Chi phí trung gian làm đội giá vận chuyển
Vận hội từ các FTA thế hệ mới: Việt Nam sẽ thoát bẫy thành công?
Thu hút đầu tư nông nghiệp: Bao giờ ra khỏi vòng luẩn quẩn?
Triển vọng tốt từ xuất khẩu gạo
Vì sao xuất khẩu gạo sang Chi Lê giảm?
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-02-2016
- Cập nhật : 20/02/2016
Quốc hội Mỹ lo ngại về đề nghị mua sàn Chicago của Trung Quốc
Một nhóm các nhà lập pháp Mỹ cho hay kế hoạch bán Sàn chứng khoán Chicago cho bên mua Trung Quốc nên được điều tra một cách nghiêm ngặt bởi các cơ quan an ninh quốc gia.
Ngoài ra, kế hoạch trên nên được chặn lại nếu bên mua sàn Chicago có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc.
Theo Bloomberg, Trùng Khánh Casin Enterprise là tập đoàn ngỏ ý mua Sàn giao dịch chứng khoán Chicago của Mỹ. Trong một bức thư gửi đến Ủy ban Đối ngoại và Đầu tư Mỹ, 46 thành viên Quốc hội cho rằng đây là công ty có nhiều tính “không minh bạch truyền thống” của doanh nghiệp Trung Quốc và có tham gia vào lĩnh vực đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ với chính phủ.
“Đề xuất mua lại sàn chứng khoán này sẽ là lần đầu tiên một doanh nghiệp Trung Quốc có khả năng chịu ảnh hưởng của nhà nước truy cập trực tiếp vào” thị trường chứng khoán 21.000 tỉ USD của Mỹ, 46 nghị sĩ đảng Cộng hòa và 1 nghị sĩ đảng Dân chủ viết.
Thông tin Casin Group mua sàn Chicago đã làm dấy lên một loạt câu hỏi kể từ khi được công bố hồi đầu tháng này, vì tập đoàn trên không có quan hệ rõ ràng với lĩnh vực chứng khoán.
Thành lập vào những năm 1990 thông qua một đợt tư nhân hóa tài sản nhà nước, tập đoàn ban đầu tập trung vào việc khai thác phát triển các dự án bất động sản ở Trùng Khánh, sau đó mở rộng sang ngành công nghiệp môi trường và tài chính. Dù sở hữu cổ phần ngân hàng và các hãng bảo hiểm, Casin Group chưa từng sở hữu một sàn giao dịch chứng khoán.
Hiện tập đoàn Trung Quốc chưa đưa ra bình luận nào về lá thư của các nhà lập pháp Mỹ. Đơn vị kinh doanh bất động sản của tập đoàn có cổ phiếu tăng 27% từ khi thỏa thuận được công bố.
Sàn giao dịch chứng khoán Chicago của Mỹ 134 tuổi và chỉ xử lý khoảng 0,5% giao dịch chứng khoán Mỹ. Song thỏa thuận này, nếu thành công, sẽ mở cho Casin Group một chỗ đứng vững chắc tại thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới.
Sàn giao dịch Chicago dù nhỏ nhưng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường Mỹ. Quy định ở Mỹ yêu cầu các giao dịch dù thực hiện ở đâu cũng phải báo giá tốt nhất cho một cổ phiếu tại bất cứ thời điểm nào. Điều này có nghĩa là hoạt động của sàn Chicago có thể ảnh hưởng đến giá cả của hầu hết các doanh nghiệp đại chúng. Sàn Chicago liên kết với phần còn lại của thị trường chứng khoán Mỹ thông qua hệ thống cung cấp dữ liệu trung tâm được điều hành bởi công ty mẹ của Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và Nasdaq Inc.
Khi thỏa thuận trên được công bố, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Casin Group Shengju Lu cho hay thỏa thuận cung cấp cho doanh nghiệp “cơ hội độc nhất để phát triển các thị trường tài chính ở Trung Quốc trong thời gian dài và mang các công ty đang tăng trưởng tốt của Trung Quốc đến với nhà đầu tư Mỹ”
Bỏ cuộc vụ kiện gà Mỹ bán phá giá?
“Tuy nhiên, hiện tại các doanh nghiệp, chủ trang trại đều tỏ ra không tích cực với vụ kiện, ngại làm các hồ sơ, thủ tục liên quan và có tâm lý trông chờ vào Nhà nước. Chúng tôi đang tiếp tục tính toán lại vụ kiện này” - ông Ngọc nói.
Trước đó, Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ đã tiếp nhận phản ánh của các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam cho biết giá đùi gà bán ở siêu thị Mỹ 70.000-80.000 đồng/kg trong khi nhập khẩu về Việt Nam bán với giá chưa đến 20.000 đồng/kg. Giá thịt gà Mỹ đưa về Việt Nam ngày càng rẻ, dưới
1 USD/kg là không bình thường và có dấu hiệu bán phá giá đã “giết chết” ngành chăn nuôi trong nước.
Do vậy, từ cuối năm ngoái hiệp hội đã gửi hồ sơ khởi kiện đến Bộ Công Thương. Theo tính toán sơ bộ của hiệp hội, chi phí thuê công ty tư vấn Mỹ cung cấp tư liệu, số liệu về thị trường gà Mỹ và thuê công ty luật ở Việt Nam chuẩn bị hồ sơ cho vụ kiện ước tính ban đầu khoảng 10 tỉ đồng.
Ông Ngọc cho biết thêm, do nhu cầu tăng cao tết Bính Thân 2016 vừa qua, giá gà công nghiệp đã tăng trở lại, hiện ở mức 28.000 đồng/kg bán tại chuồng. Với mức giá này người nuôi có lời. Đáng tiếc là người nuôi gà lại không được hưởng lợi khi giá tăng. Nguyên nhân do thua lỗ trong năm 2015 khi giá gà rớt thê thảm (có thời điểm chỉ còn 20.000 đồng/kg) nên nhiều người đã đóng cửa trang trại, ngừng nuôi. Vì vậy nay giá gà tăng chỉ một số công ty chăn nuôi đang được lợi.
Cho phép cạnh tranh đẩy thị trường tiềm năng phát triển
Sự cạnh tranh khốc liệt sẽ là nơi mà mọi người luôn tìm thấy các công nghệ mới và các cách thức kinh doanh mới
Trao đổi riêng với Tuổi Trẻ bên lề hội nghị về Cộng đồng kinh tế ASEAN tại San Francisco ngày 18-2 (giờ VN), CEO hãng hàng không giá rẻ Air Asia Tony Fernandes cho biết bài học số 1 mà ASEAN cần học từ người Mỹ chính là hãy tin tưởng vào một thị trường tự do và cho phép sự cạnh tranh.
“Mỹ chính là một bằng chứng tuyệt vời về thị trường tự do cạnh tranh. Bây giờ chỉ cần ra đường một tiếng đồng hồ, bạn sẽ thấy một công nghệ mới ra đời ở Mỹ. Sự cạnh tranh khốc liệt của Mỹ là nơi mà mọi người luôn tìm thấy các công nghệ mới và các cách thức kinh doanh mới” - ông Tony Fernandes nhấn mạnh.
Doanh nhân người Malaysia chia sẻ sự phát triển công nghệ là một trong những thành công của ASEAN trong thời gian qua và ASEAN là một thị trường rất tiềm năng cho các doanh nghiệp công nghệ, chẳng hạn như Công ty Grabtaxi (một ứng dụng gọi taxi qua điện thoại di động) - hiện đang hoạt động ở một số quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Singapore và Philippines - đã đạt được một số thành công nhất định.
Ông cũng chia sẻ về những thách thức trên con đường phát triển của ASEAN trong thời gian tới, trong đó nổi bật nhất là việc tiếp cận vốn.
“Tôi đã nhấn mạnh khi trao đổi tại phiên thảo luận rằng mở rộng thị trường vốn là một trong những yếu tố quan trọng để giúp các doanh nghiệp ASEAN phát triển mạnh trong thời gian tới. Hiện nay, các nguồn vốn ở ASEAN chủ yếu vay từ gia đình. Như các bạn cũng biết, Anthony Tan (người Malaysia - PV) thành lập Grabtaxi ban đầu với nguồn vốn vay từ gia đình” - ông nói.
Theo ông Tony Fernandes, nước Mỹ tạo điều kiện rất dễ dàng cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn đầu tư, chẳng hạn như Uber, có trụ sở ở San Francisco, được định giá ban đầu là 60 triệu USD và sau đó dễ dàng tiếp cận nguồn vốn này để phát triển. Ngược lại, khó hơn nhiều cho các doanh nghiệp ở quốc gia ASEAN trong việc tiếp cận vốn.
Cũng trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề hội nghị, Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh cho biết đây là một sự kiện mang tính thường xuyên nhằm xúc tiến thương mại và kinh tế giữa Mỹ và các nước ASEAN, giúp các doanh nghiệp và nhà đầu tư Mỹ có cái nhìn rõ hơn về tiềm năng của các nước ASEAN.
Trước đó, trong bài phát biểu tại hội nghị, Tổng thống Indonesia Joko Widodo gửi đi thông điệp rằng ông vẫn chưa hài lòng với nền kinh tế hiện tại của nước mình và Indonesia vẫn đang ở bước khởi đầu.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục đơn giản hóa, tiếp tục hiện đại hóa các quy định và luật lệ. Indonesia sẽ tiếp tục mở cửa thị trường, tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư ở nước này” - tổng thống Indonesia nhấn mạnh.
Kinh tế Brunei bên bờ khủng hoảng vì giá dầu rớt thảm
Thu nhập từ xăng dầu chiếm đến 90% doanh thu của chính phủ. Do đó thu nhập của chính phủ đã giảm khoảng 70% so với năm tài chính 2012-2013. Mặc dù đã cắt giảm 4% ngân sách năm 2015-2016 so với năm ngoái, dự kiến chính phủ sẽ còn phải mạnh tay cắt giảm hơn nữa.
Các phúc lợi xã hội hào phóng tại Brunei nhiều khả năng sẽ không thể giữ được trong tình trạng thâm hụt như hiện nay. Tuy vậy các cắt giảm này có thể làm dân chúng phẫn nộ do đã quen sống trong xa hoa nhiều thập niên nay. Quốc vương Brunei, vốn có lượng tài sản ước tính trị giá 27 tỉ USD, cũng sẽ lâm vào thế khó khăn khi phải giải thích yêu cầu thắt lưng buộc bụng trước dân chúng. Tình hình mất ổn định tiếp theo đó sẽ còn tiếp tục cản trở khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước này.
Quốc vương đương nhiệm Hassanal Bolkiah đã vạch ra nhiều kế hoạch lớn về phát triển hạ tầng trong bài phát biểu đón năm mới, tuy vậy các nỗ lực thu hút đầu tư này sẽ trở thành vô vọng nếu các công ty nước ngoài vẫn gặp nhiều trở ngại khi hoạt động tại nước này. Theo Ngân hàng Thế giới, Brunei xếp thứ 84 về môi trường kinh doanh (Việt Nam xếp thứ 90) trong giai đoạn 2011-2015. Khoảng 70%-80% công dân nước này làm việc trong chính quyền hoặc các doanh nghiệp công, do vậy khó mong chờ vực dậy được kinh tế từ nguồn lực trong nước.
Trong khu vực, nền tài chính Brunei còn chịu áp lực cạnh tranh từ Malaysia, vốn cũng là một điểm thu hút tài chính của đạo Hồi và Indonesia đang nỗ lực tự biến mình thành một trung tâm tài chính mới. Trong lĩnh vực du lịch, luật Sharia được ban hành mới đây đang gây ra nhiều khó khăn với quy định cấm cả rượu và Thiên Chúa giáo.
90% doanh nghiệp Trung Quốc 'đẩy' phí tàu sang cho Việt Nam