tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-01-2018

  • Cập nhật : 14/01/2018

Cục Thuế TP.HCM: Phấn đấu thu đạt 268.780 tỷ đồng năm 2018

Tại Hội nghị Đánh giá công tác thuế năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018, tổ chức ngày 12/1, lãnh đạo Cục Thuế TP.HCM cam kết đơn vị sẽ phấn đấu thu đạt chỉ tiêu pháp lệnh 268.780 tỷ đồng.

pho chu tich ubnd tp.hcm tran vinh tuyen (thu 3 tu trai qua) trao tang co thi dua cua chinh phu cho tap the cuc thue tp.hcm. anh: nh

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến (thứ 3 từ trái qua) trao tặng Cờ thi đua của Chính phủ cho tập thể Cục Thuế TP.HCM. Ảnh: NH

Ông Lê Duy Minh, Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM cho biết, năm 2017, việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của Cục Thuế được đánh giá là nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với nhiều nỗ lực, đến hết ngày 31/12/2017, Cục Thuế đã hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước được Bộ Tài chính và UBND TP.HCM giao với  tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 238.889 tỷ đồng, đạt 100% dự toán, tăng gần 17% so với năm 2016. Trong đó thu nội địa trừ dầu thô là 222.024 tỷ đồng, đạt trên 98% dự toán, tăng trên 17% so với năm 2016, thu từ dầu thô đạt 16.865 tỷ đồng, đạt trên 136% dự toán, tăng gần 18,6% so với năm 2016.

Ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách được giao, Cục Thuế TP.HCM cũng đã xuất sắc hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng về quản lý thuế như: tỷ lệ nợ có khả năng thu đạt 3,3% trên tổng thu ngân sách, đây là tỷ lệ nợ so với tổng thu thấp nhất trong các năm qua. Cục Thuế cũng đã hoàn  thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra, trong đó triển khai các kế hoạch tăng cường công tác quản lí thu, chống thất thu ngân sách với sự phối hợp và hỗ trợ tích cực của các sở, ngành và UBND các quận, huyện. Cục Thuế cũng đã cụ thể hóa bằng 8 chuyên đề triển khai thực hiện, một số chuyên đề nhận được sự phản hồi tích cực và đồng thuận của người  nộp thuế như chuyên đề dán tem xăng dầu, chuyên đề quản kinh doanh thương mại điện tử...

Trong năm 2017, công tác tuyên truyền hỗ trợ cũng đạt được nhiều đột phá và đổi mới như thành lập bộ phận hỗ trợ và triển khai chương trình hỗ trợ DN khởi nghiệp, thực hiện hỗ trợ chuyên sâu cho từng nhóm ngành, lĩnh vực, cụ thể.

Đánh giá về công tác thu ngân sách của Cục Thuế TP.HCM, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Văn Nam cho rằng, Cục Thuế TP.HCM đã có quyết tâm cao và rất nỗ lực để hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách trong năm 2017. Đặc biệt, trong tháng cuối năm, tập thể cán bộ, công chức của Cục Thuế đã quyết liệt để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách với số thu được trong tháng 12 đạt tới 23.000 tỷ đồng và hầu hết các chi cục đều hoàn thành dự toán pháp lệnh được giao.

Ghi nhận và biểu dương những nỗ lực của Cục Thuế TP.HCM trong việc hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách, Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cho rằng, việc hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách của  Cục Thuế TP.HCM không chỉ đóng góp cho tăng trưởng GDP của thành phố mà còn đóng góp quan trọng cho việc hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách của cả nước.

Trong năm 2018, để hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách 268.780 tỷ đồng, tăng 12,51% so với kết quả thực hiện năm 2017, Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cũng cho rằng, không chỉ riêng nỗ lực của Cục Thuế TP.HCM mà cần có sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị của thành phố trong việc triển khai thực hiện. Do vậy, ông Trần Vĩnh Tuyến yêu cầu các sở, ngành trên địa bàn cần có sự phối hợp với Cục Thuế TP.HCM để kiểm soát và thu đúng, thu đủ các nguồn thu cho ngân sách (Baohaiquan)
-----------------------

Savills Việt Nam: Năm 2018, thị trường khách sạn sẽ đón thêm gần 300 ngàn m2

Savills Việt Nam vừa công bố báo cáo thị trường BĐS quý 4/2017. Trong đó, thị trường văn phòng và thị trường khách sạn đều hoạt động tốt.

Theo bà Đỗ Thu Hằng - Phó giám đốc Bộ phân Nghiên cứu, Savills Hà Nội, thị trường văn phòng cho thuê năm 2017 có 2 dự án mới là tòa nhà Eurowindow Offical và Horizon Tower Cát Linh với quy mô 21 ngàn m2. Tổng nguồn cung trên thị trường là 1,6 triệu m2.

Thị trường văn phòng cho thuê năm 2017 vận hành tốt. Bởi, công suất thuê hiện tại đạt 94% tăng 6 điểm % so với cùng kỳ năm ngoài và giá thuê đạt 19 USD/m2/tháng. Giá thuê tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 3 phân khúc A, B, C thì phân khúc hạng A, B có giá thuê so với cùng kỳ năm ngoài tăng lên. Trong khi đó giá thuê hạng C giảm.

Trong đó, phân khúc hạng A tiến triển tốt nhất, đặc biệt với các khu vực ngoài trung tâm. Năm 2018, thị trường sẽ đón nhận thêm khoảng 299.000 m2 nguồn cung mới, chủ yếu từ các quận phía Tây.

Đối với thị trường khách sạn, theo Savills Việt Nam, trong năm 2017 thị trường khách sạn có 5 dự án mới trong đó có 1 dự án 5 sao, 2 khách sạn 4 sao, 2 khách sạn 3 sao. Nâng tổng nguồn cung khách sạn đạt khoảng 10.000 phòng, tăng 2% theo quý và 9% theo năm.

Bà Đỗ Thu Hằng cho rằng quý 4/2017 thị trường khách sạn hoạt động rất tốt. Mùa cao điểm ghi nhận công suất cho thuê trung bình tăng 6 điểm % theo quý và 4 điểm % theo năm. Giá thuê phòng trung bình tăng 3% theo quý và 17% theo năm. Doanh thu phòng trung bình tăng 12% theo quý và 24% theo năm.

Năm 2017, Hà Nội đạt kỷ lục mới với 4,95 triệu lượt khách quốc tế đến, tăng 23% theo năm và tương đương 40% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng trên tất cả các phân khúc kể từ sau năm 2018 với 42 dự án tương lai.(TBNH)
----------------------------

Ngành vận tải vẫn lao đao vì phí cao

Các doanh nghiệp vận tải đứng trước ngưỡng cửa 2018 với vô vàn khó khăn về phí cao, phương tiện tăng mất cân đối với số lượng hàng hóa.

Ngành vận tải vẫn lao đao vì phí cao

Xe tải, xe container xếp hàng dài vì kẹt đường khi vào giao nhận hàng tại Cảng Cát Lái.

Theo ghi nhận của phóng viên, những ngày đầu năm 2018, hàng nghìn xe tải, xe container phải xếp hàng dài nhiều kilomet để chờ vào Cảng Cát Lái. Hệ quả là các doanh nghiệp vận tải hàng hóa “kêu trời” vì thua lỗ, làm ăn mất uy tín với khách hàng do giao hàng luôn trễ hẹn.

“Chết” vì phí

Mặc dù đóng nhiều loại phí nhưng xe không thể chạy thuận tiện do đường kẹt. Theo ông Lâm Đại Vinh, Giám đốc Công ty TNHH vận tải Lâm Vinh (TP.HCM), hiện các doanh nghiệp vận tải đang bị “đè nặng” vì phí, vừa đóng phí BOT, vừa đóng phí bảo trì đường bộ. Đơn cử, phí bảo trì đường bộ, hiện vẫn quá cao, tới hơn 17 triệu đồng/năm, đối với xe đầu kéo có tổng trọng lượng 40 tấn trở lên. Trong khi, trên thực tế, các xe chỉ hoạt động trung bình 9 tháng/năm. Trong khi, một số tuyến đường cửa ngõ thành phố như: đường ra, vào Cảng Cát Lái, đường Nguyễn Văn Linh (Q.7), thường kẹt xe cả nửa ngày.

Còn theo ông Đỗ Xuân Phú, Giám đốc Công ty Vận tải Minh Liên (Q.Bình Thạnh), tình hình bây giờ bi đát lắm, hàng hóa không có để chở, giá cước xuống thấp do cạnh tranh. Dù lỗ mà vẫn phải làm, vì không làm thì không có tiền trả nợ ngân hàng. Ông Phú cho hay, doanh nghiệp của ông đã phải cắt giảm số lượng xe, cắt giảm nhân sự và vẫn lao đao trong vòng xoáy các loại phí, trong đó, nặng nhất vẫn là phí bảo trì đường bộ và phí qua các trạm BOT.

Thực tế, hiện trên địa bàn TP.HCM có tới 5 trạm thu phí và khoảng 10 trạm thu phí của các tỉnh liền kề. Điều đáng nói, các trạm này nằm gần nhau, chỉ cách nhau trung bình từ hơn 4km đến 20km, trong khi theo Thông tư 90 của Bộ Tài chính quy định khoảng cách giữa các trạm thu phí ít nhất phải 70km trở lên. Điều này đã và đang trở thành lực cản, tạo gánh nặng cho các DN vận tải hàng hóa trong quá trình hoạt động.

Giải pháp không hiệu quả

Theo Hiệp hội vận tải hàng hóa TP.HCM, năm 2017, trên địa bàn thành phố có trên 2.000 doanh nghiệp vận tải hàng hóa, với gần 18.000 xe container (tăng gần 28%), hơn 22.000 xe tải từ 3,5 tấn trở lên (tăng 76%), so với năm 2016). Trong khi, sản lượng hàng hóa qua cảng biển đạt 105 triệu tấn, chỉ tăng 4,5%; qua cảng sông đạt gần 29 triệu tấn, tăng 12%; trên đường bộ đạt 406 triệu tấn, chỉ tăng 7,5%, so với năm 2016. Điều này cho thấy, lượng phương tiện tăng lên quá nhiều so với sản lượng hàng hóa, gây mất cân đối giữa nhu cầu và năng lực vận tải.

Các doanh nghiệp vận tải hàng hóa kiến nghị, thời gian tới, nhà nước cần bố trí hợp lý hơn khoảng cách giữa các trạm BOT đúng theo quy định, cũng như giảm phí BOT và phí bảo trì đường bộ, để các doanh nghiệp vận tải “dễ thở” hơn.

Trước những bất cập trên, ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, thời gian qua, Sở đã đi khảo sát thực tế và sẽ tham mưu kiến nghị lên UBND TP.HCM để có phương án, lộ trình điều chỉnh trong thời gian tới.

Thế nhưng, theo Hiệp hội vận tải hàng hóa TP.HCM, nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp đã đưa ra, nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục bức xúc, nhất là tình trạng “phí chồng phí”, kẹt đường, các thủ tục quy định liên quan vẫn rất rối rắm, khiến không ít doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản.(DDDN)
-----------------------

Lãi suất OMO bất ngờ giảm 0,25% sau nhiều năm

Ngày 9/1 trước đó, Thống đốc cũng bỏ ngỏ khả năng xem xét giảm cả lãi suất cho vay trên thị trường mở (OMO) để hỗ trợ các tổ chức tín dụng có điều kiện để giảm lãi suất cho vay.

Sau nhiều năm, lãi suất cho vay trên thị trường mở (OMO) đã nhích giảm một bước mới từ 5% xuống còn 4,75%.

Tại phiên đấu thầu thị trường mở ngày 12/1, tổng cộng đã có 174 tỷ đồng giấy tờ có giá được mua kỳ hạn 7 ngày với lãi suất trúng thầu 4,75%.

Tại Hội nghị ngành ngân hàng được tổ chức ngày 9/1 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị đã đề nghị các ngân hàng cần tính toán giảm lãi suất cho phù hợp, giảm đồng loạt chứ không chỉ ở một số ngân hàng. Thống đốc cũng bỏ ngỏ khả năng xem xét giảm cả lãi suất cho vay trên thị trường mở (OMO) để hỗ trợ các tổ chức tín dụng có điều kiện để giảm lãi suất cho vay.

Việc giảm lãi suất OMO đối với việc mua kỳ hạn (reverse repo) được thực hiện chỉ sau 3 ngày sau đó. Đối với hình thức giao dịch bán hẳn (sell outright), lãi suất hiện vẫn giữ nguyên ở mức 0,6%.

Tuy nhiên, có thể thấy, số lượng thành viên tham gia dự thầu cùng khối lượng đặt mua trên thị trường mua kỳ hạn đều khá thấp. Trong khi, khối lượng thực hiện nghiệp vụ bán hẳn vẫn cao áp đảo.

Tại thời điểm năm 2010-2011, khi thị trường tiền tệ căng thẳng, lãi suất liên ngân hàng được đẩy lên mức cao, động thái hạ lãi suất OMO của NHNN thời gian đó đã trợ giúp các NH thương mại hạ nhiệt lãi suất huy động và cho vay. Tháng 7/2011, lãi suất OMO cao gấp 2,5 lần hiện tại, ở mức 4,5%.(NDH)

Trở về

Bài cùng chuyên mục