tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-01-2016

  • Cập nhật : 12/01/2016

ANZ: Kinh tế Trung Quốc giảm tốc ít tác động đến Việt Nam

Nhà băng này nhận định tại Đông Nam Á, Singapore sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất từ Trung Quốc, còn Việt Nam và Philippines chịu ít nhất.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn là động lực cho phát triển trong khu vực và toàn cầu, thông qua nhu cầu hàng hóa cùng các sản phẩm xuất khẩu khác. Tuy nhiên, điều ngược lại đang xảy ra. Và việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc được các chuyên gia đánh giá đang kéo theo các nền kinh tế khác trong khu vực.

Tại Đông Nam A, Singapore sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất. GDP Trung Quốc cứ chậm lại 1%, tăng trưởng của Singapore cũng sẽ giảm 1,4%, theo ước tính của ANZ. Trung Quốc hiện là điểm đến xuất khẩu lớn nhất thế giới, nhận gần 15% hàng xuất khẩu trên toàn cầu.Malaysia, Philippines và Việt Nam sẽ chịu ít tác động hơn, Glenn Maguire - nhà kinh tế học tại ANZ khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho biết trong một báo cáo tuần trước. Dựa trên các số liệu trước, ngân hàng này nhận định: "Với việc xuất khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế so với các nước láng giềng, Singapore tự nhiên có độ nhạy cảm cao nhất. Để kích thích kinh tế, họ cần duy trì chất lượng lao động, thu hút công nghệ cao và tập trung vào hàng hóa có giá trị gia tăng lớn".

viet nam chiu tac dong thap nhat trong khu vuc truoc tinh hinh tai trung quoc.

Việt Nam chịu tác động thấp nhất trong khu vực trước tình hình tại Trung Quốc.

Ngân hàng Thế giới tuần trước dự báo Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,7% năm nay, giảm so với ước đoán 6,9% hồi năm ngoái. Mối lo tăng trưởng chậm đã lan ra thị trường tài chính tuần trước, khi ngân hàng trung ương phải hạ giá nội tệ xuống thấp nhất từ năm 2011 và thị trường chứng khoán phải ngừng vì giảm sâu.

Charlene Chu tại hãng nghiên cứu Autonomous Research được coi là một trong những nhà phân tích Trung Quốc tốt nhất thế giới. Bà cho rằng với tình hình hiện tại - nội tệ mất giá, chứng khoán biến động mạnh và lợi nhuận doanh nghiệp co lại, Trung Quốc phải cần tới một số tiền rất lớn để cứu nền kinh tế.

"Số tiền này có thể vào khoảng 37.500 tỷ NDT tín dụng mới năm 2016 thì mới đạt hiệu quả tương đương năm 2009", bà cho biết trên Business Insider. Con số này tương đương 5.700 tỷ USD.

Đây là khoản tiền khổng lồ với Trung Quốc. Nhưng rõ ràng những biện pháp kích thích họ áp dụng trong 1,5 năm qua vẫn chưa thực sự phát huy tác dụng.

"Các chính sách tiền tệ khác một là đã đến giai đoạn bị vắt kiệt, hai là hiệu quả rất hạn chế trong việc giải quyết rủi ro giảm phát Trung Quốc đang phải đối mặt. Giảm lãi suất có thể giúp xoa dịu gánh nặng nợ nần, nhưng không thể giải quyết dứt điểm. Hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng chỉ có thể bù đắp lượng vốn bị rút ra, và giúp các tổ chức tài chính có thêm thanh khoản", bà kết luận.


Thị trường trái phiếu sôi động trở lại

Lãi suất tăng, thanh khoản ngân hàng dồi dào và nhu cầu từ nhà đầu tư nước ngoài đang là những yếu tố tích cực thúc đẩy thị trường trái phiếu Chính phủ trở nên sôi động thời gian gần đây.

Ngày 6/1- phiên đấu thầu đầu tiên trong năm 2016, Kho bạc Nhà nước đã huy động thành công gần 2.400 tỷ trên tổng số 7.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ gồm cả 3 kỳ hạn gọi thầu là 3, 5 và 15 năm.

Trong đó, trái phiếu kỳ hạn 3 năm có 15 thành viên tham gia dự thầu, kết quả huy động được 1.600 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu 5,76% mỗi năm. Trái phiếu kỳ hạn 5 năm huy động được 490 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu 6,58% mỗi năm. Còn trái phiếu kỳ hạn 15 năm, huy động được 303,4 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu 7,65% một năm.

trai phieu chinh phu tang tro lai.

Trái phiếu Chính phủ tăng trở lại.

Không chỉ kỳ hạn dưới 15 năm mới được chú ý, mới đây, Prudential Việt Nam cũng được trao chứng nhận đầu tư của Bộ Tài chính cho khối lượng trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 30 năm trị giá 500 tỷ đồng vào ngày 30/12/2015. Đây là lần đầu tiên Việt Nam phát hành trái phiếu kỳ hạn 30 năm và là cột mốc quan trọng trong sự phát triển thị trường trái phiếu. Nhà đầu tư này cũng cam kết sẽ tiếp tục mua 5.500 tỷ đồng trong năm 2016, nâng tổng giá trị đầu tư vào trái phiếu chính phủ kỳ hạn 30 năm lên đến 6.000 tỷ đồng.

Trước đó trong tháng 11, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết đã tổ chức 35 phiên đấu thầu, huy động được gần 45.000 tỷ đồng trái phiếu, tăng tới 80% số trái phiếu bán ra so với tháng 10. Trong đó, Kho bạc Nhà nước huy động được 26.637 tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam huy động được 11.840 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách Xã hội huy động được 4.435 tỷ đồng, UBND thành phố Hà Nội huy động được 2.000 tỷ đồng.

Lãi suất trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 3 năm nằm trong khoảng 5,74 -5,9% mỗi năm; 5 năm trong khoảng 5,1-6,65% mỗi năm; 10 năm trong khoảng 6,35-7% mỗi năm và 15 năm dao động 7,25-7,65% một năm.

Trong tháng 12/2015, Kho bạc Nhà nước đã tổ chức 11 phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ với tổng giá trị gọi thầu là 62.400 tỷ đồng và tổng giá trị trúng thầu là 61.394 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 98,4%. Tính chung cả năm 2015, Kho bạc Nhà nước đã phát hành 197.745 tỷ đồng trái phiếu (gần 80% kế hoạch 250.000 tỷ đồng) và 31.130 tỷ đồng tín phiếu các kỳ hạn qua kênh đấu thầu tại HNX.

"Đây là diễn biến khá thuận lợi với Bộ Tài chính trong bối cảnh khối lượng trái phiếu huy động nửa đầu năm đạt rất thấp và kế hoạch phát hành 3 tỷ đôla Mỹ trên thị trường quốc tế bị dời lại đến đầu năm 2016", một chuyên gia đánh giá.

Thanh khoản hệ thống ngân hàng đang dồi dào là một trong những nguyên nhân khiến kênh đầu tư trái phiếu Chính phủ sôi động trở lại sau thời gian dài trầm lắng. Bên cạnh đó còn có một số yếu tố khác như lãi suất kỳ hạn trái phiếu Chính phủ đang được điều chỉnh tăng nhẹ cũng tăng sức hấp dẫn.

Theo số liệu từ phòng chào giá các nhà tạo lập thị trường của Hiệp hội trái phiếu Việt Nam (VBMA), lợi suất giao dịch trái phiếu Chính phủ tại thời điểm cuối tháng 12 có những biến động so với cuối tháng trước. Theo đó, một số kỳ hạn lợi suất trái phiếu Chính phủ tăng lên. Cụ thể là 2 năm tăng 5,2 điểm, 3 năm tăng 9,9 điểm và kỳ hạn 7 năm tăng một điểm.

Ngoài ra, nhu cầu mạnh hơn của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường trái phiếu thứ cấp có thể khiến cho thị trường tiền tệ và thị trường trái phiếu sôi động hơn.

Một chuyên gia cũng đánh giá, nhu cầu đầu tư của Chính phủ hiện vẫn khá cao nhằm tạo động lực phát triển kinh tế nên cần nguồn vốn lớn. Do đó, với tốc độ huy động trái phiếu Chính phủ hiện tại thì áp lực huy động vốn đối với Kho bạc Nhà nước trong những tháng tiếp theo sẽ giảm", ông nói."


Gần 250.000 tỷ đồng vốn ưu đãi cho doanh nghiệp TP HCM

Sau gần 4 năm thực hiện chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM, đã có hơn 9.200 đơn vị kinh doanh tiếp nhận được số vốn 240.697 tỷ đồng với lãi suất chỉ 6-9% một năm.

Trong năm 2016, lãnh đạo UBND TP HCM đã giao chỉ tiêu cho ngành ngân hàng trên địa bàn phấn đấu nâng tổng số vốn bơm qua chương trình kết nối lên 250.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và tiểu thương…

Thông tin trên được ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho biết tại hội nghị tổng kết chương trình kết nối ngân hàng -  doanh nghiệp trên địa bàn thành phố năm 2015 và triển khai kế hoạch 2016 diễn ra cuối tuần trước. Riêng năm 2015, số tiền giải ngân thông qua chương trình đạt gần 173.200 tỷ, tăng 2,89 lần so với chỉ tiêu kế hoạch thành phố giao.

trong nam 2016, se co them 250.000 ty dong von uu dai cho cac doanh nghiep tp hcm.

Trong năm 2016, sẽ có thêm 250.000 tỷ đồng vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp TP HCM.

Ông Minh cho hay, với nguồn vốn trên, các doanh nghiệp vay và sử dụng đúng mục đích. Các ngân hàng cũng giải ngân đúng như cam kết của mình. Ngoài ra, điểm tích cực là đến giờ phút này chưa có nợ quá hạn phát sinh trong gói cho vay này.

Theo vị Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, để đẩy mạnh sự phát triển sâu rộng của chương trình trong thời gian tới, ngành ngân hàng đảm bảo những doanh  nghiệp có điều kiện phù hợp đều được vay, và dù không có tài sản thế chấp vẫn có thể được vay ở một mức độ nhất định như cơ chế cho vay tín chấp đối với từng ngân hàng thương mại.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP HCM, cho biết ngành dệt may phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực tài chính có hạn nên rất cần sự hỗ trợ vốn từ các ngân hàng thương mại.

Theo ông Hồng, các doanh nghiệp quy mô nhỏ, lại chủ yếu là gia công nên trước giờ có tâm lý "liệu cơm gắp mắm". Nhưng nay, trước áp lực ngày càng cạnh tranh gay gắt khi Việt Nam hội nhập sâu, buộc doanh nghiệp phải cải tiến đầu tư từ gia công sang các công đoạn khác có giá trị gia tăng cao hơn.

"Do đó, sắp tới các doanh nghiệp trong hội sẽ cần sự hỗ trợ, gắn kết nhiều hơn của ngành ngân hàng để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phương thức kinh doanh" ông Hồng chia sẻ.

Ông Nguyễn Phước Thanh, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận, thực tế hiện nay một số doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn do quy mô sản xuất nhỏ, điều kiện trả nợ cũng không bảo đảm nên ngân hàng khó đáp ứng được. Dù có tài sản thế chấp nhưng giấy tờ và phương án trả nợ không khả thi nên dù chủ trương hướng vốn đến nhóm doanh nghiệp này nhưng cần có giải pháp tổng thể. Các cấp chính quyền tạo điều kiện để hoàn tất thủ tục giấy tờ để doanh nghiệp tiếp cận vốn tốt hơn.


Môi giới tự đặt cọc mua căn hộ để đạt chỉ tiêu

Nhiều nhân viên kinh doanh bất động sản phải tự bỏ tiền đặt cọc mua căn hộ để đạt chỉ tiêu trong bối cảnh thanh khoản trên thị trường đang chững lại, số lượng dự án mở bán nhiều... 

Anh Quân, nhân viên kinh doanh một sàn bất động sản tại Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, 3 tháng cuối năm phải chịu áp lực lớn nhất vì bị áp chỉ tiêu kinh doanh cao gấp đôi đầu năm. "Thậm chí, tháng 12 vừa qua, để đạt chỉ tiêu kinh doanh, tôi phải bỏ tiền túi ra đặt cọc căn hộ. Trong khoảng thời gian chờ sau đó, tôi tìm mọi cách rao bán sản phẩm nhanh nhất để thu tiền về", nhân viên này cho hay. Cũng theo anh Quân, hiện nay, nghề môi giới bất động sản có thu nhập tăng trở lại, do đó lượng nhân sự muốn đầu quân cho các sàn bất động sản lớn hơn trước rất nhiều, dẫn đến sự cạnh tranh trong lĩnh vực này khá lớn. Vì vậy để giữ chân, anh luôn phải đảm bảo chỉ tiêu kinh doanh của mình thuộc nhóm an toàn. 

nhan vien kinh doanh cac san bat dong san dang gap kha nhieu ap luc ve chi tieu.anh minh hoa: stda

Nhân viên kinh doanh các sàn bất động sản đang gặp khá nhiều áp lực về chỉ tiêu.Ảnh minh họa: STDA

Chị Trang, làm công việc môi giới 2 năm nay cũng cho biết chỉ tiêu kinh doanh liên tục tăng kể từ đầu năm. 3 tháng cuối năm, doanh thu chị bị áp thậm chí gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.  

"Đây được dự báo là những tháng cao điểm về thanh khoản. Tuy nhiên, lúc này cũng là thời điểm dự án được mở bán rất nhiều, chính sách của các đơn vị đều rất cạnh tranh nên việc thu hút khách hàng không dễ dàng như dự đoán", chị Trang nói và cho biết đã chi khá nhiều kinh phí cho quảng cáo, marketing đăng tin, SEO web, phát tờ rơi, tiếp thị qua điện thoại... Tuy nhiên, doanh số của chị 2 tháng nay đều chỉ đạt 60-70% chỉ tiêu. Nếu tình trạng này tái diễn thêm một tháng nữa, việc ký tiếp hợp đồng của chị có thể bị xem xét lại. Do đó, mặc dù không có nhu cầu đầu tư nhưng chị cũng vừa phải tự đặt cọc mua 2 căn tại 2 dự án để giảm bớt áp lực chỉ tiêu.

"Tuy nhiên, tôi cũng cân nhắc chọn những dự án dễ bán lại và có thể tăng giá, đem lại lợi nhuận tốt", chị Lan cho hay.

Theo các nhân viên môi giới, nếu thanh khoản tốt thì việc hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh sẽ không mấy khó khăn. Tuy nhiên, từ đầu tháng 10 đến nay, thanh khoản thị trường lại không tốt như dự đoán, thậm chí giao dịch ở một số đơn vị giảm so với quý III nên mức chỉ tiêu kinh doanh đã xây dựng là khá áp lực. 

Anh Chính hiện làm quản lý tại một sàn bất động sản cho biết, việc môi giới phải tự đặt cọc giữ suất để đạt chỉ tiêu kinh doanh, trước đây cũng xuất hiện nhưng thường chỉ với những người mới vào nghề, muốn vượt qua giai đoạn thử việc. Hơn nữa, mấy năm trước thị trường gặp khó khăn, các sàn cắt giảm một loạt nhân sự, kể cả những người có kinh nghiệm lâu năm.

"Có vẻ không ít người trong nghề còn bị ám ảnh bởi nỗi lo mất việc nên đặt nặng việc hoàn thành chỉ tiêu. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh những tháng cuối năm được dùng để xem xét thưởng Tết nên các môi giới cũng cố gắng để hoàn thành cao nhất chỉ tiêu được giao", anh Chính lý giải. 

Ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch Tập đoàn CenGroup cho rằng hiện nay bất kỳ đơn vị kinh doanh bất động sản nào cũng phải áp chỉ tiêu đối với các nhân viên. Các chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên sự đánh giá thị trường nói chung và tiềm năng tại từng dự án nói riêng. Tại doanh nghiệp này, mỗi nhân viên cũng được giao chỉ tiêu với từng dự án và theo tháng. Ông cho biết, trong cùng một thời điểm chỉ có khoảng 30-40% nhân viên kinh doanh đạt chỉ tiêu bán hàng.

"Tuy nhiên, chúng tôi cũng tạo điều kiện bằng cách cho phép 3 kỳ liên tiếp không đạt thì mới bị xem xét việc có bị nghỉ làm hay không, vì thực tế có thời điểm thị trường tốt nhưng ngược lại cũng có những giai đoạn khó khăn chung, việc xem xét phải rất khách quan", ông Hưng cho hay. 

Trong khi đó, ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty cổ phẩn Bất động sản EZ Việt Nam lại cho rằng hiện nay đa phần môi giới đều kiêm nhà đầu tư. Do đó, việc họ tham gia đặt cọc, mua bán căn hộ tại chính các dự án mà mình tham gia phân phối không hẳn là do áp lực chỉ tiêu.

"Vấn đề áp lực là có thật. Tuy nhiên, bản thân nhiều nhân viên kinh doanh địa ốc cũng có khoản thu nhập lớn từ đầu tư nhà đất. Vì vậy, việc họ bỏ tiền vào một dự án nào đó đôi khi còn do nhận thấy tiềm năng tăng giá từ đó", ông Toản nhận định và cho biết, trong cùng thời điểm tại đơn vị của ông thường có khoảng một phần ba số nhân viên đạt chỉ tiêu. Việc đánh giá, xem xét ký hợp đồng cũng được tiến hành vài tháng một lần.

"Nếu vài 3 tháng liên tục mà doanh thu không cải thiện thì chúng tôi mới cân nhắc việc xem xét hợp đồng", ông Toản nói. 


Kinh tế Trung Quốc đi xuống, Singapore lo lắng

kinh te trung quoc di xuong, singapore lo lang - anh: shutterstock

Kinh tế Trung Quốc đi xuống, Singapore lo lắng - Ảnh: Shutterstock


Theo hãng tin Bloomberg, Singapore là nước chịu ảnh hưởng lớn nhất ở Đông Nam Á vì sự suy giảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Ngược lại, Malaysia và Philippines ít nhạy cảm hơn.
Trước đây, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc được xem là nguồn động lực phát triển kinh tế khu vực và toàn cầu, thúc đẩy các nền kinh tế khác bằng nhu cầu các loại hàng hóa và sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên tình hình trên hiện đã đảo ngược. Kinh tế Đại lục yếu đi kéo tuột tăng trưởng ở một số nước trong khu vực.
Ở Đông Nam Á, Singapore có thể là nước bị ảnh hưởng lớn nhất, với 1 điểm phần trăm giảm trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ kéo theo 1,4 điểm phần trăm giảm trong tăng trưởng kinh tế đảo quốc sư tử, theo ước tính của Australia & New Zealand Banking Group. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Singapore, với 15% các lô hàng từ đảo quốc sẽ cập cảng Đại lục.
Nhà kinh tế Glenn Maguire chuyên về khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương ở ngân hàng ANZ cho hay Malaysia và Philippines là những nước ít nhạy cảm với các biến đổi trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Kết quả này được đưa ra từ khảo sát dữ liệu kinh tế trong một thập niên qua.
“Với xuất khẩu chiếm tỷ lệ trong nền kinh tế lớn hơn nhiều so với các nước khác, Singapore có độ nhạy cảm cao nhất. Để tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế, Singapore cần duy trì chất lượng lao động, thu hút công nghệ hiện đại và tập trung vào các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn”, chuyên gia Maguire cho biết.
Tuần trước, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm nay, giảm so với mức ước tính 6,9% trong năm 2015. Các dấu hiệu tăng trưởng chậm đã lan sang các thị trường tài chính, ngân hàng trung ương nước này cũng phá giá đồng tiền đến mức thấp nhất kể từ năm 2011 và thị trường chứng khoán phải đóng cửa sớm hai ngày vì lao dốc mạnh.
Ở Singapore, nền kinh tế định hướng xuất khẩu đã bắt đầu bị ảnh hưởng. Tăng trưởng kinh tế là 2,1% trong năm 2015, tốc độ thấp nhất trong vòng 6 năm qua và phản ánh sự sụt giảm của kinh tế Trung Quốc.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-01-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-01-2016

    Giá xăng có thể được điều chỉnh hàng ngày
    Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ dự báo thua lỗ 23 tỷ USD năm 2015
    Ngành Tài chính tiếp tục cải cách toàn diện trong năm 2016
    Thu hút FDI năm 2016 sẽ vượt kỷ lục 2015
    Chi nhanh hơn thu, quỹ BHXH 6 tỷ USD vẫn không đủ

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-01-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-01-2016

    Nhiều nước gặp 'ác mộng' giá dầu
    Chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng bằng khế ước vay nợ giả
    Kinh tế khó khăn, chính phủ Nga cắt giảm chi tiêu
    Ngành dầu khí Mỹ đối mặt nguy cơ phá sản hàng loạt
    Soi cách tiêu tiền của các quốc gia

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-01-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-01-2016

    Thị trường ô tô Việt Nam tăng trưởng kỷ lục
    IDI vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
    'Sang Myanmar tận dụng làn sóng đầu tư vàng từ Nhật Bản'
    IBM Việt Nam có Tổng giám đốc mới
    BIDV Tây Sài Gòn bị lừa hơn 21 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-01-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-01-2016

    Tập đoàn Nhật chi 108 triệu USD mua cổ phần Vietnam Airlines
    Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu gạo của Lào từ tháng Một
    Bỏ quy định doanh nghiệp cá tra phải nộp hợp đồng xuất khẩu
    Không in tiền mới giúp tiết kiệm được 1.500 tỉ đồng
    Doanh nghiệp Việt đầu tư 500 triệu USD sang Nga nuôi bò

  • Tin kinh tế đọc nhanh 13-01-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 13-01-2016

    AEC, FTA Việt Nam – EU, TPP: Đừng tưởng… “ngon ăn”
    Trung ương đánh giá tác động của việc tham gia TPP
    Hải quan Hải Phòng: Thu từ “hậu kiểm” 378 tỷ đồng
    Cần lường trước rủi ro khi mua bán điện với các nước láng giềng
    Iraq kéo dài lệnh cấm nhập gia cầm từ Việt Nam do cúm H5N1

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-01-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-01-2016

    20 ha đất cho Tân Sơn Nhất với sức nóng hạ tầng hàng không
    Tín dụng BĐS được Chính phủ xếp vào loại tiềm ẩn rủi ro
    Thủ tướng đồng ý để VRG thoái vốn tại 5 công ty thủy điện
    Nợ quá hạn dưới 3% mới được lập công ty kiều hối
    Chính phủ giao kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-01-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-01-2016

    Châu Á chuộng cà phê hoà tan sẽ giúp tăng nhu cầu robusta
    150 tấn hàng ‘vỏ châu Âu ruột Trung Quốc’
    Việt Nam Đã có kịch bản khi giá dầu giảm xuống 35 USD/thùng
    Đưa hàng không Việt Nam vào tốp 4 ASEAN
    Chín triệu thẻ ATM tại TP.HCM chuyển sang thẻ chip

  • Tin kinh tế đọc nhanh 12-01-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 12-01-2016

    Năm 2016: Tiếp tục kiểm soát chặt nợ công
    Bắt 2 cửu vạn vận chuyển hơn 5,4 tỷ đồng về Việt Nam
    Chính phủ chỉ đạo điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp diễn biến kinh tế vĩ mô
    Bộ Tài chính đã thu được 40.000 tỉ đồng nợ thuế của năm 2014
    Thái Nguyên đứng thứ 4 cả nước về xuất khẩu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-01-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-01-2016

    Hàng nhái của Trung Quốc bị tịch thu tại CES 2016
    Tháo gỡ ách tắc biên mậu do thiếu hướng dẫn
    Thanh khoản thị trường sẽ tăng mạnh sau thông tư 203?
    Cục thuế TP.HCM tuyên bố sẽ "làm tất cả để Uber nộp thuế"
    Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Gia và đồng bọn chiếm đoạt hơn 152 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-01-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-01-2016

    Tạm giữ một người nước ngoài lừa đổi ngoại tệ giả lấy tiền Việt
    Phía Nga dừng đàm phán mua 49% cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất
    Vietsovpetro mất cân đối tài chính 200 triệu USD
    VN sẽ thành thị trường tiêu thụ thép nhập?
    Ngành thép nhập siêu kỷ lục hơn 7 tỉ USD