Bắt giữ hơn 700 sản phẩm tân dược, tinh dầu… nhập lậu
Xây dựng nhãn hiệu cho dâu tây Đà Lạt
Hải quan Long An: Bắt giữ vụ buôn lậu lớn
Chống gian lận trong gia công, sản xuất xuất khẩu còn nhiều khó khăn
Cục Thuế TP.HCM: Hỗ trợ và tiếp nhận 30 ngàn hồ sơ quyết toán thuế
Tin kinh tế đọc nhanh 10-04-2016
- Cập nhật : 10/04/2016
Quỹ Warburg Pincus: Việt Nam là thị trường chiến lược dài hạn
Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Warburg Pincus – ông Jeffrey Perlman – nhận định rằng khu vực này sẽ đóng vai trò quan trọng đối với công ty trong tương lai. Trong số các thị trường, Warburg Pincus muốn tập trung đầu tiên vào Việt Nam.
Trong báo cáo của mình, Credit Suisse cho biết số lượng người trung lưu tại đất nước hình chữ S đang tăng lên, cùng với đó là việc được hưởng lợi từ sự chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc. Theo ông Perlman, hai yếu tố trên đã giúp thúc đẩy tiêu thụ trong nước – điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Năm 2013, thông qua quỹ Private Equity XI Fund của mình, Warburg Pincus đã mua lại 20% cổ phần của Vincom Retail với giá 200 triệu USD – một trong những khoản đầu tư PE lớn nhất Việt Nam. Năm 2015, quỹ đầu tư này tiếp tục đầu tư thêm 100 triệu USD vào công ty con này của Vingroup.
Vào thời điểm đó, Tổng giám đốc Dương Thị Mai Hoa của Vingroup cho biết quy mô các doanh mục đầu tư của công ty đã tăng gấp 3 lần kể từ khi Warburg Pincus bắt đầu tài trợ vào mạng lưới bán lẻ của gã khổng lồ bất động sản Việt Nam.
Đợt cấp vốn thứ 2 của Warburg Pincus dự báo sẽ hỗ trợ Vingroup trong việc xây dựng nền tảng bán lẻ bao gồm mảng thời trang và thương mại điện tử, bên cạnh các trung tâm thương mại.
Việt Nam đang thu hút các quỹ đầu tư quốc tế với lực lượng lao động tỷ lệ thuận với tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực bán lẻ và các quy định được nới lỏng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng nhận thấy vai trò quan trọng của Việt Nam trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bà Lê Thị Băng Tâm – chủ tịch Vinamilk và HDBank – cho rằng điều này sẽ đặt áp lực lên các doanh nghiệp Việt Nam để trở nên cạnh tranh hơn.
Bên cạnh các quỹ tập trung riêng vào thị trường Việt Nam như VinaCapital, Mekong Capital, VIGroup, Saigon Asset Management và PENM Partners, các quỹ PE toàn cầu đang ngày càng thể hiện sự quan tâm đến quốc gia này.
Trong khi công ty đầu tư toàn cầu KKR được biết đến với khoản đầu tư vào Tập đoàn Masan, CVC Capital Partners đang có những bước tìm hiểu thị trường đầu tiên thông qua việc thuê đối tác quản lý tại Việt Nam. Ngoài ra còn có Global Emerging Markets, Templeton Emerging Markets Group, AIF Capital và Cassia Investments đang có những hoạt động đầu tư tại quốc gia Đông Nam Á này.
Carlsberg chi 450 tỷ đồng tiếp thị nhãn bia Tuborg vào Việt Nam
Kế hoạch ra mắt nhãn bia Tuborg đã được Carlsberg Việt Nam thực hiện trong suốt cả năm 2015 trước khi chính thức giới thiệu ra thị trường vào tối qua, 8/4.
Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam - ông Tayfun Uner rất kỳ vọng vào nhãn hiệu bia mới
Nhắm tới đối tượng khách hàng trẻ và ở phân khúc trên bình dân, chiến dịch quảng bá bia Tuborg mang tên “Open for fun – Khởi đầu cuộc vui” sẽ triển khai qua các kênh quảng cáo tivi, báo chí, tiếp thị số, người nổi tiếng, sự kiện âm nhạc và tiếp thị thương mại.
Tuborg có thiết kế nắp giật độc đáo, khiến người tiêu dùng không cần thêm bất cứ dụng cụ nào để mở chai bia cũng được Carlsberg Việt Nam kỳ vọng tạo ra sự đột phá, góp phần tăng sản lượng và thị phần trên thị trường bia vốn rất sôi động.
Theo Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), năm 2015, cả nước có 129 cơ sở sản xuất bia với năng lực sản xuất của toàn ngành đạt 4,8 tỷ lít.
Số liệu của VBA cho hay, năm 2015, sản lượng bia cả nước đạt 3,4 tỷ lít, tuy nhiên bánh ngon không chia đều cho tất cả.
Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) tiếp tục là đơn vị dẫn đầu về sản lượng bia với 1,38 tỷ lít. Tiếp đó là các sản phẩm thuộc thương hiệu Heineken với 729 triệu lít. Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) ở vị trí thứ 3 với 667,8 triệu lít và các sản phẩm thuộc nhóm thương hiệu Carlsberg với 229 triệu lít.
Chính tính riêng 4 doanh nghiệp sản xuất bia lớn là Sabeco, Heineken, Habeco và Carlsberg đã chiếm 88,4% thị phần trong ngành bia.
Carlsberg đã đầu tư lần đầu vào Việt Nam hồi năm 1993, tuy nhiên, tới năm 2012, Công ty Carlsberg Việt Nam – 100% vốn đầu tư nước ngoài mới được hoàn chỉnh với 3 văn phòng và nhà máy toạ lạc tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài ra hãng bia này còn có 17,23% cổ phần trong Habeco với tư cách là nhà đầu tư chiến lược.
Các thương hiệu của Carlsberg tại Việt Nam hiện nay gồm Carlsberg, Tuborg, Huda, Huda Cool và Halida.
Thế giới di động có đi vào “ngõ cụt” tăng trưởng?
Thế Giới Di Động (HOSE: MWG) là một trong những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Đi cùng với tốc độ tăng trưởng doanh số và thị phần là sự phát triển của hệ thống cửa hàng một cách ào ạt. Tuy nhiên, gần đây, có một số quan điểm cho rằng TGDD đang đi vào ngõ cụt tăng trưởng. Đồng thời đưa ra những kịch bản không mấy tốt đẹp đối với một doanh nghiệp đang ăn nên làm ra này. Dù đó cũng chỉ là một góc nhìn, thế nhưng các nhà đầu tư cũng bắt đầu đặt ra nhiều câu hỏi đối với vị Chủ tịch TGDĐ. Trong đó, điều các nhà đầu tư quan tâm nhất đó chính là mô hình tăng trưởng của TGDĐ có thực sự bền vững?
Trong cuộc gặp gỡ với nhà đầu tư mới đây, Ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT Công ty CP TGDD cũng đưa ra những cách lý giải rất thẳng thắn khi được hỏi phản ứng của ông trước một số bài bình luận về nguy cơ thụt lùi của TGDĐ. Ông Tài cho rằng đó là những giả định của một vài bộ phận theo quan điểm thận trọng, và đó cũng là một góc nhìn. Mỗi người có một cách nghĩ khác nhau nên những điều họ nói cũng không có gì đáng bàn.
Ông Tài cũng nhìn nhận thực tế rằng, đối với mảng kinh doanh điện thoại thì có thể sẽ tăng trưởng chậm lại sau 1 -2 năm nữa. Điều này TGDĐ cũng đã tính tới do độ phủ của các cửa hàng sắp tới mức độ nhất định. Nên tốc độ tăng số lượng cửa hàng của mảng kinh doanh này có thể sẽ chậm lại sau đó. Riêng mảng phân phối hàng điện máy thì với thị phần hiện tại, Điện Máy Xanh còn dư địa tăng trưởng khá lớn. Cuối năm nay có thể đạt mức 10% thị phần cả nước.
“Ở đất nước này, điện thoại mới chỉ sản phẩm bắt đầu. Hãy nhìn lại ngày xưa cách đây vài năm, điện thoại di động mới chỉ có hàng Nokia. Người ta đã nghĩ rằng chức năng của một chiếc điện thoại cũng chỉ có nhiêu đó, chỉ nghe và gọi. Thế nhưng, trong quá trình phát triển nhanh chóng của công nghệ, dần dần xuất hiện những mặt hàng mới có nhiều cải tiến hơn. Các hãng sản xuất không ngừng sáng tạo hơn để tạo ra sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu của khách hàng. Nếu nói bây giờ thị trường đã bảo hòa thì còn quá sớm.”- ông Tài nhận định.
Một điều khiến các nhà đầu tư khá băn khoăn đó chính là rủi ro về sự bão hòa của thị trường điện thoại thông minh. Ông Tài đưa ra dẫn chứng được nhiều nhà đầu tư tán thành. Đó chính là việc giả sử các nhà sản xuất điện thoại thông minh gặp khó khăn thì TGDD vẫn đứng vững. Đó là vấn đề của nhà sản xuất. Họ sẽ tự mình cải tiến. Còn TGDĐ chỉ là đơn vị phân phối nên đó không phải là rủi ro đối với TGDĐ.
Ông Tài cho rằng, đối với TGDĐ nếu có thất bại thì chỉ do bản thân TGDD, chứ không phải do thị trường. Ông Tài ví von “Trong cuộc đời mình nếu bạn nhìn nhận một vấn đề theo hướng Yes, bạn sẽ có câu hỏi How? Nhưng nếu bạn nói No thì bạn sẽ có một rừng câu hỏi why?”
Trong một diễn biến khác, nằm trong chiến dịch nghiên cứu phát triển phân phối thêm các sản phẩm. Nhà đầu tư cũng rất quan tâm đối với chuỗi cửa hàng này. Bởi lẽ, đây là một thị trường còn rộng lớn. Nếu TGDD làm được sẽ tạo thêm một nguồn thu vững chắc cho TGDĐ trong tương lai bên cạnh mảng điện thoại và điện máy. Tuy nhiên, khi câu hỏi được đặt ra. Ông Tài cho biết chưa tiện nói ra vì mọi thứ vẫn đang trong quá trình thử nghiệm. "Sẽ có những khó khăn nhưng chúng tôi sẽ công bố chỉ khi nào nó bắt đầu thành công".
Mặc dù chưa được tiết lộ nhưng với việc thúc đẩy tăng thị phần Điện máy xanh và thử nghiệm mô hình Bách Hóa Xanh thể hiện quyết tâm của TGDĐ hướng đến tầm nhìn trở thành một nhà phân phối hàng hóa đa chủng loại.
Nhiệm vụ chính của ban lãnh đạo của một doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận và cổ tức mang xứng đáng cho cổ đông. Ông Tài cũng bày tỏ có sự thẳng thắn nhất định trong vấn đề này khi được hỏi về việc đến bao giờ TGDD sẽ trả cổ tức bằng tiền vài chục phần trăm.
Ông Tài cho biết, năm nay dự chi cổ tức tiền mặt 1.500 đồng/cp. Đây là mức khá thấp, vấn đề đến bao giờ công ty trả cổ tức tiền mặt nhiều hơn thì ông cho rằng điều này tùy thuộc vào dòng tiền thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm đó. Theo đó, nếu nhìn vào tình hình tài chính hiện nay, TGDD chưa có nguồn tiền dôi dư để chia cho cổ đông, mặt khác cần phải tích lũy để đầu tư phát triển.
“Nếu công ty có dư nhiều tiền và chưa cần đầu tư vào đâu thì sẽ trả về cho cổ đông ngay. Bởi chính cổ đông là người biết cách dùng tiền của mình tốt nhất” – Ông Tài chia sẽ quan điểm.
Ngoài các vấn đề về chiến lược kinh doanh, cổ tức... Có một vài chi tiết nhỏ nhưng lại khiến nhà đầu tư đánh giá cao về tính minh bạch của TGDĐ. Bởi vì TGDD không làm việc gì liên quan đến đất đai, thậm chí không có mua đất để xây dựng tổng kho. Có ý kiến cho rằng TGDD đi mua đất làm mặt bằng kinh doanh. Ông Tài cho biết công ty không bao giờ có ý định đi mua đất để làm mặt bằng kinh doanh hay đầu tư bất động sản. Các vấn đề liên quan đến tài sản, đầu tư đều phải trình hội đồng thông qua. Đây là một trong những điều khiến cho cổ đông tin tưởng hơn vào ban lãnh đạo.
Cho đến khi cuộc gặp nhà đầu tư kết thúc. Một nhà đầu tư bình luận “thực sự cũng chưa biết TGDĐ có duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay hay không, nhưng cái nhiệt huyết của ban lãnh đạo, năng lực và sự “fair play” của họ khiến nhiều người tin tưởng.
Có thể sẽ có những nút thắt nhất định trong suốt một quá trình phát triển. Thế nhưng, với cái lõi về nhân lực, quản trị, văn hóa và uy tín của mình đối với nhà đầu tư và khách hàng . Thế giới di động cũng được kỳ vọng sẽ vẫn tiếp tục đi lên.
Cũng giống như lời một vị chủ tịch doanh nghiệp lớn khác trên sàn “Quan điểm về quan ngại thì có nhiều, nhưng nếu quan ngại mà không làm thì không phải là kinh doanh”.(NDH)
KLS đưa ra 4 lý do giải thể công ty
Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long (mã KLS - HNX) đã công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2016, trong đó, đáng chú ý nhất là HĐQT của KLS sẽ trình ĐHĐCĐ thông qua phương án giải thể công ty.
Nguyên nhân Hội đồng quản trị nhất trí thông qua Phương án giải thể công ty là do mục tiêu bảo toàn nguồn lực mà hiệu quả kinh doanh mang lại không cao. Ngay cả trong những năm kết quả kinh doanh được đánh giá là thành công, hiệu quả mang lại cũng không vượt qua được mức ROE của nhiều doanh nghiệp niêm yết thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác trên thị trường.
Bên cạnh đó, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam hiện vẫn còn tương đối nhỏ trong khi có quá nhiều tổ chức kinh doanh chứng khoán cùng tham gia hoạt động, vì vậy cạnh tranh trong các hoạt động dịch vụ chứng khoán rất quyết liệt và thị phần chủ yếu thuộc về các công ty lớn. Vì vậy, nếu Công ty muốn gia tăng thị phần trong các hoạt động nghiệp vụ thì phải chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn, có thể dẫn đến thất thoát nguồn lực và thiệt hại cho các cổ đông.
HĐQT KLS cho biết, là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, các công ty chứng khoán phải tuân thủ nhiều quy định chặt chẽ của pháp luật nhằm đảm bảo tính an toàn của cả hệ thống tài chính. Các quy định này có mục tiêu hạn chế rủi ro và ngăn chặn những phản ứng dây chuyền trên thị trường có thể dẫn đến những biến động lớn. Tuy nhiên, mặt trái của những quy định này khiến cho các công ty chứng khoán không thể thực hiện các khoản đầu tư lớn, lâu dài và mang tính chi phối trong các doanh nghiệp mục tiêu. Vì vậy khả năng kiểm soát các khoản đầu tư dài hạn có nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Công ty đã được tận dụng tối đa cho mục đích sinh lợi trên thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mức lãi suất huy động của ngân hàng từ các tổ chức kinh tế luôn luôn thấp hơn mức lãi suất trả cho các cá nhân.
KLS nắm giữ danh mục chủ yếu là tiền mặt và các khoản đầu tư cổ phiếu niêm yết, do đó, giá trị sổ sách của cổ phiếu KLS đã phản ánh tương đối đầy đủ giá trị thị trường của từng tài sản, vì vậy khi giải thể, giá trị còn lại chia cho các cổ đông sẽ cao hơn giá cổ phiếu hiện tại trên thị trường.
Sợ thua đối thủ ngoại, thủy sản ‘xin’ được vay ngoại tệ
Theo VASEP, hiện nay Nhà nước đang có chủ trương khuyến khích các DN sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, gia tăng xuất khẩu. Nhưng Thông tư số 24 của NHNN quy định kể từ tháng 4-2016, DN xuất khẩu thu về ngoại tệ lại không được vay ngoại tệ với lãi suất 2%-2,5%/năm mà phải quay trở lại chủ yếu vay vốn bằng VND với lãi suất cao hơn 6,0%-6,5%/năm.
Điều này không chỉ làm giảm sức cạnh tranh của các DN mà đồng thời tạo khoảng cách xa hơn trong lợi thế cạnh tranh với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khi họ có được các khoản vay hoặc nguồn vốn bằng ngoại tệ.
Cũng theo VASEP, năm nay ngành nông lâm thủy sản Việt Nam đang phải đối mặt với sức cạnh tranh bị giảm sút. Do đó, VASEP cho rằng nếu DN Việt Nam phải vay tiền VND cho các nhu cầu ngắn hạn để sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu sẽ càng khiến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cao hơn, tác động trực tiếp làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt.
VASEP cũng cho hay kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2015 đạt khoảng 6,7 tỉ USD, giảm hơn 1 tỉ USD so với năm 2014 - điều chưa từng diễn ra trong những năm trước đây.