Nợ xấu tại Trung Quốc ngày càng phình to
Nợ xấu tại Trung Quốc ngày càng phình to
Khi khu vực sản xuất của Trung Quốc chững lại, nước này đang phụ thuộc vào một động cơ tăng trưởng nguy hiểm hơn: Nợ.
Chính phủ Trung Quốc đang khuyến khích các ngân hàng cho vay và người dân cùng doanh nghiệp chi tiêu. Theo CNN, đây cũng là điều mà Mỹ đã làm trong nhiều năm: thúc đẩy người dân mua nhà, ô tô và tất cả mọi thứ khác bằng tín dụng. Các khoản nợ trên dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế năm 2008.
Các nhà đầu tư nổi tiếng như nhà quản lý quỹ đầu tư Jim Chanos cảnh báo rằng Trung Quốc đang chơi với lửa. Các khoản vay mới ở Đại lục đạt kỷ lục trong tháng 1, theo số liệu được công bố trong tuần này.
Cho vay luôn tăng vọt vào đầu năm vì chính phủ thường tăng hạn mức cho các ngân hàng nhà nước. Song khoản tăng trong tháng vừa qua lớn hơn nhiều so với mức tăng đầu năm thông thường và theo sau nhiều tháng gia tăng các khoản vay lớn.
Đây là tín hiệu hỗn hợp đối với nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Nếu duy trì đà này, đây sẽ là động lực cho tăng trưởng nhiều tháng tới. Tuy nhiên nếu các khoản vay tăng vọt, thì nguy cơ vỡ nợ cũng lên cao.
Chuyên gia về kinh tế Trung Quốc Brian Jackson thuộc hãng IHS Global Insight cho hay điều này gia tăng những mối lo ngại vốn đã lớn về mức nợ của Trung Quốc. Nợ xấu tăng hơn 50% từ tháng 12.2014 đến tháng 12.2015. Đây là sự gia tăng đáng kể, đặc biệt là ở đất nước bị giới chuyên gia nghi ngờ về mức độ tin cậy của các số liệu thống kê.
“Sự gia tăng nợ xấu tại các nhà băng Trung Quốc là kết quả trực tiếp của năm năm cho vay quá mức và một nền kinh tế tăng trưởng chậm lại”, hãng tư vấn PwC viết trong báo cáo công bố năm ngoái. Hiện có hai mối quan tâm đặt ra về sự bùng nổ nợ của Đại lục: mức độ phát triển của nó và liệu các ngân hàng có đủ sức để xử lý một làn sóng vỡ nợ hay không.
“Những khoản nợ vẫn tăng gấp hai đến ba lần mức tăng của nền kinh tế mỗi năm”, nhà quản lý quỹ Chanos nói vào tháng 9.2015. Xét một số bình diện, mối lo về nợ Đại lục là có cơ sở. Khi nền kinh tế chững lại, lo ngại về chuyện người dân và doanh nghiệp không có khả năng chi trả nợ đi lên và đó là lý do vì sao tỷ lệ phá sản sẽ là thống kê chính.
Nhắc lại kinh tế Mỹ hồi năm 2008 khi làn sóng vỡ nợ dâng cao, các ngân hàng không phải lúc nào cũng sẵn sàng để đối phó với tình hình. “Không ai biết các nhà băng Trung Quốc tệ và yếu thế nào vì không ai biết chất lượng của các khoản nợ”, luật sư kiêm tác giả sách Gordan Chang cho biết.
Nhiều ngân hàng trên thế giới, đặc biệt là ngân hàng Mỹ đã và đang tăng cường lượng tiền mặt dự trữ để phòng ngừa cuộc khủng hoảng tài chính. Song hiện không rõ các nhà băng Đại lục có làm vậy hay không.
Bắc Kinh đã từng bước bỏ chuyện bảo đảm ngầm vốn là nền tảng hệ thống tài chính nước này. Năm 2014, một công ty năng lượng mặt trời nhỏ được cho phép không thanh toán, trở thành doanh nghiệp Trung Quốc đầu tiên vỡ nợ. Từ đó đến nay, đã có vài vụ vỡ nợ nhỏ xảy ra.
Dù thế, giới phân tích cho rằng chính phủ Trung Quốc có khả năng sẽ can thiệp để ngăn chặn sự sụp đổ của các ngân hàng hay doanh nghiệp quan trọng. Bắc Kinh có kho dự trữ tiền khổng lồ và nợ chính phủ, với mức 43% GDP, vẫn còn tương đối thấp so với chuẩn thế giới.
Cá ngừ đánh bắt trong dịp tết bị thương lái ép giá
Ngày 17.2, nhiều tàu đánh bắt xa bờ tiếp tục cập Cảng cá Quy Nhơn (Bình Định) để bán hải sản nhưng giá thu mua các loại cá ngừ đại dương, cá ngừ sọc dưa... tại đây thấp hơn nhiều so với thời điểm trước tết.
Theo các ngư dân, sản lượng của nhiều tàu cá đánh bắt xa bờ trong dịp tết năm nay đạt thấp do trên biển có gió lớn, chỉ có vài tàu trúng cá ngừ đại dương đã vào bờ sớm.
Tàu cá BĐ 95391 TS, có công suất 400 CV, do ông Lê Văn Bi (ở xã Hoài Hương, H.Hoài Nhơn, Bình Định) làm thuyền trưởng, lên đường đi đánh bắt tại vùng biển Trường Sa từ ngày 29.1. Đến ngày 17.2, tàu này cập Cảng cá Quy Nhơn sau khi đánh bắt được khoảng 1,5 tấn cá ngừ đại dương.
“Giá bán cá ngừ đại dương hôm nay (ngày 17.2) chỉ có 88.000 đồng/kg. Bán hết số cá đánh được, trừ chi phí hơn 90 triệu đồng thì phần chia cho 5 thuyền viên chúng tôi và chủ tàu còn rất ít. May mà giá xăng dầu cũng đang hạ thấp chứ không thì lỗ vốn”, ông Bi nói.
Chuyến đi dài 21 ngày (từ ngày 28.1 - 17.2), đánh bắt từ vùng biển Hoàng Sa cho đến vùng biển Trường Sa nhưng tàu cá BĐ 97445 TS, do ông Phạm Văn Nhuần (ở xã Hoài Hương, H.Hoài Nhơn) làm thuyền trưởng, cũng chỉ đánh được 1,5 tấn cá ngừ đại dương và 5 tấn cá ngừ sọc dưa. Sau khi bán hết toàn bộ số cá đánh được thì 13 thuyền viên trên tàu BĐ 97445 TS chỉ được chia khoảng 5 triệu đồng/người.
Cá ngừ đại dương được vận chuyển lên bờ để bán cho thương lái - Ảnh: H.T
“Trước tết, giá cá ngừ đại dương khoảng 108.000 đồng/kg, tuy thấp hơn các năm nhưng ngư dân vẫn có lãi. Sau tết thì cá ngừ đại dương chỉ còn bán được với giá 98.000 đồng/kg nhưng đến các ngày 16 và 17.2 thì bị thương lái ép xuống chỉ còn có 88.000 đồng/kg. Trong dịp tết ít có tàu đi đánh bắt mà vẫn bị ép giá như vậy thì vào vụ chính có nhiều tàu đánh bắt trở về còn bị ép giá xuống bao nhiều nữa?”, ông Nhuần bức xúc.
Không chỉ có các tàu đánh bắt cá ngừ đại dương, các tàu đánh bắt cá ngừ sọc dưa cũng có thu nhập thấp. Tàu cá BĐ 97229 TS, do ông Nguyễn Văn Chung (xã Hoài Hương, H.Hoài Nhơn) làm thuyền trưởng, đi đánh bắt tại vùng biển Trường Sa từ ngày 29.1 - 17.2 được 15 tấn cá ngừ sọc dưa. Với giá bán cá ngừ sọc dưa tại Cảng cá Quy Nhơn là 22.000 đồng/kg, 14 thuyền viên tàu BĐ 97229 TS được chia khoảng 6 triệu đồng.
Theo các ngư dân, giá cá ngừ đại dương ở Bình Định thường xuyên bị thương lái ép xuống thấp trong nhiều năm qua là do trong tỉnh không có nhiều cơ sở chế biến loại cá này. Nhiều đầu nậu thu mua cá ngừ đại dương ở các cảng cá tại tỉnh Bình Định thường đến từ các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa...
Ông Nguyễn Công Bình, Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định (thuộc Sở NN-PTNT) cho biết có 1.800 tàu cá/14.000 ngư dân Bình Đinh khai thác thủy sản và đón tết trên biển. Các tàu cá này chủ yếu hành nghề câu cá ngừ đại dương, vây cá ngừ đại dương... chủ yếu trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực biển giữa Trường Sa và Trường Sa.
TP.HCM đón dự án 'khủng' ngay từ đầu năm Bính Thân
Mặc dù chưa có thông tin chính thức về việc mở bán Tổ hợp cao ốc Xi Grand Court (Quận 10, TP.HCM) nhưng ngay từ những ngày cuối năm 2015, nhiều đơn vị môi giới BĐS lẫn khách hàng đều quan tâm về dự án này.
Dự án gây sự chú ý mạnh mẽ nhờ vị trí 4 mặt tiền, tọa lạc tại khu vực trung tâm thành phố.
Vị trí đắc địa
Bức tranh thị trường BĐS 2016 cho thấy sự sôi động và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Vì thế để tạo ra điểm nhấn khác biệt cho sản phẩm, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ lớn, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Sơn Thuận đã dồn nhiều tâm huyết cho dự án có vị trí đắc địa Xi Grand Court.
Dự án này tọa lạc tại số 256 - 258 đường Lý Thường Kiệt, quận 10, TP.HCM. Có thể nói đây là trục đường lớn huyết mạch của thành phố, nối nhiều tuyến đường quan trọng để đến nhiều quận nội, ngoại thành và các khu vực ngoại biên TP.HCM. Ở tại vị trí này hiện có rất ít dự án mới triển khai do quỹ đất trống không còn nhiều.
Tổ hợp cao ốc Xi Grand Court là dự án hiếm hoi còn sót lại tại khu vực trung tâm quận 10, TP.HCM
Xi Grand Court nằm ngay trong khu vực nội thành, trung tâm quận 10 với nhiều địa điểm nổi tiếng xung quanh như Nhà thi đấu TDTT Phú Thọ, sân vận động Thống Nhất, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, trường đại học Bách Khoa TP.HCM, bệnh viện Chợ Rẫy,…. Nên khoảng cách kết nối giữa dự án và các tiện ích xung quanh rất thuận tiện. Cư dân của Xi Grand Court sẽ rút ngắn thời gian và chi phí cho việc đi lại, nhất là đi làm ở các quận ngoại thành.
Vị trí vàng này được thể hiện rõ nét nhất không chỉ là sự đắc địa của trung tâm thành phố mà còn là yếu tố 4 mặt tiền rộng thoáng. Chính vì sở hữu diện tích lớn lên đến 17.940,5 m2 nên Xi Grand Court có đến 4 mặt giáp đường. Nhận thấy giá trị của khu đất vàng này, chủ đầu tư Phú Sơn Thuận đã biến vị trí này thành một dự án xứng tầm.
Môi trường sống tiện nghi, xanh mát
Sở dĩ Tổ hợp cao ốc Xi Grand Court nhận được nhiều sự quan tâm của thị trường bởi ngoài vị trí đẹp, dự án còn sở hữu hệ thống tiện ích đầy đủ, tiện nghi như Trung tâm thương mại rộng 60.000m2, nhà trẻ, khu sinh hoạt cộng đồng, khu BBQ, hồ bơi tràn nước ấm,….
Không gian sống tại Xi Grand Court với đầy đủ tiện nghi nhờ các tiện ích được đầu tư kỹ lưỡng
Điểm nhấn làm dự án trở thành nơi đáng sống chính là môi trường sống gần gũi với thiên nhiên và cây xanh hiện hữu khắp nơi trong dự án. Không gian tại Xi Grand Court luôn thoáng đãng, chan hòa nắng, gió tự nhiên nhờ 4 mặt tiền không bị che chắn. Hơn nữa, thiết kế lệch tầng của 4 Block căn hộ đã làm Xi Grand Court thu nhận ánh sáng và không che khuất tầm nhìn của mỗi tòa.
Đặc biệt, tại tầng 7 của dự án là không gian vui chơi lý tưởng cho các gia đình vào mỗi cuối tuần khi nơi đây được sắp đặt cảnh quan tươi đẹp với vườn treo trên cao rất ấn tượng. Cư dân nơi đây sẽ tận hưởng cuộc sống gắn bó, hạnh phúc bên gia đình khi các thành viên cùng trải qua nhiều hoạt động ngay tại dự án Xi Grand Court như khu mua sắm, vui chơi, sinh hoạt cộng đồng…
Hiệp hội Thép Việt Nam lo các doanh nghiệp trong nước phá sản
Hôm 17.2, Hiệp hội Thép VN (VSA) lên tiếng về việc thép Trung Quốc đang bị hàng nghìn người tuần hành phản đối tại Bỉ.
Phát biểu với giới báo chí, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch VSA, cho rằng việc người lao động một số nước châu Âu biểu tình phản đối thép giá rẻ của Trung Quốc mới đây và kêu gọi các nước EU, ngành thép châu Âu phải mạnh tay áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, bảo vệ sản xuất trong nước là lời cảnh báo rất có sức nặng đối với ngành thép thế giới nói chung và VN nói riêng.
“Như vậy là cả thế giới, trong đó có các nước phát triển đang phải vật lộn với thép Trung Quốc. Nếu VN không sớm áp biện pháp tự vệ, ngành thép VN sẽ không tồn tại được vì không cạnh tranh được với thép Trung Quốc”, ông Sưa nói.
Theo ông Sưa, vừa qua, VSA và nhiều doanh nghiệp thép VN đã kiến nghị Bộ Công thương tiến hành các biện pháp phòng vệ thương mại, ngăn chặn việc Trung Quốc có dấu hiệu bán phá giá thép rất mạnh vào VN. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2015, lượng phôi thép và thép dài nhập về VN đã lên tới gần 1,9 triệu tấn, tăng 30%, trong đó trên 70% là thép Trung Quốc.
Nhiều doanh nghiệp rục rịch nới room cho nhà đầu tư ngoại
Nhiều doanh nghiệp đã mở cửa tăng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài lên mức tối đa.
Đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty CP đầu tư dịch vụ Hoàng Huy (HHS) ngày 3.2 vừa qua đã thông qua quyết định nới room cho nhà đầu tư ngoại tại công ty lên mức tối đa 100%. Hiện khối ngoại đang nắm giữ hơn 21% CP HHS, trong đó Pyn Elite Fund là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 11,46%.
Mới đây, NH Quân đội (MB) cũng vừa được Ủy ban Chứng khoán đồng ý nới room ngoại từ 10% lên 20%. CII cũng đã thông qua đại hội cổ đông nới room lên 100%. Vinamilk đang xin rút 7 mã ngành để chuẩn bị cho việc nới room. Trước đó, SSI và EVE đã chính thức được nới room cho khối ngoại.
(
Tinkinhte
tổng hợp)