Ông chủ Facebook kiếm 6 tỉ USD trong một ngày như thế nào?
Ngân hàng Mitsubishi UFJ của Nhật sẽ phát hành tiền ảo
Mỹ cấp phép cho 6 hãng mở đường bay thẳng tới Cuba
Tiêu thụ thép tiếp tục giảm
Thị trường bán lẻ vẫn còn nhiều khoảng trống
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-06-2016
- Cập nhật : 11/06/2016
Ăn 280 tấn hành tỏi Trung Quốc mỗi ngày: Món ăn Việt gia vị Tàu
Riêng tỏi Trung Quốc, mỗi ngày chúng ta nhập khẩu qua Tân Thanh (Lạng Sơn) khoảng 150 tấn, hành củ Trung Quốc nhập khoảng 50 tấn và hành tây nhập 80 tấn/ngày.
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Chi cụ Kiểm dịch thực vật vùng 7 (Lạng Sơn) cho biết, năm 2015, riêng các loại củ như hành, tỏi, khoai tây, hành tây Trung Quốc nhập về Việt Nam khoảng 225.530 tấn. Trong đó, số lượng tỏi Trung Quốc lên đến 86.931 tấn, hành củ khoảng 30.611 tấn, hành tây nhập 74.659 tấn, khoai tây nhập 34.329 tấn.
Sang đến năm 2016, mỗi ngày chúng ta nhập 150 tấn tỏi Trung Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu Tân Thanh, khoảng 50 tấn hành củ, hành tây nhập 80 tấn/ngày và khoai tây nhập 50 tấn/ngày.
“Ở cửa khẩu Tân Thanh chỉ nhập khẩu chủ yếu là các loại củ như: hành củ, tỏi, hành tây, khoai tây. Đặc biệt, thời kỳ nhập cao điểm nhất chính là vào các tháng 5,6 và 7 dương lịch hàng năm. Các loại rau quả Trung Quốc thì được nhập về Việt Nam qua các cửa khẩu khác”, bà Hà nói.
Thực tế, theo ghi nhận của PV, hiện nay trên khắp các thị trường, từ thành thị tới nông thôn, hành, tỏi, khoai tây Trung Quốc được nhập về và bày bán tràn ngập, lấn át hoàn toàn hàng nội.
Theo đó, dù người dân đã e ngại sử dụng các loại hành, tỏi Trung Quốc từ mấy năm nay vì sợ độc hại, song, khi đi tìm mua các loại hành tỏi về để tẩm ướp món ăn, đa phần mọi người phải nhắm mắt chọn liều các loại hành tỏi Trung Quốc với lý do hàng nội cực kỳ khó mua và hiếm.
Thực tế, tại TP Vinh (Nghệ An), sau khi lập đoàn liên ngành kiểm tra các mặt hàng thực phẩm, nông sản rau củ quả tại các chợ và siêu thị vào ngày 4/6 mới đây. Kết quả, phát hiện 5/6 mẫu rau củ quả có dương tính với thuốc bảo quản và thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, có hành, tỏi nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đặc biệt, quá trình phân tích riêng mẫu rau cải có hoạt chất Cypermethrin (một hoạt chất dùng phòng trừ sâu trên cây trồng) là 0,79 mg/kg, vượt cao gấp 8 lần mức cho phép.(XL)
Vì sao sàn giao dịch nông sản thất bại?
Suốt gần 10 năm ra đời, sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột luôn trong tình trạng cửa đóng, then cài.
Với mục tiêu thiết lập thị trường giao dịch cà phê trực tuyến, trực tiếp và minh bạch, qua đó giúp giảm chi phí trung gian, sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột được kỳ vọng sẽ tạo sân chơi bình đẳng cho người trồng cà phê và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.
Tuy nhiên, trong suốt gần 10 năm sau khi ra đời, trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, nay là sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột luôn trong tình trạng cửa đóng, then cài. Trước sự èo uột của sàn cà phê Buôn Ma Thuột, nhiều chuyên gia về cà phê cho rằng không cần thiết có sự tồn tại của tổ chức này khi chưa có được cơ chế hoạt động tốt nhất.
Tuy có sản lượng vào loại cao song giá cà phê Việt Nam luôn ở mức thấp trên thị trường thế giới và luôn trong tình trạng bấp bênh. Điều này dẫn đến tư tưởng găm hàng chờ giá lên, một trong những nguy cơ rủi ro trong quá trình tham gia ký gửi vào các đại lý nông sản như đã từng xảy ra trong thời gian gần đây. Sàn giao dịch nông sản dường như vẫn còn xa lạ đối với người nông dân.(XL)
Sản lượng ôtô được tiêu thụ "tăng nhỏ giọt" trong tháng Năm
Theo công bố của Hiệp hội các nhà sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA) vào sáng nay (10/6), trong tháng Năm vừa qua, thị trường Việt Nam đã tiêu thụ tới 26.028 xe, tăng 1% so với tháng trước đó và tăng 45% so với tháng 5/2015.
Cụ thể, số xe du lịch tiêu thụ trong tháng Năm đạt 14.039 xe du lịch (tăng 2,2%), 10.312 xe thương mại (tăng 6,7%) và 1.677 xe chuyên dụng (giảm 27%); sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 19.117 xe (giảm 2%) và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 6.911 xe (tăng 11%) so với tháng Tư.
Trên phương diện của các nhà sản xuất, lắp ráp xe, tháng Năm cũng đã chứng kiến bước đột phá về doanh số và sự độc tôn vị trí dẫn đầu của Trường Hải (THACO) khi bán được 9.960 xe (chiếm 44,2%) về lượng xe tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.
Với khoảng cách khá xa về doanh số bán hàng, Toyota Việt Nam chấp nhận xếp vị trí thứ hai khi khách hàng đã mua tới 4.277 các dòng xe của thương hiệu này, giảm 6% so với tháng Tư và chiếm 19% thị phần VAMA.
Trong khi đó, Ford Việt Nam bán ra được 2.316 xe trong tháng Năm, chiếm 10,3% thị phần ôtô nước ta. Ở các vị trí tiếp theo lần lược là Honda với 829 chiếc bán tới tay khách hàng, GM Vietnam với 749 xe, Mercedes-Benz Vietnam bán được 527 chiếc. Tại thị trường Việt Nam, Lexus bán được 269 xe, tăng tới 136% so với tháng trước đó./.(VN+)
Cho nhập khẩu bổ sung 100.000 tấn đường trong hạn ngạch
Để ổn định thị trường đường, mới đây, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương phối hợp với Bộ NN&PTNT điều hành nhập khẩu đường phù hợp và triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trước mắt cho phép bổ sung hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 100.000 tấn đường.
Bộ Công Thương cho biết các doanh nghiệp (DN) có nhu cầu sử dụng đường làm nguyên liệu, các DN thương mại và cả nhà máy đường phản ánh họ gặp khó khăn trong việc mua đường do giá cả liên tục tăng cao và không mua được đường với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng. Ngoài ra, còn có hiện tượng “găm hàng” tại một số DN kinh doanh đường. Vì vậy, các công ty thương mại, DN sản xuất chế biến thực phẩm và nhà máy chế biến đường đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương sớm xem xét cấp hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2016 để phục vụ sản xuất và cung ứng cho thị trường.
Để có cơ sở điều hành xuất nhập khẩu đường, trong tháng 4/2016, Bộ Công Thương đã cùng Bộ NN&PTNT tổ chức đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình sử dụng đường tại một số DN chế biến sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất và tình hình sản xuất, tồn kho tại một số nhà máy sản xuất, tinh luyện đường.
Căn cứ vào kết quả làm việc cùng với cân đối cung-cầu đường năm 2016 của Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương đánh giá năm 2016, dự kiến tổng nguồn cung đường giảm do lượng mía giảm 10%, trong khi nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng tăng khoảng 100.000 tấn.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 1/6/2016, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý trước mắt cho phép nhập khẩu 100.000 tấn đường để góp phần bổ sung nguồn cung cho thị trường, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước.
Như vậy, trong bối cảnh nguồn cung trong nước thiếu hụt thì việc sớm cho nhập khẩu đường trong hạn ngạch thuế quan cũng là một biện pháp để bình ổn thị trường.(CP)
Các cảng hàng không ưu tiên cần được đầu tư hơn 26.200 tỷ đồng
ACV đang chịu trách nhiệm quản lý, khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không, sân bay.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa lập kế hoạch đầu tư giai đoạn 2016-2018 với mục tiêu ưu tiên tập trung đầu tư cho các Cảng hàng không có lượng khách tăng trưởng cao đi kèm với phát triển kinh tế-xã hội với tổng cơ cấu nhu cầu vốn đầu tư lên tới 26.206 tỷ đồng.
Hiện tại, ACV đang chịu trách nhiệm quản lý, khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không, sân bay, trong đó có 9 Cảng hàng không quốc tế và 13 Cảng hàng không nội địa, với tổng công suất thiết kế hệ thống là 80 triệu khách/năm.
Tuy nhiên, lãnh đạo ACV cũng nhìn nhận, nhu cầu vận tải hàng không ngày càng tăng nhanh trong những năm gần đây đã gây sức ép không nhỏ lên khả năng thông quan của các Cảng hàng không đặc biệt là tại các Cảng hàng không quốc tế lớn như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng và một số Cảng hàng không có mức tăng trưởng nhanh như Đồng Hới, Cam Ranh, Phú Quốc, Phù Cát...
Trên cơ sở cân đối các nguồn vốn và chiến lược phát triển ngành giao thông vận tải, ACV đã lập kế hoạch đầu tư giai đoạn 2016-2018 với mục tiêu ưu tiên tập trung đầu tư cho các Cảng hàng không có lượng khách tăng trưởng cao, có tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch, khai thác hiệu quả, có tầm quan trọng về an ninh quốc phòng và kinh tế xã hội với tổng cơ cấu nhu cầu vốn đầu tư lên tới 26.206,8 tỷ đồng.
Cụ thể, phía ACV sẽ đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng thuộc khu bay (đường hạ cất cánh, đường lăn, thiết bị đảm bảo hoạt động bay tài sản thuộc khu bay) là 7.774,3 tỷ đồng từ vốn Nhà nước, còn đầu tư nâng cấp công trình nhà ga, sân đậu ... các tài sản do thuộc ACV quản lý từ nguồn vốn của đơn vị này là 18.432,5 tỷ đồng.
Để có thể huy động đủ vốn đầu tư cho giai đoạn trên, ACV cũng kiến nghị tiếp tục được trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định tối đa 995 tỷ đồng/năm. Do ngành nghề kinh doanh cốt lõi của ACV là đầu tư, khai thác Cảng hàng không, sân bay, vì vậy hoạt động sửa chữa lớn tài sản phát sinh rất lớn theo chu kỳ, để đảm bảo ổn định hoạt động kinh doanh và tạo nguồn cho hoạt động sửa chữa lớn tài sản theo chu kỳ.
ACV đề xuất Bộ Giao thông Vận tải xem xét về việc phê duyệt lộ trình điều chỉnh khung giá thu đối với hành khách đi tuyến quốc nội hiện nay theo hướng thu hẹp khoảng cách giữa quốc nội và quốc tế xuống từ 2-4 lần trong vòng 5 năm sau cổ phần hóa, để đảm bảo hiệu quả trong đầu tư và khai thác tài sản do mức giá dịch vụ hạ, cất cánh tàu bay quốc nội thấp hơn khoảng 2,5 lần tàu bay quốc tế; mức phí phục vụ hành khách cũng thấp hơn từ 2,5 đến 8 lần; mức phí soi chiếu an ninh cũng thấp hơn 6 lần trong khi về mặt chi phí đầu tư cảng quốc tế và quốc nội chỉ chênh lệch nhau từ 20-30%.
Bên cạnh đó, ACV cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét, chấp thuận một số cơ chế ưu tiên trong việc lựa chọn giao đất để cung cấp các dịch vụ trong hoạt động khai thác tại các Cảng hàng không, trừ trường hợp ACV không kinh doanh thì mới giao cho đơn vị khác để đảm bảo thu hồi vốn đầu tư; được hưởng các chính sách ưu đãi về tiền thuê và thuế đất theo quy định hiện hành.
Đối với khoản chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng mà ACV đã chi để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không, Nhà nước xem xét, đánh giá bổ sung vào giá trị tài sản của ACV cho các khoản đầu tư này.
Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không xem xét điều chỉnh quy hoạch kế hoạch phát triển đội tàu bay, mạng đường bay, kết nối với hạ tầng cảng hàng không để đảm bảo tính đồng bộ, phát huy hiệu quả trong đầu tư.