tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-07-2018

  • Cập nhật : 17/07/2018

Burberry tiêu hủy 38 triệu USD quần áo trong năm 2018

Hãng thời trang cao cấp của Anh - Burberry tiêu hủy 28,6 triệu GBP (khoảng 38 triệu USD) quần áo năm 2018, theo báo cáo thường niên mới nhất của Burberry.

hang thoi trang cao cap o london tieu huy 28,6 trieu gbp (khoang 38 trieu usd) quan ao vao nam 2018, theo bao cao thuong nien moi nhat cua burberry.

Hãng thời trang cao cấp ở London tiêu hủy 28,6 triệu GBP (khoảng 38 triệu USD) quần áo vào năm 2018, theo báo cáo thường niên mới nhất của Burberry.

Sau rất nhiều công đoạn từ thiết kế, sản xuất, quảng cáo và vận chuyển hàng hóa, công đoạn cuối cùng là hủy hàng tồn. Các cổ đông của tập đoàn Burberry không hài lòng về điều này.

Hãng thời trang cao cấp ở London tiêu hủy 28,6 triệu GBP (khoảng 38 triệu USD) quần áo vào năm 2018, theo báo cáo thường niên mới nhất của Burberry.

Năm 2017, con số này là 26,9 triệu GBP và 18,8 triệu GBP vào năm 2016.

Việc tiêu hủy hàng hóa cho thấy nỗ lực xoay vòng của Burberry dưới thời CEO Marco Gobbetti và nhà thiết kế Riccardo Tisci là chưa hiệu quả. 

Vấn đề môi trường cũng khiến một số nhà đầu tư quan tâm. Trong cuộc họp thường niên, các cổ đông đặt ra câu hỏi rằng: tại sao các cổ đông không thể có cơ hội mua các mặt hàng này.

John Peace, chủ tịch sắp mãn nhiệm của Burberry, cho biết tiêu hủy hàng tồn "không phải điều chúng tôi coi nhẹ". Giám đốc tài chính Julie Brown thì nói "chúng tôi thực sự nghiêm túc với vấn đề này".

Số mỹ phẩm phải tiêu hủy trong năm nay còn nhiều hơn các năm trước khi dòng sản phẩm làm đẹp của Burberry được Coty mua lại. Gobbetti cho biết từ năm 2017, Burberry đã gửi những phần da thừa cho Elvis & Kresse - một công ty thời trang tái chế.(ZingNews)
--------------------

Vinalines sẽ chào sàn hơn 280 triệu cổ phiếu vào tháng 8

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa đăng ký thực hiện bán đấu giá cổ phần tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, đăng ký cổ phần và đăng ký giao dịch cổ phần trên hệ thống giao dịch UpCoM.

Vinalines vừa đăng ký thực hiện bán đấu giá cổ phần tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Ảnh: Vinalines

Đại diện Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho biết, số lượng bán đấu giá dự kiến là 280,9 triệu cổ phần với mã cổ phần MVN.

Số lượng cổ phần đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UpCoM là số cổ phần trúng đấu giá đã hoàn tất nghĩa vụ thanh toán. Việc tổ chức đấu giá dự kiến sẽ diễn ra vào tuần đầu của tháng 8 tới đây. 

Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) được lựa chọn là nhà tư vấn tài chính cho cả 2 thương vụ IPO (Phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) và chào bán riêng lẻ của Vinalines. 

Trước đó, vào cuối tháng 6/2018, phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 

Theo phương án được duyệt, Nhà nước sẽ tiếp tục nắm giữ 65% vốn điều lệ của Vinalines. Vinalines sẽ bán 20% vốn trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ); 14,8% vốn cho nhà đầu tư chiến lược, khoảng 0,2% vốn sẽ được phân bổ qua việc bán ưu đãi cho cán bộ công nhân viên và tổ chức công đoàn của Tổng công ty. 

Với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, Vinalines đặt kỳ vọng sẽ thu về tổng cộng gần 4.900 tỷ đồng (214,8 triệu USD) từ hai đợt IPO và việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược.(TTXVN)
----------------------------

Nhiều cơ hội đối với ngành da giày Việt Nam

Ngành da giày có cơ hội được hưởng lợi từ sự dịch chuyển đơn hàng từ thị trường Trung Quốc do họ có xu hướng chuyển dịch sang sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.

CPTPP có tác động tích cực nhưng sẽ không tạo ra sự thay đổi lớn về cục diện tăng trưởng của ngành da giày Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Theo Hiệp hội Da giày và túi xách Việt Nam (Lefaso), năm 2018, ngành da giày có cơ hội được hưởng lợi từ sự dịch chuyển đơn hàng từ thị trường Trung Quốc do họ có xu hướng chuyển dịch sang sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.

Cùng với đó, việc ký kết một số Hiệp định thương mại (EVFTA, CPTPP) cũng mở ra cơ hội phát triển cho ngành da giày Việt Nam, đặc biệt là thu hút đầu tư cũng như thúc đẩy xuất khẩu sang với các thị trường EU và các nước tham gia Hiệp định CPTPP. 

Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Lefaso cho biết, hoạt động xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam đang tăng trưởng ổn định, có nhiều tín hiệu tốt trong 6 tháng cuối năm 2018 và những năm tiếp theo. Dự báo kinh tế thế giới năm 2018 có xu hướng tích cực nên nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… sẽ tốt hơn năm 2017. 

Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực dệt may và da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao nên đơn hàng gia công giày dép, túi xách tiếp tục có xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam để chờ cơ hội từ một số Hiệp định trên. 

Tuy nhiên, ngành da giày cũng phải đối mặt với không ít khó khăn như: chi phí nhân công ngày càng tăng; năng suất lao động theo giờ của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ tác động đến các doanh nghiệp thuộc ngành da giày do các doanh nghiệp hướng tới đầu tư thiết bị hiện đại, giảm bớt lao động... 

Theo kế hoạch, sản lượng giày, dép da sẽ đạt khoảng 279 triệu đôi trong năm 2018; trong đó quý III là 72 triệu đôi và quý IV là 80 triệu đôi. 

Về sản xuất của ngành da giày trong 6 tháng đầu năm 2018 tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể, sản lượng giày, dép da đạt 127,4 triệu đôi, tăng 5,1% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu đạt 9,45 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2017. Dự báo kim ngạch xuất khẩu da giày năm 2018 sẽ đạt 19,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2017(Bnews)
-------------------------

EVN sẽ thoái vốn tại Phong điện Thuận Bình trong quý III

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tập đoàn sẽ thực hiện phương án thoái vốn tại Công ty cổ phần Phong điện Thuận Bình dự kiến trong quý III/2018.

Phong điện Thuận Bình hoạt động đầu tư xây dựng các dự án năng lượng tái tạo như: điện gió; điện mặt trời; điện rác thải… Ảnh minh họa: Trọng Đạt - TTXVN


Phong điện Thuận Bình hoạt động đầu tư xây dựng các dự án năng lượng tái tạo như: điện gió; điện mặt trời; điện rác thải… và cung cấp dịch vụ tư vấn trong quá trình triển khai xây dựng và vận hành các dự án năng lượng tái tạo. 
 
Hiện nay, Công ty này đang nghiên cứu và triển khai một số dự án năng lượng tái tạo tại các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Gia Lai, Đăklăk với tổng công suất lắp đặt dự kiến trên 1.000 MW.
 
Từ nay đến cuối năm, EVN sẽ tiếp tục triển khai thủ tục cổ phần hóa các Tổng Công ty Phát điện 1&2 theo quy định. Đồng thời, phấn đấu hoàn thành thoái vốn tại Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance) và tiếp tục thoái vốn tại Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3&4 sau khi Bộ Công Thương phê duyệt phương án thoái vốn.
 
EVN cũng cho biết, đến nay, Tập đoàn đã hoàn thành thoái toàn bộ vốn tại Công ty cổ phần điện Thủ Đức (EMC) thu về 77,5 tỷ đồng, thặng dư vốn 31,56 tỷ đồng; thực hiện IPO Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) và hiện đang chuẩn bị các thủ tục để tổ chức Đại hội cổ đông thành lập công ty cổ phần.(TTXVN)

Trở về

Bài cùng chuyên mục