ USD) tiền thuế.

Anh hiện là thị trường lớn nhất của Google bên ngoài nước Mỹ, với 2.400 nhân viên và 6,5 tỷ USD doanh thu trong năm 2014.

Năm 2013, mặc dù doanh thu của công ty này tại xứ sở sương mù đạt 5,6 tỷ USD, song Google chỉ nộp 20,5 triệu bảng (trên 29 tỷ USD) tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trong nhiều năm qua, HM Revenue and Customs, cơ quan của Chính phủ Anh phụ trách vấn đề thu thuế, đã tiến hành kiểm tra, xem xét việc liệu Google có “né” thuế bằng cách chuyển lợi nhuận sang Ireland hay không.

Chính phủ Anh hiện áp mức thuế thu nhập doanh nghiệp 20% (hồi năm 2013 là 23% đối với các doanh nghiệp có lợi nhuận trên 300.000 bảng), song việc Google có cách hợp pháp để chuyển lợi nhuận sang Ireland khiến cho số lợi nhuận phải chịu thuế tại Anh còn lại rất ít.

Phát ngôn viên của Google khẳng định thông tin rằng Google sẽ nộp 46,2 triệu bảng (khoảng 65 triệu USD) tiền thuế thu nhập trên tổng số lợi nhuận tại Anh là 106 triệu bảng trong 18 tháng tính tới tháng 6/2015, cộng thêm các khoản tiền thuế truy thu.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-11-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-11-2015

    Công ty nông nghiệp Mỹ đầu tư thêm 40 triệu USD vào Việt Nam
    Các nhà nhập khẩu ôtô xin lùi áp thuế kiểu mới nửa năm
    'Vua tôm' Minh Phú sa sút
    ​Thị phần nội địa Vietnam Airlines giảm 9%
    9 tháng, Petrolimex lãi hơn 2.100 tỉ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 21-11-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh 21-11-2015

    NHNN khẳng định đảm bảo cân đối cung cầu ngoại tệ
    Santomas Việt Nam dự kiến đầu tư nhà máy 20 triệu USD tại KCN VSIP Bắc Ninh
    Kiểm tra 5 doanh nghiệp nhập khẩu thép hợp kim
    8 doanh nghiệp nhập khẩu ô tô lại "than trời" vì cách tính thuế
    Tái khởi động Dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-11-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-11-2015

    Việt Nam xếp nhì top 10 điểm đầu tư hấp dẫn doanh nghiệp APEC
    Sắp sửa đấu giá cổ phiếu “vàng” của ngành hàng không
    Hồng Đà Lạt khan hiếm, giá tăng hàng chục lần
    Con gái ông Chuang ‘biến mất’ ngay khi nữ doanh nhân Hà Linh bị sát hại
    Xây nhà máy phân đoạn huyết tương đầu tiên tại Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-11-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-11-2015

    Kiếm hơn 10 triệu đô nhờ xuất ngoại cá cảnh
    Vietcombank cho phép chuyển khoản ATM trở lại cho người nước ngoài 
    Thép Trung Quốc ‘núp bóng’ tràn vào Việt Nam
    Cà phê chín rộ, ‘năn nỉ’ không có người hái
    Nước dừa Bến Tre sắp đi Mỹ, châu Âu

  • Tin kinh tế đọc nhanh 20-11-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh 20-11-2015

    Nợ xấu Agribank bất ngờ giảm về dưới 3%
    Không giao thẩm quyền điều tra cho cơ quan thuế
    Rơm Sông Hậu sang Nhật 250.000 tấn/năm
    TPP sẽ chính thức ký vào năm 2016
    Sản xuất thành công phụ gia tạo hạt phân đạm

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-11-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-11-2015

    Chung cư cho thuê tại TP.HCM chiếm 80% thị trường
    Vietjet Air muốn thuê Cảng hàng không Phú Quốc 30 năm
    Kiểm tra nhập phôi thép hợp kim Trung Quốc lách thuế
    35 món hàng được miễn thuế toàn bộ
    Bạch tuộc Việt bán được giá tại Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 19-11-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh 19-11-2015

    SAM mua lại hãng phân phối độc quyền Bia Sài Gòn tại Bắc Mỹ
    Nhập khẩu bông phải qua nhiều bước trung gian
    Lào bãi bỏ thuế nhập khẩu xe ôtô có nguồn gốc xuất xứ tại ASEAN
    Lần đầu tiên xuất khẩu rơm sang Nhật
    Đề xuất giảm thuế nhập linh kiện, phụ tùng xe con về 0%

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-11-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-11-2015

    Việt Nam bất ngờ xuất siêu trở lại trong tháng 10
    Bộ trưởng Tài chính: Nợ công vào năm 2017 là 63% GDP
    Hà Nội bàn giao 2.000m2 đất tại Long Biên cho Tổng cục Chính trị
    Khởi tố nguyên giám đốc Cty TNHH MTV Bình Dương
    Giá đất tại Hàn Quốc tăng gấp hơn 3.000 lần trong 50 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-11-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-11-2015

    Giải pháp an ninh mạng Việt vào top 10 startup công nghệ tiềm năng
    Kinh tế Nhật suy thoái, doanh nghiệp Việt lo lắng
    Nhà đầu tư tố Đà Nẵng ưu ái cho “người nhà”
    Hoàng tử Anh: Việt Nam nên có hệ sinh thái khởi nghiệp
    'Tạm dừng xây dựng trung tâm hành chính tập trung'

  • Tin kinh tế đọc nhanh 18-11-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh 18-11-2015

    Còn 1,3 triệu tỷ đồng vốn Nhà nước chưa thoái hết
    Tổng giám đốc Vinamilk nhận giải thưởng New Zealand ASEAN
    Nước mắm, mì ăn liền góp gần nửa doanh thu cho Masan
    Marriott lên kế hoạch vụ thâu tóm 12 tỷ USD
    Thuế suất nhãn, hạt điều, thanh long… vào Peru còn 0%