Không hiểu rõ FTA, doanh nghiệp sẽ thua ngay ở sân nhà
Tỷ giá USD/VND sắp có cơ chế mới
Truy tố nhân viên ngân hàng lừa đảo hơn 17 tỷ đồng
MobiFone đạt lợi nhuận 7395 tỷ đồng trong năm 2015
Nhà nước sẽ tiếp tục giữ cổ phần chi phối tại Petrolimex
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-10-2015
- Cập nhật : 26/10/2015
Rà soát áp dụng biện pháp chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội từ Trung Quốc
Theo quy định của Pháp luật Chống bán phá giá của Việt Nam, sau một năm kể từ ngày ban hành quyết định áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá chính thức, các bên liên quan có quyền gửi yêu cầu rà soát đối với các nội dung trong quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức.
Ngày 15 tháng 9 năm 2015, Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) đã tiếp nhận Hồ sơ hợp lệ của đại diện ngành sản xuất trong nước là Công ty TNHH POSCO VST và Công ty cổ phần Inox Hòa Bình đề nghị rà soát việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam.
Sau khi xem xét hồ sơ, ngày 21 tháng 10 năm 2015, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 11353/QĐ-BCT tiến hành rà soát đối với vụ việc nêu trên.
Theo đó, Bộ Công thương vừa ra quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có mã HS 7119.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00; 7219.90.00; 7220.20.10l 7220.20.90; 7220.90.10; 7220.90.90 nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Malaysia, Indonesixa và lãnh thổ Đài Loan.
Thép Việt Nam lo “lép vế” với hàng nhập khẩu giá rẻ
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 9 vừa qua có tới 7 nhóm mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt giá trị kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó, lượng nhập khẩu lớn mặt hàng phôi thép từ nước này đang khiến cho nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước lo ngại.
Tính đến hết tháng 9, kim ngạch nhập khẩu thép tăng tới 660 triệu USD, lượng phôi thép nhập khẩu đạt hơn 1,1 triệu tấn tăng tới 290% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân do một số doanh nghiệp đã nhập khẩu phôi thép Trung Quốc khai là phôi thép hợp kim chứa nguyên tố Crom lớn hơn hoặc bằng 0,3% để được áp thuế nhập khẩu 0%.
Với việc khai báo nhằm lách thuế, ngân sách nhà nước ước bị thất thu khoảng 42 tỷ đồng. Ngoài ra, sự nhập khẩu ồ ạt thép từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng khiến thị phần sản xuất thép trong nước bị thu hẹp lại, gây áp lực cho các doanh nghiệp thép Việt Nam.
Ông Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tôn Đông Á cho biết, công ty đang đầu tư thiết bị và công nghệ từ Châu Âu, Nhật Bản để có những sản phẩm chất lượng cao.
Ông dự định tìm cách tăng cường xuất khẩu vào những thị trường xa nhưng chất lượng cao để chống được rủi ro bị mất sản lượng do hàng giá rẻ Trung Quốc tràn vào.
Theo ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, thép Trung Quốc nhập khẩu với số lượng lớn vào Việt Nam trong thời gian qua và được bán với giá rẻ khiến sức ép cạnh tranh đối với ngành thép trong nước ngày càng gia tăng.
Ông Sưa cho rằng, thực trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành sản xuất thép của Việt Nam nói chung và các nhà sản xuất thép, phôi thép nói riêng. Thứ nhất tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh, thứ 2 là thị phần của các nhà sản xuất phôi thép ở Việt Nam bị thu hẹp lại. Bởi thực tế hiện nay, năng lực của các nhà sản xuất phôi thép ở Việt Nam đã lên tới trên 10 triệu tấn/năm, thế nhưng hàng năm chúng ta mới chỉ huy động được 50-60% năng lực sản xuất.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp thép Việt Nam phần lớn quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, dẫn đến năng lực cạnh tranh hạn chế. Để có thể cạnh tranh được với thép nước ngoài thì doanh nghiệp sản xuất thép trong nước cần phải đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam lưu ý.
Kiến nghị giao Bộ Công thương quản lý giá sữa
Thứ nữa, để xác định, ngăn chặn phòng vệ thương mại và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, cần có cơ quan chuyên môn là Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan nhằm điều tra, xử lý. Tại thị trường trong nước, cũng theo Bộ Tài chính, vai trò của các cơ quan quản lý thị trường thuộc Bộ Công thương là rất quan trọng, góp phần rất lớn trong các chương trình bình ổn giá sữa cho trẻ dưới 6 tuổi tại các địa phương.
Thực tế, giá sữa được giao cho Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) quản lý theo Pháp lệnh về giá 2003 đến nay. Kiến nghị trước đây của Bộ Tài chính cũng đã được Văn phòng Chính phủ xem xét và thể hiện trong Văn bản 7749/VPCP - KTTH giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định 177/2013 của Chính phủ nhằm khắc phục những bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện.
Như vậy, nếu có sửa đổi, các điều 6, 7 và 16 trong Nghị định 177 sẽ được sửa đổi, bổ sung theo hướng giao cho bộ quản lý chuyên ngành (theo đề nghị ở đây là Bộ Công thương) chủ trì đối với quản lý giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Xe điện phục vụ khu du lịch được xét miễn thuế nhập khẩu
Trước thắc mắc của một doanh nghiệp xây dựng ở Ninh Bình về việc nhập khẩu xe điện với mục đích vận chuyển hành khách đi lại trong khu du lịch sinh thái Tràng An - chùa Bái Đính có được miễn thuế nhập khẩu hay không, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định miễn thuế xuất nhập khẩu đối với từng trường hợp. Trong đó, có trường hợp xin miễn thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xe điện phục vụ khu du lịch sinh thái Tràng An- chùa Bái Đính của doanh nghiệp xây dựng trên.
Theo Bộ Tài chính, căn cứ ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh tại công văn số 8435/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ về việc đồng ý với đề nghị và giao Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý cụ thể về thuế nhập khẩu xe điện vận chuyển hành khách du lịch do doanh nghiệp xây dựng trên nhập khẩu tạo tài sản cố định cho dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái Tràng An- chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình. Do đó, để có cơ sở miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của doanh nghiệp, Bộ Tài chính giao Cục Hải quan Thanh Hóa kiểm tra hồ sơ nhập khẩu, sổ sách, chứng từ kế toán, hợp đồng mua bán và các chứng từ có liên quan đến số xe điện do doanh nghiệp nhập khẩu để tạo tài sản cố định.
Bộ Tài chính nhấn mạnh, kết quả kiểm tra cuối cùng của Cục Hải quan Thanh Hóa, nếu xác định số xe điện nhập khẩu trên của doanh nghiệp được sử dụng với mục đích để vận chuyển hành khách đi lại trong khu du lịch sinh thái Tràng An- chùa Bái Đính, không đăng ký lưu hành, không tham gia giao thông công cộng đúng như khai báo của doanh nghiệp thì được xử lý miễn thuế nhập khẩu.
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích đã được miễn thuế thì truy thu số thuế nhập khẩu đã miễn và xử phạt theo quy định.
Xác nhận hàng loạt sai phạm tại nhà máy 38 triệu USD
Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường (Tổng cục Môi trường - Bộ TN&MT) Lương Duy Hanh khẳng định dự án nhà máy nước giải khát không cồn và bánh snack URC Hà Nội tại Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai nhiều sai phạm, "không đạt về môi trường sẽ không cho hoạt động”.
Dự án xây dựng nhà máy nước giải khát không cồn và bánh snack URC Hà Nội tại Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai (Hà Nội) có nhiều sai phạm tồn tại từ năm 2009 tới nay.
Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội vừa có thông báo cho biết những phản ánh của báo chí thời gian qua về sai phạm của Công ty TNHH URC Hà Nội là đúng. Những sai phạm này bao gồm: Xây dựng nhà máy trên phần diện tích theo quy hoạch là khu xử lý rác thải và kho tàng; công trình xây dựng chưa được cấp phép; công trình xử lý nước thải giai đoạn 2 chưa được cấp xác nhận hoàn thành và hiện trạng xử lý rác thải như thế nào.
“Những sai phạm, tồn tại đã xảy ra từ thời điểm tháng 8/2009. Sự việc sai phạm đã được các cấp, các ngành và các cơ quan có thẩm quyền của thành phố rà soát, xử lý, giải quyết. Thanh tra thành phố và Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã vào cuộc kiểm tra và có kết luận cụ thể về những sai phạm trên”-thông báo nêu rõ.
Trong thời gian tới Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội sẽ tiếp tục đôn đốc các bên có liên quan khẩn trương thực hiện việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch để làm căn cứ hoàn tất các hồ sơ pháp lý có liên quan trong lĩnh vực xây dựng và đảm bảo môi trường. Từ đó hoàn tất các thủ tục, hồ sơ pháp lý về cấp phép xây dựng và xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án của Công ty TNHH URC Hà Nội.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lương Duy Hanh - Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường (Tổng cục Môi trường) nói: “Chúng tôi kiểm tra, thấy hồ sơ chưa đủ, chưa xác nhận cho đi vào hoạt động”.
Theo ông Hanh, quy định hiện hành về lĩnh vực môi trường cho phép nhà máy vận hành thử trong thời gian 6 tháng, nếu không đạt thì có thể xin gia hạn vận hành tiếp.
“Nếu đạt điều kiện về môi trường thì cho hoạt động, không đạt thì không cho hoạt động được. Họ đang vận hành thử nghiệm thôi. Còn các vấn đề khác liên quan đến xây dựng thì do Hà Nội quyết định”- ông Hanh nói.